1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả trần thùy mai

Tổng hợp sách của tác giả trần thùy mai tại KhoSach.com.vn
name

Công chúa Đồng Xuân có thể được xem là phần tiếp theo của Từ Dụ thái hậu, cùng với Từ Dụ thái hậu hợp thành bộ tiểu thuyết lịch sử đầy đủ về triều Nguyễn. Nếu Từ Dụ thái hậu là thời thịnh Nguyễn (trải 30 năm, từ Gia Long đầu triều đến đầu thời Tự Đức), thì Công chúa Đồng Xuân tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động tang thương trải từ năm 1859 đến năm 1900. Đây là 1 cuốn tiểu thuyết đồ sộ 66 chương với hàng trăm nhân vật, đa phần là các nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật Từ Dụ có cuộc đời trải dài suốt triều Nguyễn, trong Công chúa Đồng Xuân vẫn là một nhân vật mang tính “nền tảng”. Khác với Từ Dụ thái hậu đặc tả chuyện “cung đấu”, chuyện quân thần thời thịnh trị; Công chúa Đồng Xuân theo dòng lịch sử kể lại những chính biến kinh hoàng, với xương sống là việc thực dân Pháp dần chiếm nước ta, biến nước ta thành 1 nước bị đô hộ, triều đình nhà Nguyễn mất dần quyền lực và trở thành con rối trong tay quyền thần, Pháp súy. Khá rõ ràng và kiên quyết, không ít đau tiếc ngậm ngùi, tiểu thuyết đưa ra quan điểm của tác giả về một sự “lỡ vận” của đất nước, khi quốc sách sai lầm, triều đình do dự quá lâu ko nghe theo hiến từ kiến quốc của các trí thức quan lại có tầm nhìn tiến bộ (về việc canh tân đất nước, củng cố quốc phòng, mở rộng giao thương, hòa hoãn để hạn chế thương vong chiến tranh...). Quốc sách cố chấp và bạc nhược đã khiến các vua Nguyễn dần đi vào ngõ cụt, cắt đất dâng dần cho Pháp, chịu nhiều chiến phí; nhiều cuộc nổi loạn và binh biến diễn ra liên miên, đặc biệt là xung đột với dân Đạo, làm rối ren và suy kiệt đất nước. Có thể nói qua tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân, người đọc có dịp nhìn lại đầy đủ và thấu đáo sử Việt thời đầu Pháp thuộc, từ đó nhìn thời hiện đại một cách “biện chứng” hơn.

Vấn đề lịch sử quan trọng và dữ dội đó, qua ngòi bút tài hoa của nữ nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai, được gói trong câu chuyện về một nàng công chúa. Đó là công chúa Gia Phúc, con gái của vua Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp của kinh thành Huế. Người am hiểu sử liệu triều Nguyễn sẽ biết ngay đến bà và tai tiếng “hòa gian” của bà với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ của mình. Vụ tai tiếng đó, cùng với án thông dâm của vương phi họ Tống với con trai là Mỹ Đường, cũng như nghi án vua Tự Đức là con trai của Trương Đăng Quế và Từ Dụ thái hậu, là những nghi án lớn nhất triều Nguyễn. Và như ở cuốn tiểu thuyết trước, tác giả đưa ra câu chuyện của mình để chiêu tuyết cho nàng công chúa tội nghiệp, với cái nhìn nhân hậu, thấu suốt, đầy thuyết phục. Ngoài ra, tác giả chủ ý đặc tả các nhân vật nữ trong thành nội ở một khía cạnh khác, thật hơn, “đời” hơn, với những trang tả tình tả sex táo bạo đầy bất ngờ. Bên cạnh diễn tiến sục sôi của mạch chính trị, câu chuyện về một “Thị Màu cung đình” xinh đẹp, phóng khoáng và đầy sức xuân nơi cung cấm nghiêm cẩn hà khắc, với cuộc đời đầy ắp thăng trầm, giữa bao chính sự rối tung, làm cho cuốn tiểu thuyết hứa hẹn hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Nhà xuất bản Phụ nữ VN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tác giả:

Trần Thùy Mai

Nhà văn Việt Nam

Hiện sống và viết tại San Francisco (Mỹ) và Huế.

- Giải A Văn học Cố đô năm 2008 với tập truyện ngắn Thập tự hoa

- Giải thưởng Văn chương năm 2011 của Hội Hữu nghị Thành phố San Francisco - Thành phố Hồ Chí Minh với các sáng tác văn học và công trình nghiên cứu Folklore Việt Nam.

- Giải nhất Tiểu thuyết 2016-2019 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải Sách Hay 2020 của Viện Giáo dục IRED với tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu

Một số trích đoạn hay:

1. Lời tác giả

Thời kỳ tự chủ của triều Nguyễn mở ra và đóng lại với hai vụ án rúng động:  vụ đầu triều với cái án của Hoàng tôn Mỹ Đường và mẹ ruột là Vương phi họ Tống; vụ thứ hai xảy ra vào buổi kết thúc, chính là vụ án của Công chúa Đồng Xuân.

Cả hai án đều là tội tình dục, và đều dính líu với những mưu đồ chính trị. Cả hai đều được xét xử rất vội dưới lưỡi kiếm quyền lực, không qua quy trình pháp lý đương thời. Tháng năm qua, hình hài xương cốt đã thành tro bụi, nhưng sự thật ở đâu sẽ mãi mãi là ẩn số.

Đáng lưu ý ở chỗ: Vụ án Đồng Xuân, trong mối liên hệ với ba vị phụ chính đầu triều lúc bấy giờ - Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết - là gút thắt cuối cùng của cuộc tương tranh giữa hai phái chủ chiến và chủ hòa, đã tác động sâu sắc đến chính trường triều Nguyễn. Không phải chỉ tương tranh, phải nói rằng đấy là cả một cuộc tương tàn rất đau xót, làm tiêu hao trầm trọng tiềm lực đất nước.

Vụ án Đồng Xuân cũng chính là đêm trước của biến cố Thất thủ kinh đô, một trong những chấn thương lớn để lại ám ảnh sâu sắc trong đời sống văn hóa Việt. Hằng năm ở Cố đô Huế, cứ vào ngày hai mươi ba tháng năm âm lịch, dân chúng vẫn còn bày những mâm cỗ cúng dọc hai bên đường, tưởng nhớ những người đã chết trong cái ngày lịch sử ấy. Cùng với hồi niệm quá khứ, ta không thể lảng tránh một câu hỏi: Tại sao trong suốt một phần tư thế kỷ, khi đối mặt với ngoại xâm, quý tộc, sĩ phu và dân chúng Việt không thể đoàn kết, mà lại thù hằn, giết chóc nhau, tự làm suy yếu chính mình? Ai là người làm mất nước: vua Tự Đức, triều đình Nguyễn, hay chính là những chỗ bất cập từ lâu đã tiềm tàng trong dân tộc tính Việt?

Xin  quay lại với cuộc đời  Đồng Xuân - Con gái út  Hoàng đế Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp và tai tiếng của kinh thành Huế. Trong xã hội phương Đông, không có gì hủy hoại sự nghiệp của một người nhanh chóng hơn một scandale tình dục. Bởi vậy cũng như với vụ Mỹ Đường (đã được nói tới trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu), những tội nhân trong án Đồng Xuân rất có thể chỉ là nạn nhân, là những “con dê tế thần” trong một cơn bão quá tàn khốc của lịch sử.

Họ đáng tội phải chịu nhục đời đời, hay họ chỉ là những người thất thế oan khiên? Căn cứ vào những gì đã ghi trong sử, ta thấy những tội nhân này đã hầu như không được xét xử, mà gần như bị tiêu diệt. Bởi vậy nếu được mở một phiên tòa “phúc thẩm” vào đời nay, nàng công chúa tội nghiệp cũng rất nên được hưởng một quy chế chính đáng của nền tư pháp: quyền được suy đoán vô tội.

Cựu Kim Sơn, ngày 8 tháng 3 năm 2022

Trần Thùy Mai

2. Hoàng huynh và công chúa

Thoáng một cái nàng công chúa đã biến thành ả thị tỳ trong chiếc áo năm thân màu xanh. Ngắm mình trong gương, Gia Phúc hí hửng vì được vấn tóc trong chiếc khăn vành nhỏ. Chiếc khăn tầm thường, nhưng đã làm cho gương mặt nàng sáng lên tươi tắn.

Vú Nhự đành phải chịu, vừa chỉnh xống áo cho Gia Phúc, vừa rên rỉ:

- Mỗi lần công chúa trốn đi như vầy, vú sợ nơm nớp, e giảm thọ mất mấy năm.

- Ta đi chơi với các anh ruột ta, một chốc rồi lại về ngay, có gì sai đâu mà sợ?

- Sao lại không sai, đâu có công chúa nào dám lẻn ra ngoài…

- Hơ hơ, sao vú biết là họ không lẻn ra. Biết đâu đó, ai mà bó chân bó cẳng trong cung này mãi được.

- Năm nay còn nhỏ, lỡ có lộ chuyện cùng lắm bị trận quỳ. Chứ sang năm đã cài trâm rồi thì em gái anh trai phải có phân biệt, không như trẻ con được!

Gia Phúc không để ý vú Nhự nói gì, vội vội vàng vàng ra đi, chân tập tễnh đôi guốc, tay lăm lăm cầm thẻ Nhập Nội.

Ở bên ngoài cửa Hòa Bình, xe ngựa của phủ Gia Hưng đã chờ sẵn. Gia Phúc lên xe. Trong xe là hai ông hoàng, đều là anh khác mẹ của Gia Phúc: Gia Hưng công Hồng Hưu, hai mươi bốn tuổi, con của Lương phi Vũ Thị Viên, kẻ hầu thường gọi là Mệ Nai; Người kia là Hoàng tử Hồng Dật, con của Thụy tần Trương Thị Thận, lớn hơn Gia Phúc chỉ vài tháng tuổi, thường được gọi là Mệ Mến. Hôm nay cả hai “Mệ” đều ăn mặc theo lối phong lưu công tử ở kinh thành.

- Mình đi xuống cầu ngói Thanh Toàn, chỗ đó gần làng chằm nón, con gái đẹp lắm! - Hồng Dật đưa ý kiến. Hồng Hưu gạt đi:

-  Đẹp cũng chỉ ngắm một chút cho vui, được cái chi? Đi Nam Phổ! Ta có tên người hầu ở đó, vợ hắn đã nấu sẵn bánh canh cua. Gia Phúc chưa biết bánh canh Nam Phổ, nên cho muội ấy ăn thử một lần!

Hồng Dật cười ha ha vô tư:

- Phải, phải lắm. Nghe nói “Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau” mà có thật không ta? Ăn bánh canh trong phủ không ngon, phải ăn trong vườn cau Nam Phổ, vừa ăn vừa ngửa mặt ngó lên mới đã.

Gia Phúc nhăn mũi, khì một cái:

- Mệ Mến nói bậy bạ quá đi. Muội không ăn cái bánh canh đó, ghê lắm.

Hồng Hưu dỗ dành:

- Đừng nghe Hồng Dật nói lục lác, không có ai thèm ở lỗ trèo cau cho hắn xem đâu.

Gia Phúc vẫn phụng phịu:

- Nhưng muội chỉ thích đi câu cá thôi.

- Ừ, ăn bánh canh xong ta ra hói câu cá dìa, rồi lại sai thằng hầu hấp cá dìa tươi, vậy mới đã!

Trong các em gái thì Hồng Hưu thương và chiều Gia Phúc từ khi nàng còn nhỏ xíu. Những năm còn ở trong cung, Hồng Hưu vẫn theo mẹ là Lương phi Vũ Thị Viên sang chầu cung Gia Thọ, nhân vậy thường bồng ẵm chơi đùa với Gia Phúc. Hồi đó Gia Phúc mới lên ba, nhưng đã là một cô bé xinh xắn, mũm mĩm, lúc nào cũng láu táu dễ thương.

- Sao tự nhiên đang vui muội lại buồn vậy? Mấy công chúa lớn còn ăn hiếp muội nữa không? - Hồng Hưu vừa bày cho Gia Phúc cầm cần câu, vừa hỏi han.

Gia Phúc buông câu, rầu rĩ kể chuyện bị Tiệp dư Phu tử chê bai. “Bà ấy bảo khoai sắn có bỏ vào túi gấm cũng không thành sâm quế được. Có phải ý muốn nói muội là hèn kém không? Muội là con mẫu hậu, còn hèn kém chỗ nào?”

Hồng Hưu nhìn vẻ mặt em gái buồn bã, thấy trong lòng thương vô hạn.

- Tiệp dư Bích nói vậy là ý ám chỉ xuất thân của muội… Nhưng muội không nên buồn. Bất luận muội xuất thân thế nào, mẫu hậu vẫn thương muội, huynh vẫn quý muội nhất.

- Huynh nói gì, muội chẳng hiểu gì cả!

- Chưa ai nói cho muội biết sao?

- Biết gì? Huynh nói đi!

Hồng Hưu ngần ngừ. Gia Phúc đã lớn, vẫn không biết gì hết, những điều mà ai cũng biết rồi?

- Thôi được, để huynh nói…

name

Công chúa Đồng Xuân có thể được xem là phần tiếp theo của Từ Dụ thái hậu, cùng với Từ Dụ thái hậu hợp thành bộ tiểu thuyết lịch sử đầy đủ về triều Nguyễn. Nếu Từ Dụ thái hậu là thời thịnh Nguyễn (trải 30 năm, từ Gia Long đầu triều đến đầu thời Tự Đức), thì Công chúa Đồng Xuân tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động tang thương trải từ năm 1859 đến năm 1900. Đây là 1 cuốn tiểu thuyết đồ sộ 66 chương với hàng trăm nhân vật, đa phần là các nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật Từ Dụ có cuộc đời trải dài suốt triều Nguyễn, trong Công chúa Đồng Xuân vẫn là một nhân vật mang tính “nền tảng”. Khác với Từ Dụ thái hậu đặc tả chuyện “cung đấu”, chuyện quân thần thời thịnh trị; Công chúa Đồng Xuân theo dòng lịch sử kể lại những chính biến kinh hoàng, với xương sống là việc thực dân Pháp dần chiếm nước ta, biến nước ta thành 1 nước bị đô hộ, triều đình nhà Nguyễn mất dần quyền lực và trở thành con rối trong tay quyền thần, Pháp súy. Khá rõ ràng và kiên quyết, không ít đau tiếc ngậm ngùi, tiểu thuyết đưa ra quan điểm của tác giả về một sự “lỡ vận” của đất nước, khi quốc sách sai lầm, triều đình do dự quá lâu ko nghe theo hiến từ kiến quốc của các trí thức quan lại có tầm nhìn tiến bộ (về việc canh tân đất nước, củng cố quốc phòng, mở rộng giao thương, hòa hoãn để hạn chế thương vong chiến tranh...). Quốc sách cố chấp và bạc nhược đã khiến các vua Nguyễn dần đi vào ngõ cụt, cắt đất dâng dần cho Pháp, chịu nhiều chiến phí; nhiều cuộc nổi loạn và binh biến diễn ra liên miên, đặc biệt là xung đột với dân Đạo, làm rối ren và suy kiệt đất nước. Có thể nói qua tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân, người đọc có dịp nhìn lại đầy đủ và thấu đáo sử Việt thời đầu Pháp thuộc, từ đó nhìn thời hiện đại một cách “biện chứng” hơn.

Vấn đề lịch sử quan trọng và dữ dội đó, qua ngòi bút tài hoa của nữ nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai, được gói trong câu chuyện về một nàng công chúa. Đó là công chúa Gia Phúc, con gái của vua Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp của kinh thành Huế. Người am hiểu sử liệu triều Nguyễn sẽ biết ngay đến bà và tai tiếng “hòa gian” của bà với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ của mình. Vụ tai tiếng đó, cùng với án thông dâm của vương phi họ Tống với con trai là Mỹ Đường, cũng như nghi án vua Tự Đức là con trai của Trương Đăng Quế và Từ Dụ thái hậu, là những nghi án lớn nhất triều Nguyễn. Và như ở cuốn tiểu thuyết trước, tác giả đưa ra câu chuyện của mình để chiêu tuyết cho nàng công chúa tội nghiệp, với cái nhìn nhân hậu, thấu suốt, đầy thuyết phục. Ngoài ra, tác giả chủ ý đặc tả các nhân vật nữ trong thành nội ở một khía cạnh khác, thật hơn, “đời” hơn, với những trang tả tình tả sex táo bạo đầy bất ngờ. Bên cạnh diễn tiến sục sôi của mạch chính trị, câu chuyện về một “Thị Màu cung đình” xinh đẹp, phóng khoáng và đầy sức xuân nơi cung cấm nghiêm cẩn hà khắc, với cuộc đời đầy ắp thăng trầm, giữa bao chính sự rối tung, làm cho cuốn tiểu thuyết hứa hẹn hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Nhà xuất bản Phụ nữ VN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tác giả:

Trần Thùy Mai

Nhà văn Việt Nam

Hiện sống và viết tại San Francisco (Mỹ) và Huế.

- Giải A Văn học Cố đô năm 2008 với tập truyện ngắn Thập tự hoa

- Giải thưởng Văn chương năm 2011 của Hội Hữu nghị Thành phố San Francisco - Thành phố Hồ Chí Minh với các sáng tác văn học và công trình nghiên cứu Folklore Việt Nam.

- Giải nhất Tiểu thuyết 2016-2019 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải Sách Hay 2020 của Viện Giáo dục IRED với tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu

Một số trích đoạn hay:

1. Lời tác giả

Thời kỳ tự chủ của triều Nguyễn mở ra và đóng lại với hai vụ án rúng động:  vụ đầu triều với cái án của Hoàng tôn Mỹ Đường và mẹ ruột là Vương phi họ Tống; vụ thứ hai xảy ra vào buổi kết thúc, chính là vụ án của Công chúa Đồng Xuân.

Cả hai án đều là tội tình dục, và đều dính líu với những mưu đồ chính trị. Cả hai đều được xét xử rất vội dưới lưỡi kiếm quyền lực, không qua quy trình pháp lý đương thời. Tháng năm qua, hình hài xương cốt đã thành tro bụi, nhưng sự thật ở đâu sẽ mãi mãi là ẩn số.

Đáng lưu ý ở chỗ: Vụ án Đồng Xuân, trong mối liên hệ với ba vị phụ chính đầu triều lúc bấy giờ - Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết - là gút thắt cuối cùng của cuộc tương tranh giữa hai phái chủ chiến và chủ hòa, đã tác động sâu sắc đến chính trường triều Nguyễn. Không phải chỉ tương tranh, phải nói rằng đấy là cả một cuộc tương tàn rất đau xót, làm tiêu hao trầm trọng tiềm lực đất nước.

Vụ án Đồng Xuân cũng chính là đêm trước của biến cố Thất thủ kinh đô, một trong những chấn thương lớn để lại ám ảnh sâu sắc trong đời sống văn hóa Việt. Hằng năm ở Cố đô Huế, cứ vào ngày hai mươi ba tháng năm âm lịch, dân chúng vẫn còn bày những mâm cỗ cúng dọc hai bên đường, tưởng nhớ những người đã chết trong cái ngày lịch sử ấy. Cùng với hồi niệm quá khứ, ta không thể lảng tránh một câu hỏi: Tại sao trong suốt một phần tư thế kỷ, khi đối mặt với ngoại xâm, quý tộc, sĩ phu và dân chúng Việt không thể đoàn kết, mà lại thù hằn, giết chóc nhau, tự làm suy yếu chính mình? Ai là người làm mất nước: vua Tự Đức, triều đình Nguyễn, hay chính là những chỗ bất cập từ lâu đã tiềm tàng trong dân tộc tính Việt?

Xin  quay lại với cuộc đời  Đồng Xuân - Con gái út  Hoàng đế Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp và tai tiếng của kinh thành Huế. Trong xã hội phương Đông, không có gì hủy hoại sự nghiệp của một người nhanh chóng hơn một scandale tình dục. Bởi vậy cũng như với vụ Mỹ Đường (đã được nói tới trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu), những tội nhân trong án Đồng Xuân rất có thể chỉ là nạn nhân, là những “con dê tế thần” trong một cơn bão quá tàn khốc của lịch sử.

Họ đáng tội phải chịu nhục đời đời, hay họ chỉ là những người thất thế oan khiên? Căn cứ vào những gì đã ghi trong sử, ta thấy những tội nhân này đã hầu như không được xét xử, mà gần như bị tiêu diệt. Bởi vậy nếu được mở một phiên tòa “phúc thẩm” vào đời nay, nàng công chúa tội nghiệp cũng rất nên được hưởng một quy chế chính đáng của nền tư pháp: quyền được suy đoán vô tội.

Cựu Kim Sơn, ngày 8 tháng 3 năm 2022

Trần Thùy Mai

2. Hoàng huynh và công chúa

Thoáng một cái nàng công chúa đã biến thành ả thị tỳ trong chiếc áo năm thân màu xanh. Ngắm mình trong gương, Gia Phúc hí hửng vì được vấn tóc trong chiếc khăn vành nhỏ. Chiếc khăn tầm thường, nhưng đã làm cho gương mặt nàng sáng lên tươi tắn.

Vú Nhự đành phải chịu, vừa chỉnh xống áo cho Gia Phúc, vừa rên rỉ:

- Mỗi lần công chúa trốn đi như vầy, vú sợ nơm nớp, e giảm thọ mất mấy năm.

- Ta đi chơi với các anh ruột ta, một chốc rồi lại về ngay, có gì sai đâu mà sợ?

- Sao lại không sai, đâu có công chúa nào dám lẻn ra ngoài…

- Hơ hơ, sao vú biết là họ không lẻn ra. Biết đâu đó, ai mà bó chân bó cẳng trong cung này mãi được.

- Năm nay còn nhỏ, lỡ có lộ chuyện cùng lắm bị trận quỳ. Chứ sang năm đã cài trâm rồi thì em gái anh trai phải có phân biệt, không như trẻ con được!

Gia Phúc không để ý vú Nhự nói gì, vội vội vàng vàng ra đi, chân tập tễnh đôi guốc, tay lăm lăm cầm thẻ Nhập Nội.

Ở bên ngoài cửa Hòa Bình, xe ngựa của phủ Gia Hưng đã chờ sẵn. Gia Phúc lên xe. Trong xe là hai ông hoàng, đều là anh khác mẹ của Gia Phúc: Gia Hưng công Hồng Hưu, hai mươi bốn tuổi, con của Lương phi Vũ Thị Viên, kẻ hầu thường gọi là Mệ Nai; Người kia là Hoàng tử Hồng Dật, con của Thụy tần Trương Thị Thận, lớn hơn Gia Phúc chỉ vài tháng tuổi, thường được gọi là Mệ Mến. Hôm nay cả hai “Mệ” đều ăn mặc theo lối phong lưu công tử ở kinh thành.

- Mình đi xuống cầu ngói Thanh Toàn, chỗ đó gần làng chằm nón, con gái đẹp lắm! - Hồng Dật đưa ý kiến. Hồng Hưu gạt đi:

-  Đẹp cũng chỉ ngắm một chút cho vui, được cái chi? Đi Nam Phổ! Ta có tên người hầu ở đó, vợ hắn đã nấu sẵn bánh canh cua. Gia Phúc chưa biết bánh canh Nam Phổ, nên cho muội ấy ăn thử một lần!

Hồng Dật cười ha ha vô tư:

- Phải, phải lắm. Nghe nói “Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau” mà có thật không ta? Ăn bánh canh trong phủ không ngon, phải ăn trong vườn cau Nam Phổ, vừa ăn vừa ngửa mặt ngó lên mới đã.

Gia Phúc nhăn mũi, khì một cái:

- Mệ Mến nói bậy bạ quá đi. Muội không ăn cái bánh canh đó, ghê lắm.

Hồng Hưu dỗ dành:

- Đừng nghe Hồng Dật nói lục lác, không có ai thèm ở lỗ trèo cau cho hắn xem đâu.

Gia Phúc vẫn phụng phịu:

- Nhưng muội chỉ thích đi câu cá thôi.

- Ừ, ăn bánh canh xong ta ra hói câu cá dìa, rồi lại sai thằng hầu hấp cá dìa tươi, vậy mới đã!

Trong các em gái thì Hồng Hưu thương và chiều Gia Phúc từ khi nàng còn nhỏ xíu. Những năm còn ở trong cung, Hồng Hưu vẫn theo mẹ là Lương phi Vũ Thị Viên sang chầu cung Gia Thọ, nhân vậy thường bồng ẵm chơi đùa với Gia Phúc. Hồi đó Gia Phúc mới lên ba, nhưng đã là một cô bé xinh xắn, mũm mĩm, lúc nào cũng láu táu dễ thương.

- Sao tự nhiên đang vui muội lại buồn vậy? Mấy công chúa lớn còn ăn hiếp muội nữa không? - Hồng Hưu vừa bày cho Gia Phúc cầm cần câu, vừa hỏi han.

Gia Phúc buông câu, rầu rĩ kể chuyện bị Tiệp dư Phu tử chê bai. “Bà ấy bảo khoai sắn có bỏ vào túi gấm cũng không thành sâm quế được. Có phải ý muốn nói muội là hèn kém không? Muội là con mẫu hậu, còn hèn kém chỗ nào?”

Hồng Hưu nhìn vẻ mặt em gái buồn bã, thấy trong lòng thương vô hạn.

- Tiệp dư Bích nói vậy là ý ám chỉ xuất thân của muội… Nhưng muội không nên buồn. Bất luận muội xuất thân thế nào, mẫu hậu vẫn thương muội, huynh vẫn quý muội nhất.

- Huynh nói gì, muội chẳng hiểu gì cả!

- Chưa ai nói cho muội biết sao?

- Biết gì? Huynh nói đi!

Hồng Hưu ngần ngừ. Gia Phúc đã lớn, vẫn không biết gì hết, những điều mà ai cũng biết rồi?

- Thôi được, để huynh nói…

name

Tác phẩm:

Từ Dụ thái hậu là một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại, viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết tâm huyết của nữ nhà văn nổi tiếng xứ Huế Trần Thùy Mai, với văn phong thuần Việt và cốt truyện đậm chất điện ảnh, sinh động cuốn hút từ đầu đến cuối.

Tác giả chọn hậu cung làm nền để kể câu chuyện dài về cuộc đời một trong những bà hoàng lừng danh trong sử Việt, đó là bà Phạm Thị Hằng, chánh thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng hiền đức. Thời gian của tác phẩm trải dài 30 năm, qua 3 triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; từ lúc cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn. Cô tiểu thư họ Phạm xinh đẹp, thông minh và nhân hậu đã chứng kiến rất nhiều phận đời sau bức tường thành cung cấm, những bi kịch chốn cung đình, và rồi bản thân nàng cũng trở thành một thân phận điển hình. Những mưu mô thủ đoạn tàn độc đầy rẫy ở hậu cung đôi lúc làm khuynh đảo cả triều chính, gây ra những cái chết tức tưởi, những án oan dậy trời tiếng nhơ khó rửa, đến mức hậu thế phải tốn nhiều bút mực tranh luận.

Giữa nơi cung cấm xa hoa đầy bí hiểm đó, mối tình của Phạm tiểu thư và hoàng trưởng tử Miên Tông (vua Thiệu Trị sau này), nổi lên trong trẻo, lãng mạn và chung thủy, dẫu gặp không ít trắc trở éo le. Bên cạnh đó còn có bóng dáng thầm lặng mà trung thành trước sau như nhất của Trương Đăng Quế, đệ nhất công thần nhà Nguyễn, người mang mối ẩn tình với nàng bao năm (mối tình này đã trở thành một “đại nghi án” gây tranh cãi của triều Nguyễn). Cuộc chiến cam go bảo vệ tình yêu, danh phận; bênh vực giúp đỡ người ngay và  lẽ phải ở nơi quyền quý thực sự gay cấn và đầy hiểm nguy, nhất là khi tranh tối tranh sáng thiện ác khôn lường.

Ngoài trục chính với các nhân vật trung tâm kể trên, tác phẩm còn là xoay quanh các mối quan hệ quân thần, huynh đệ, cả những phức tạp trong hoàng thất, khi quyền lực luôn luôn bị nhòm ngó tranh giành và không từ thủ đoạn nào để thoán đoạt. Chính trường nhà Nguyễn, từ thời Gia Long khởi lập đến lúc vua Tự Đức lên ngôi, được tái hiện sinh động và hấp dẫn, với các nhân vật lịch sử được khắc họa rất sắc nét, và các sự kiện lịch sử hiện ra chân thực dù vẫn nằm trong dụng ý sáng tạo của nhà văn. Nhẹ nhàng, tinh tế, không lên gân, tác giả lồng ghép mọi ý tưởng, suy nghĩ, lý giải của mình bằng cách kể chuyện, mạch lạc và cuốn hút, đầy sức thuyết phục. Bạn đọc có thể bị “thu phục” bởi cách nhà văn Trần Thùy Mai “chiêu tuyết” cho Đức Từ Dụ trong mối tình oan trái với Trương Đăng Quế; thú vị với các tình huống vua tôi đấu khẩu; cùng bức xúc với tiếng xấu khó xóa của Minh Mạng trong việc xử vụ án Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột; cũng như không thể phủ nhận sự tinh tế của nữ nhà văn xứ Huế trong miêu tả tâm lý nhân vật hợp tình hợp lý, thấu suốt lẽ đời. Các nhân vật hấp dẫn và gây ấn tượng trong tiểu thuyết này có rất nhiều: Gia Long thâm trầm khôn khéo, Minh Mạng thông minh quyết đoán và nam tính, Thiệu Trị giàu tình cảm, cả nể, Tam phi Ngọc Bình “con vua mà lại hai lần vợ vua”, Nhị phi Trần Thị Đang cơ mưu xảo quyệt, Trương Đăng Quế điềm đạm nhu cương chu toàn, và Phạm Thị Hằng dịu dàng thông minh, luôn lấy lòng nhân đối đầu cường bạo...

Có thể nói, “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng.” (Hoàng Quốc Hải)

Nhà xuất bản Phụ nữ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tác giả: Trần Thùy Mai

Quê ở Huế

Sinh ở Hội An

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Một số trích đoạn hay:

1. Gia Long và Tam phi Ngọc Bình:

“Nhà vua nâng mặt Tam phi lên nhìn.

- Sao chẳng bao giờ trẫm thấy nàng cười vậy? Đến bây giờ vẫn còn oán trách trẫm sao?

Tam phi cúi đầu:

- Thần thiếp là phận sâu kiến, đâu dám oán bệ hạ!

Vua Gia Long gằn giọng:

- Nàng không oán ta là đúng. Cả triều đình Tây Sơn bị tận diệt, cả nữ tướng Bùi Thị Xuân một thời lừng lẫy cũng đã bị xéo nát dưới chân voi. Nàng có nhớ không?

Tam phi rùng mình:

- Thiếp làm sao quên được.

Vua Gia Long nhếch cười:

- Địa vị nàng trong triều Tây Sơn còn lớn hơn Bùi Thị Xuân. Nếu ta muốn thì nàng cũng có thể bị xéo nát dưới chân voi! Nhưng ta đã tha cho nàng, lại còn đưa nàng lên địa vị cao quý. Nàng có biết vì sao như vậy không?

Tam phi lặng lẽ giây lâu rồi bỗng bật ra:

- Thần thiếp biết. Vì... Vì bị voi giày chỉ đau đớn có một lần. Còn sống để chịu giày xéo mỗi ngày mới thật là đau đớn vạn lần!

Vua Gia Long nhổm dậy:

- Á à... Nàng dám nói vậy sao?

Không nén được tức giận, ngài xô Tam phi ngã sóng soài dưới chân giường.

- Ngọc Bình, nàng thật ngu dại. Ta đã giải thoát cho dân chúng khỏi ách của Tây Sơn, giải thoát cả cho nàng! Thế mà nàng dám nói là đang chịu giày xéo! Ta cho đuổi cổ cả hai mẹ con bây giờ!

Tam phi sợ hãi, lết tới níu lấy áo nhà vua:

- Hoàng thượng, xin tha tội thần thiếp lỡ lời. Có lúc thiếp không biết mình đang nói gì nữa.

Vua Gia Long dịu lại:

- Ngọc Bình, nàng bị giặc Tây Sơn cưỡng ép kết hôn. Nay trẫm đã giải thoát cho nàng, nàng hãy xóa sạch ra khỏi tâm trí cái khoảng thời gian theo giặc. Nghe chưa?

Tam phi ôm mặt khóc.

Vua Gia Long quát:

- Nín!

Tam phi sợ hãi im bặt, lấy tay áo lau nước mắt.

Thấy bộ dạng Ngọc Bình thảm hại như vậy, không hiểu sao trong lòng nhà vua dâng lên một cảm giác hứng thú vô bờ bến. Vua ôm nàng vào lòng, âu yếm vuốt ve:

- Trẫm thương nàng lắm. Thấy nàng khóc lóc trẫm cứ tưởng như cái ngày chiến thắng ấy mới xảy ra hôm qua đây thôi...

Tam phi đang run rẩy chợt mở to mắt.

- Vậy là thấy thần thiếp đau khổ thì bệ hạ mới thỏa lòng, phải không?

Vua Gia Long không đáp, kéo Tam phi nằm xuống.

Áo khoác mỏng của Tam phi rơi xuống bên giường.

Từ dưới nhà ngang, cách mấy lớp cửa son, Hạnh Thảo đang dỗ Ngọc Ngôn bỗng nghe Tam phi rú lên một tiếng.

Đứng trực ngay dưới thềm, Trung Tín nghe tiếng nhà vua ôn tồn vọng ra từ trong màn gấm:

- Trẫm có làm nàng đau đâu?

Trên nệm phỉ thúy, Tam phi oằn mình thở hổn hển, mắt mở to đầy vẻ hãi hùng. Không, nàng kinh sợ không phải vì đau: nhà vua là một người đàn ông trầm tĩnh, nhẹ nhàng và lịch lãm.

Nhưng nàng thét lên vì trong lúc ấy nàng vừa thấy vua Tây Sơn Quang Toản hiện ra, người đầm đìa máu.”

2. Gia Long chọn người kế vị:

“- Ta biết mình sẽ ra đi trong lúc triều đình đang chia thành hai nhóm, kẻ phò Đảm, người phò Đán. Đảm hay Đán đều là máu thịt của ta, truyền ngôi cho Đảm hay Đán đều có chỗ được và chưa được. Đán làm cho người ta yêu mà giúp, Đảm làm cho người ta nể sợ mà phục tùng. Đán mềm mại quá, Đảm thì cứng rắn quá. Đán cởi mở quá, Đảm kiên quyết quá.

Vua dừng lại nghỉ một lúc rồi tiếp:

- Thuở ta còn khó khăn, Tây Sơn thì mạnh, ta thì yếu, đành phải dựa vào Tây dương để giành lại đất nước. Văn minh Tây dương nhiều điều không hợp với phong hóa nước ta. Nhưng họ mạnh hơn ta nhiều lắm, nếu ta không khéo sẽ không yên với họ được. Đán bây giờ cũng như Cảnh trước kia, thường quá thiên về Tây; Đảm thì ngược lại, quá khắt khe bài xích họ; hai cái đều có chỗ rất dở. Mình dễ quá thì họ tham mà lấn; mình khó quá thì họ lấy sức mà đè, đằng nào cũng thiệt cho mình. Bao năm nay ta vẫn giữ cách xử sự mềm dẻo, linh động với họ, khiến họ làm lợi cho ta mà không xâm phạm đến ta được. Sau này các khanh hiểu ý đó của ta mà giúp tân vương giữ gìn đất nước. Hãy thận trọng, chuyện này không phải dễ đâu.

Lê Văn Duyệt cúi đầu:

- Hoàng thượng thật sáng suốt. Những lời hoàng thượng vừa phán, cũng chính là tâm huyết của thần. Nhưng, tâu hoàng thượng, thế ai sẽ là tân vương?

Vua Gia Long khẽ nhếch cười, cái cười thoáng qua ấy như muốn giễu cợt Lê Văn Duyệt: “Ta biết mà, ông sốt ruột lắm đây!” Vẻ mặt ngài trở lại nghiêm nghị:

- Từ từ, từ từ rồi ta sẽ nói:

Nay tình thế bắt phải chọn, thì ta chọn Đảm, vì Đảm lớn hơn, vì vua càng trưởng thành thì đất nước càng vững mạnh. Đảm thông minh, quyết đoán, cương trực, sau này có thể là vị vua tốt. Hai khanh là đại thần cố mệnh, hãy cố hết lòng phò vua mới để khỏi phụ lòng ủy thác của ta.

Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng quỳ xuống, vẻ mặt vẫn còn hoang mang.

Vua run run chìa hai tay, nắm chặt lấy tay hai người.

Cử chỉ ấy của hoàng đế, trong giờ phút trọng đại này, làm Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đều xúc động. Cả hai đổi nét mặt, rập đầu:

- Chúng thần xin tuân theo thánh ý!”

3. Trương Đăng Quế - Phạm Thị Hằng – Miên Tông:

“Trên bờ, Đăng Quế đi lẫn trong đám thiện nam tín nữ, dáo dác nhìn quanh, tìm kiếm. Đông quá, chàng nhìn quanh, tìm mãi, tìm mãi không thấy...

Lúc ấy Hằng đang ở ngoài xa, trên một con thuyền bồng bềnh trước Phu Văn Lâu. Từ trên mui thuyền cúi mình xuống, Hằng thả từng chiếc đèn hoa, khuôn mặt thiếu nữ ửng hồng trong ánh sáng lung linh.

Một thuyền khác chèo phía sau, trên thuyền là hoàng tử Tông và Giám Lê, cả hai đều mặc đồ thường dân.

Hoàng tử Tông bảo Giám Lê:

- Mau lên, chèo mau thêm một chút.

Giám Lê cười hinh hích:

- Dạ, cho kịp thuyền cái cô xinh xinh kia phải không?

Tông cười, chụp lấy mái chèo, tự tay chèo thuyền lên ngang thuyền của Hằng.

Thấy có thuyền áp sát thuyền mình, Hằng ngửng lên. Cô đưa cho Tông và Giám Lê mỗi người một chiếc đèn giấy.

Tông làm quen:

- Cô ơi cô, người ta thả đèn thế này để làm gì vậy cô?

Hằng vẫn chăm chú thả từng chiếc đèn xuống mặt nước:

- Không biết, thích thì thả chơi thôi. Nhưng có nghe sư ông nói, những linh hồn ngụp lặn trong dòng sông vô minh, nên mỗi chiếc đèn thả xuống là để soi cho một linh hồn hướng về cõi sáng đó.

Tông bỗng nhiên chạnh lòng:

- Vậy hả, vậy tôi thả chiếc đèn này cho mẹ tôi mới được.

Hằng ái ngại:

- Mẹ anh mất rồi à?

Tông gật đầu, lặng lẽ. Giám Lê hỏi:

- Cô tên gì, nhà ở đâu, cho tụi tôi làm quen được không?

Hằng nhớ lời Hạnh Thảo dặn, khi ra ngoài đừng để lộ thân phận của mình.

- Tôi là thị nữ nhà Phạm thượng thư, quan lớn tôi sai lên đây giúp đàn chay cho công chúa. Còn các anh là ai, nhà ở đâu?

Hoàng tử Tông huých tay Giám Lê. Giám Lê nói dối ngon lành:

- Hai đứa tôi là con nhà buôn bán ở ngoài cửa Đông Hoa.

Hằng hồn nhiên:

- Nhà các anh buôn gì?

Hoàng tử Tông tủm tỉm cười:

- Cha tôi mới được thừa kế một cửa hàng bán ghế, nhờ trời đang đắt khách lắm.

Hằng thấy cung cách của Tông, ngờ ngợ ngước mắt nhìn. Giám Lê nhanh nhẩu chen vào:

- Hôm nay ngày tốt anh em tôi đi chùa cầu phúc cầu duyên, mong cho sớm lấy được vợ tốt.

Hằng nghe giọng đùa cợt thì mỉm cười, quay lưng đi. Thuyền đổi hướng ngược dòng lên Thiên Mụ. Tông nhìn theo, thoáng chút ngẩn ngơ. “Con nhà ai mà dễ thương quá ta?”

 Trên bờ, trong đám đông, Đăng Quế vẫn đi tìm. Quế đi cho đến khi đêm hội tan, chỉ còn một dải sông Hương êm như nhung dưới trăng rằm, và những hoa đèn đủ màu càng lúc càng bập bềnh trôi xa về phía biển.”

4. Thái hậu Trần Thị Đang và hoàng đế Minh Mạng:

 “Vua Minh Mạng giật mình, thoạt đầu ngạc nhiên, rồi một nụ cười thích thú hiện ra trên gương mặt:

- Mẹ! Con thực sự thán phục mẹ. Con chưa nghĩ được điều này. Mẹ đúng là người sinh ra vua!

Thái hậu cũng tươi nét mặt:

- Ta chưa nói hết. Nếu nay hoàng thượng chỉ ban hành một cái lệ mới là không lập tể tướng, tất sẽ lộ rõ cái ý nghi ngờ Lê Văn Duyệt, làm cho y và phe cánh y bất mãn đề phòng. Để cho kín kẽ, hoàng thượng hãy đặt ra cái lệ Tứ bất lập, sẽ không ai nói gì được.

Vua Minh Mạng tỏ vẻ dè dặt:

- Tứ bất lập là sao ạ?

Thái hậu tươi cười:

- Ta vừa nghĩ ra cái tên ấy, tạm gọi như thế cho dễ nhớ. Tứ bất lập là không lập bốn tước vị lớn, trong cung cũng như ngoài triều. Trong triều không lập tể tướng, không tuyển trạng nguyên; trong cung không lập toàng hậu, không phong thái tử. Ta làm có trên có dưới, có trong có ngoài như thế thì không ai ca thán gì được.

Vua Minh Mạng cau mày.

- Không lập hoàng hậu? Không phong thái tử?

Thái hậu vẫn điềm nhiên:

- Tại sao không? Trước đây ta có là hoàng hậu đâu? Vậy mà mọi việc cuối cùng vẫn tốt đẹp đó thôi!

Vua Minh Mạng lặng thinh, không nói. Lúc vua cáo từ về rồi, thái hậu quay lui, khẽ vỗ tay làm hiệu. Tổng quản thái giám Trần từ sau màn bước ra.

- Ngươi thấy chưa? Ta không nói sớm thì có người sẽ nói trước ta đó.

Thái giám Trần đắc ý:

- Thái hậu quả là tài trí hơn người. Xưa nay người ta vẫn nói “Tiên hạ thủ vi cường”, ai ra tay trước, người ấy mạnh hơn. Thần chỉ e…

- Nhà ngươi e cái gì?

- Thần chỉ e thói thường, đàn ông lúc nào cũng nghe lời vợ hơn nghe mẹ. Hoàng thượng lặng im không nói gì, chưa biết ngài sẽ tính sao đây?”

 

5. Hoàng trưởng tử Miên Tông và hoàng đế Minh Mạng:

“Cố kiên nhẫn chờ cho vua cha dùng gần xong bữa, Miên Tông lấy hết can đảm nói một hơi:

- Tâu phụ hoàng, Ngô Hiền tần nói là sắp kén con gái nhà quan để làm cung tần cho con. Con thấy con gái Tổng tài Phạm Đăng Hưng nết na xinh đẹp, con rất muốn có người ấy, xin phụ hoàng chuẩn y cho phép!

Vua Minh Mạng hơi bất ngờ, nhíu mày nhìn Miên Tông, một lúc sau mới hỏi:

- Nội trong kinh thành biết bao nhiêu tiểu thư khuê các, sao ngươi không chọn? Lẽ nào trên đời chỉ có một người con gái sao?

Miên Tông vẫn chăm chăm:

- Tâu phụ hoàng, lòng con đã quyết, suốt đời chỉ chọn một mình Phạm tiểu thư thôi ạ!”

6. Trương Đăng Quế và Phạm Thị Hằng:

“Khi ấy trời chiều, lớp học vừa xong. Trương Đăng Quế một mình bước trên lối đi. Trên vẻ mặt anh phảng phất một nỗi buồn âm thầm.

- Anh Quế!

Đăng Quế giật mình đứng lại. “Hằng đấy à?”

Hằng lại gần:

- Em đây. Em có chút việc này muốn nhờ anh!

- Nghe nói Hằng sắp làm dâu hoàng thất rồi, còn gì phải nhờ anh nữa.

Hằng nhăn mặt:

- Anh cũng trêu em như mọi người sao. Ai gặp em cũng chúc mừng, mà chẳng ai biết là  em khổ tâm lắm !

Đăng Quế giọng nửa đùa cợt, nửa mát mẻ:

- Vào cung hầu hoàng tử, danh giá vẻ vang như thế, còn khổ tâm cái gì.

Hằng bực mình:

- Anh Quế, anh tệ lắm. Trước đây anh đã nói thương em như là em gái của anh, em cũng coi anh như người anh cả. Vậy mà nay anh không hỏi han gì đến tâm sự của đứa em gái này, chỉ nói những lời chia vui hời hợt cũng như người lạ. Anh làm em tủi lắm!

Đăng Quế vội vàng dịu giọng.

- Em có tâm sự gì, hãy nói cho anh nghe đi!

Hằng thở dài thậm thượt:

- Anh Quế ơi, nay hoàng thượng truyền thi bắn cung…

Cô kể lể hết tất cả sự tình. Đăng Quế nghĩ thầm trong bụng: Miên Tông và Miên Hoằng đều là học trò của ta, sức học của cả hai, nếu đem văn tài mà thi thì Miên Tông hơn chắc. Còn đem võ nghệ thì Hoằng nhất định là hơn. Chọn thi bắn cung, chắc chắn là do Hiền tần xui hoàng thượng, để giành phần thắng cho con mình rồi, nhưng cũng do tính cách hoàng thượng mạnh mẽ, chuộng võ. Bây giờ ý trên đã quyết, xoay chuyển rất khó. Mà đằng nào, ai thắng ai thua thì Hằng cũng sẽ phải vào trong hậu cung, mình không gặp Hằng nữa rồi. Dẫu mình có vào cung dạy học, cũng vẫn mãi mãi kẻ bên ngoài, người bên trong Tử Cấm Thành, suốt đời cách biệt.

Nghĩ đến đó Đăng Quế cảm thấy đau lòng. Hằng nói mấy lần, anh mới sực nghe:

-  Hằng sợ lắm anh Quế à! Anh Quế cố gắng giúp Hằng đi?

Đăng Quế bồi hồi:

- Em muốn anh giúp như thế nào đây?

- Anh bắn cung còn giỏi gấp mấy Miên Hoằng, bây giờ anh dạy liền cho Miên Tông, họa chăng Miên Tông giành được phần thắng!

Đăng Quế nhìn chăm vào mặt Hằng:

- Vậy nghĩa là… em muốn Miên Tông thắng cuộc? Nghĩa là trong lòng em đã chọn Miên Tông?

Hằng lúng ta lúng túng:

- Thì em thấy… Miên Tông hiền lành hơn, sâu sắc hơn, lại có hoàn cảnh rất đáng thương…

Đăng Quế như bị một đòn ngầm vào tim:

- Thôi, em không cần nói nữa, anh đã hiểu rồi!”

name

Thương Nhớ Hoàng Lan: Tuyển Tập Truyện Ngắn Của Nhà Văn Trần Thùy Mai

Giới thiệu tác giả

Trần Thùy Mai là một nhà văn nữ tài năng, từng giữ vai trò giảng viên và biên tập viên. Với những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết xuất sắc, cô được công nhận là một trong những nhà văn nữ thành công nhất kể từ thời kỳ đổi mới đến nay. Nữ tác giả đã gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình:

Giải A Văn học Nghệ thuật Cố đô (2015)

Giải cống hiến vì cộng đồng do Ủy ban Kết nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố San Francisco (2001)

Giải sách hay của Viện Giáo dục Quốc tế IRED năm 2020

Nội dung sách

"Thương Nhớ Hoàng Lan" là tuyển tập những truyện ngắn đặc sắc của tác giả Trần Thùy Mai, được in ấn bởi Phanbook. Tập truyện là một bức tranh đa sắc về cuộc sống, con người, tình yêu và nỗi nhớ. Qua ngòi bút tinh tế và đầy cảm xúc, Trần Thùy Mai đưa người đọc đến với những câu chuyện giản dị nhưng đầy sâu sắc, những tâm tư, tình cảm phức tạp của con người trong cuộc sống hiện đại.

Review nội dung

"Thương Nhớ Hoàng Lan" là một tập truyện ngắn đáng đọc. Những câu chuyện trong sách được kể một cách nhẹ nhàng, sâu lắng, khiến người đọc không khỏi rung động bởi những tâm tư, tình cảm được thể hiện một cách chân thật, cảm động. Phong cách văn chương của Trần Thùy Mai được đánh giá cao bởi sự tinh tế, sâu sắc và đầy sức lay động lòng người. Tập truyện là một món quà tinh thần ý nghĩa cho những ai yêu thích văn học, đặc biệt là những độc giả yêu thích thể loại truyện ngắn.

Đánh giá chung

"Thương Nhớ Hoàng Lan" là một tác phẩm văn học đáng đọc. Với những câu chuyện giàu tính nhân văn, ngôn ngữ giàu sức gợi và những thông điệp ý nghĩa, tập truyện hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm văn học tuyệt vời.

name

The Soul-selling guy - Người bán linh hồn là tuyển tập truyện 12 truyện ngắn song ngữ Việt - Anh mới nhất của tác giả Trần Thùy Mai. Tác giả xứ Huế tiếp tục ấp ủ trong những vần văn của mình một tình yêu, tình yêu như thể căn cốt và khởi nguồn của mọi điều bé nhỏ nhưng ý nghĩa trong cuộc sống. Mở tập truyện ngắn ra, người đọc như thể được "tản bộ" trên cung đường được tạo nên từ những câu từ đậm chất Huế và mềm mỏng chất nữ của tác giả, được "đi qua", "chứng kiến" mảnh đời của những người phụ nữ khác nhau, vui có, khổ có, lặn lội giữa dòng đời bằng tấm thân hao gầy, tấm nhan sắc trần trụi, những con người của sự cho đi và đánh đổi. Tuy nhiên, ánh lên đâu đó vẫn là niềm tin, sự hy vọng và trái tim ấm nồng khát khao được hạnh phúc, được bao bọc che chở bằng tình yêu thuần khiết, giản thuần.

Đó là những cô gái hết mình vì tình yêu như Lan trong Thương nhớ Hoàng Lan, Na trong Người bán linh hồn mặc cho những hận thù, rào cản, gièm pha của người đời vẫn hết mình hướng mình về người mình yêu, cầu được đáp lại dù chỉ chút tình thương nhỏ bé; thứ tình yêu của sự giam hãm, phụ thuộc và ngột ngạt, buộc người đàn bà vẽ ra viễn cảnh để thỏa lấp ước nguyện chẳng bao giờ thành của mình trong Chiếc nhẫn ngọc lục bảo, Núi Ngựa Trắng, cảnh người phụ nữ Việt long đong, vô định nơi xứ người với giấc mộng đổi đời trong Gặp ở xứ người, đến Eva dại dột, khi người đàn ông điên cuồng và tuyệt vọng nhào nặn cho mình một nàng thơ độc nhất, một người tình hoàn hảo để rồi trượt dài trong sự vỡ mộng, những nhập nhoạng cái đẹp nghệ thuật - đời thực và vụt mất tình yêu, một vòng luẩn quẩn của sự cố chấp...

Những truyện ngắn nhỏ nhưng gãy gọn, không nhạt nhòa, cũng không trôi qua như những kiếp người phù du mà đọng lại niềm tin và cháy mãi một tình yêu bất diệt là điều mà những nhân vật và ngôn từ của Trần Thùy Mai làm được qua The Soul-selling guy - Người bán linh hồn. Mạch truyện nhẹ nhàng thắt lại ở những cao trào đỉnh điểm, xen lẫn cả chất đời, cái cay nghiệt, chua xót của lòng người nhưng cũng đồng thời ấm lên sự đồng cảm, chất nữ dịu nhẹ ấp ủ như những ước mong bình dị và trong sáng nhất.

Sau thành công của "bộ tiểu thuyết quốc dân" Từ Dụ Thái hậu, nhà văn Trần Thùy Mai tiếp tục "chiều lòng" bạn đọc với lối viết vốn là thế mạnh và có mê lực thu hút sự đồng cảm, những góc rung động mỏng, nhẹ và sâu nhất trong lòng mỗi bạn đọc. Đặc biệt, tác phẩm truyện ngắn lần này của Trần Thùy Mai được thể hiện dưới dạng song ngữ Việt - Anh, cho thấy sức hút của một cây bút không chỉ ấn tượng với bạn đọc, giới văn trong nước mà còn ghi dấu văn chương quốc tế.

 Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng được giới thiệu cùng bạn đọc.

Tác giả

Trần Thùy Mai

Tác giả của 14 tác phẩm văn học đã được xuất bản ở Việt Nam.

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và Hội Điện ảnh Việt Nam.

Giải thưởng:

Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tập truyện ngắn Thập tự hoa.

Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập truyện ngắn Quỷ trong trăng.

Giải thưởng do Hội đồng thành phố kết nghĩa San Francisco - Hồ Chí Minh trao tặng vì những đóng góp trong văn chương và biên kịch.

Một số nhận xét của giới chuyên môn

“... Những nhân vật của Trần Thùy Mai thường không bình lặng. Họ cô đơn, hẫng hụt, tiếc nuối nhưng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình bằng cách bơi ngược dòng sông ký ức để làm sống lại những điều tốt đẹp... Con người dù giận hờn, hằn học nhưng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng đồng, họ âm thầm sẻ chia và nhận nỗi đau về mình để được yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha nhân...” PGS  Hồ Thế Hà - Trường Đại học Sư phạm Huế

“Từ tập truyện đầu tiên cho đến bây giờ, chị Mai bao giờ cũng giữ được cho mình một giọng văn, ngôn ngữ , phong cách thật trong sáng. Trong sáng đến mức tôi luôn có cảm giác như chị là người luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời.” Nhà thơ Lê Mỹ Ý  - Báo Người đương thời

Trần Thùy Mai đã hướng đến, và thành công với một lối viết cổ điển theo nghĩa tích cực của từ này. Thực thế, người ta không tìm thấy trong truyện ngắn của Mai những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào lưu viết bây giờ đang xiển dương… Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của Mai như tâm sự thường ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con người, tưởng thoáng qua trong cuộc đời nhưng lại ở lại đậm sâu trong ký ức, sự lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa ngã đời thường, và hơn hết là thế giới của người phụ nữ…

Nhưng hơn hết, sự nhân ái trong cuộc đời là cái đọng lại sau mỗi câu chuyện của Trần Thùy Mai. Người với người cần tình thương yêu không phải vì đề cao đạo đức con người, mà đơn giản bởi đó là sự nương dựa lẫn nhau giữa người với người trong thế giới. Trần Thùy Mai đã lựa chọn cái cổ điển đầy khắc nghiệt để làm sinh quyển tồn tại cho sự viết. Từ cái nền cổ điển, Trần Thùy Mai đã kiến tạo nên cái riêng của mình bằng một phong cách văn xuôi nữ giới mang đậm đặc dấu ấn nữ tính, đàn bà tính, kiểu Huế. Và đấy là chỗ Trần Thùy Mai “mới”, hay nói chuẩn xác hơn, Mai “khác” mọi người để đứng lại trong văn chương. - Th.s văn học Nguyễn Mạnh Tiến

Điều kỳ diệu là đọc truyện Thùy Mai, đọc hoài không chán, mà còn hào hứng trong cảm giác tươi mát. Chung quy, với tôi, nghệ thuật Thùy Mai quay vòng chung quanh ba trụ điểm : kỹ thuật kể chuyện hấp dẫn, lối phân tích tế nhị, gợi suy tưởng, và cuối cùng, quý nhất là tấc lòng nhân hậu của tác giả. - Nhà phê bình Đặng Tiến - Báo Nghệ thuật mới

“Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ mặn ngọt đắng cay của những phận đời trong đó....dù những cái kết được báo trước nhưng người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác cho đến những dòng cuối cùng.” - Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ - Báo An ninh thế giới

name

Tác phẩm:

Từ Dụ thái hậu là một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại, viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết tâm huyết của nữ nhà văn nổi tiếng xứ Huế Trần Thùy Mai, với văn phong thuần Việt và cốt truyện đậm chất điện ảnh, sinh động cuốn hút từ đầu đến cuối.

Tác giả chọn hậu cung làm nền để kể câu chuyện dài về cuộc đời một trong những bà hoàng lừng danh trong sử Việt, đó là bà Phạm Thị Hằng, chánh thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng hiền đức. Thời gian của tác phẩm trải dài 30 năm, qua 3 triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; từ lúc cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn. Cô tiểu thư họ Phạm xinh đẹp, thông minh và nhân hậu đã chứng kiến rất nhiều phận đời sau bức tường thành cung cấm, những bi kịch chốn cung đình, và rồi bản thân nàng cũng trở thành một thân phận điển hình. Những mưu mô thủ đoạn tàn độc đầy rẫy ở hậu cung đôi lúc làm khuynh đảo cả triều chính, gây ra những cái chết tức tưởi, những án oan dậy trời tiếng nhơ khó rửa, đến mức hậu thế phải tốn nhiều bút mực tranh luận.

Giữa nơi cung cấm xa hoa đầy bí hiểm đó, mối tình của Phạm tiểu thư và hoàng trưởng tử Miên Tông (vua Thiệu Trị sau này), nổi lên trong trẻo, lãng mạn và chung thủy, dẫu gặp không ít trắc trở éo le. Bên cạnh đó còn có bóng dáng thầm lặng mà trung thành trước sau như nhất của Trương Đăng Quế, đệ nhất công thần nhà Nguyễn, người mang mối ẩn tình với nàng bao năm (mối tình này đã trở thành một “đại nghi án” gây tranh cãi của triều Nguyễn). Cuộc chiến cam go bảo vệ tình yêu, danh phận; bênh vực giúp đỡ người ngay và  lẽ phải ở nơi quyền quý thực sự gay cấn và đầy hiểm nguy, nhất là khi tranh tối tranh sáng thiện ác khôn lường.

Ngoài trục chính với các nhân vật trung tâm kể trên, tác phẩm còn là xoay quanh các mối quan hệ quân thần, huynh đệ, cả những phức tạp trong hoàng thất, khi quyền lực luôn luôn bị nhòm ngó tranh giành và không từ thủ đoạn nào để thoán đoạt. Chính trường nhà Nguyễn, từ thời Gia Long khởi lập đến lúc vua Tự Đức lên ngôi, được tái hiện sinh động và hấp dẫn, với các nhân vật lịch sử được khắc họa rất sắc nét, và các sự kiện lịch sử hiện ra chân thực dù vẫn nằm trong dụng ý sáng tạo của nhà văn. Nhẹ nhàng, tinh tế, không lên gân, tác giả lồng ghép mọi ý tưởng, suy nghĩ, lý giải của mình bằng cách kể chuyện, mạch lạc và cuốn hút, đầy sức thuyết phục. Bạn đọc có thể bị “thu phục” bởi cách nhà văn Trần Thùy Mai “chiêu tuyết” cho Đức Từ Dụ trong mối tình oan trái với Trương Đăng Quế; thú vị với các tình huống vua tôi đấu khẩu; cùng bức xúc với tiếng xấu khó xóa của Minh Mạng trong việc xử vụ án Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột; cũng như không thể phủ nhận sự tinh tế của nữ nhà văn xứ Huế trong miêu tả tâm lý nhân vật hợp tình hợp lý, thấu suốt lẽ đời. Các nhân vật hấp dẫn và gây ấn tượng trong tiểu thuyết này có rất nhiều: Gia Long thâm trầm khôn khéo, Minh Mạng thông minh quyết đoán và nam tính, Thiệu Trị giàu tình cảm, cả nể, Tam phi Ngọc Bình “con vua mà lại hai lần vợ vua”, Nhị phi Trần Thị Đang cơ mưu xảo quyệt, Trương Đăng Quế điềm đạm nhu cương chu toàn, và Phạm Thị Hằng dịu dàng thông minh, luôn lấy lòng nhân đối đầu cường bạo...

Có thể nói, “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng.” (Hoàng Quốc Hải)

Nhà xuất bản Phụ nữ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tác giả: Trần Thùy Mai

Quê ở Huế

Sinh ở Hội An

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Một số trích đoạn hay:

1. Gia Long và Tam phi Ngọc Bình:

“Nhà vua nâng mặt Tam phi lên nhìn.

- Sao chẳng bao giờ trẫm thấy nàng cười vậy? Đến bây giờ vẫn còn oán trách trẫm sao?

Tam phi cúi đầu:

- Thần thiếp là phận sâu kiến, đâu dám oán bệ hạ!

Vua Gia Long gằn giọng:

- Nàng không oán ta là đúng. Cả triều đình Tây Sơn bị tận diệt, cả nữ tướng Bùi Thị Xuân một thời lừng lẫy cũng đã bị xéo nát dưới chân voi. Nàng có nhớ không?

Tam phi rùng mình:

- Thiếp làm sao quên được.

Vua Gia Long nhếch cười:

- Địa vị nàng trong triều Tây Sơn còn lớn hơn Bùi Thị Xuân. Nếu ta muốn thì nàng cũng có thể bị xéo nát dưới chân voi! Nhưng ta đã tha cho nàng, lại còn đưa nàng lên địa vị cao quý. Nàng có biết vì sao như vậy không?

Tam phi lặng lẽ giây lâu rồi bỗng bật ra:

- Thần thiếp biết. Vì... Vì bị voi giày chỉ đau đớn có một lần. Còn sống để chịu giày xéo mỗi ngày mới thật là đau đớn vạn lần!

Vua Gia Long nhổm dậy:

- Á à... Nàng dám nói vậy sao?

Không nén được tức giận, ngài xô Tam phi ngã sóng soài dưới chân giường.

- Ngọc Bình, nàng thật ngu dại. Ta đã giải thoát cho dân chúng khỏi ách của Tây Sơn, giải thoát cả cho nàng! Thế mà nàng dám nói là đang chịu giày xéo! Ta cho đuổi cổ cả hai mẹ con bây giờ!

Tam phi sợ hãi, lết tới níu lấy áo nhà vua:

- Hoàng thượng, xin tha tội thần thiếp lỡ lời. Có lúc thiếp không biết mình đang nói gì nữa.

Vua Gia Long dịu lại:

- Ngọc Bình, nàng bị giặc Tây Sơn cưỡng ép kết hôn. Nay trẫm đã giải thoát cho nàng, nàng hãy xóa sạch ra khỏi tâm trí cái khoảng thời gian theo giặc. Nghe chưa?

Tam phi ôm mặt khóc.

Vua Gia Long quát:

- Nín!

Tam phi sợ hãi im bặt, lấy tay áo lau nước mắt.

Thấy bộ dạng Ngọc Bình thảm hại như vậy, không hiểu sao trong lòng nhà vua dâng lên một cảm giác hứng thú vô bờ bến. Vua ôm nàng vào lòng, âu yếm vuốt ve:

- Trẫm thương nàng lắm. Thấy nàng khóc lóc trẫm cứ tưởng như cái ngày chiến thắng ấy mới xảy ra hôm qua đây thôi...

Tam phi đang run rẩy chợt mở to mắt.

- Vậy là thấy thần thiếp đau khổ thì bệ hạ mới thỏa lòng, phải không?

Vua Gia Long không đáp, kéo Tam phi nằm xuống.

Áo khoác mỏng của Tam phi rơi xuống bên giường.

Từ dưới nhà ngang, cách mấy lớp cửa son, Hạnh Thảo đang dỗ Ngọc Ngôn bỗng nghe Tam phi rú lên một tiếng.

Đứng trực ngay dưới thềm, Trung Tín nghe tiếng nhà vua ôn tồn vọng ra từ trong màn gấm:

- Trẫm có làm nàng đau đâu?

Trên nệm phỉ thúy, Tam phi oằn mình thở hổn hển, mắt mở to đầy vẻ hãi hùng. Không, nàng kinh sợ không phải vì đau: nhà vua là một người đàn ông trầm tĩnh, nhẹ nhàng và lịch lãm.

Nhưng nàng thét lên vì trong lúc ấy nàng vừa thấy vua Tây Sơn Quang Toản hiện ra, người đầm đìa máu.”

2. Gia Long chọn người kế vị:

“- Ta biết mình sẽ ra đi trong lúc triều đình đang chia thành hai nhóm, kẻ phò Đảm, người phò Đán. Đảm hay Đán đều là máu thịt của ta, truyền ngôi cho Đảm hay Đán đều có chỗ được và chưa được. Đán làm cho người ta yêu mà giúp, Đảm làm cho người ta nể sợ mà phục tùng. Đán mềm mại quá, Đảm thì cứng rắn quá. Đán cởi mở quá, Đảm kiên quyết quá.

Vua dừng lại nghỉ một lúc rồi tiếp:

- Thuở ta còn khó khăn, Tây Sơn thì mạnh, ta thì yếu, đành phải dựa vào Tây dương để giành lại đất nước. Văn minh Tây dương nhiều điều không hợp với phong hóa nước ta. Nhưng họ mạnh hơn ta nhiều lắm, nếu ta không khéo sẽ không yên với họ được. Đán bây giờ cũng như Cảnh trước kia, thường quá thiên về Tây; Đảm thì ngược lại, quá khắt khe bài xích họ; hai cái đều có chỗ rất dở. Mình dễ quá thì họ tham mà lấn; mình khó quá thì họ lấy sức mà đè, đằng nào cũng thiệt cho mình. Bao năm nay ta vẫn giữ cách xử sự mềm dẻo, linh động với họ, khiến họ làm lợi cho ta mà không xâm phạm đến ta được. Sau này các khanh hiểu ý đó của ta mà giúp tân vương giữ gìn đất nước. Hãy thận trọng, chuyện này không phải dễ đâu.

Lê Văn Duyệt cúi đầu:

- Hoàng thượng thật sáng suốt. Những lời hoàng thượng vừa phán, cũng chính là tâm huyết của thần. Nhưng, tâu hoàng thượng, thế ai sẽ là tân vương?

Vua Gia Long khẽ nhếch cười, cái cười thoáng qua ấy như muốn giễu cợt Lê Văn Duyệt: “Ta biết mà, ông sốt ruột lắm đây!” Vẻ mặt ngài trở lại nghiêm nghị:

- Từ từ, từ từ rồi ta sẽ nói:

Nay tình thế bắt phải chọn, thì ta chọn Đảm, vì Đảm lớn hơn, vì vua càng trưởng thành thì đất nước càng vững mạnh. Đảm thông minh, quyết đoán, cương trực, sau này có thể là vị vua tốt. Hai khanh là đại thần cố mệnh, hãy cố hết lòng phò vua mới để khỏi phụ lòng ủy thác của ta.

Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng quỳ xuống, vẻ mặt vẫn còn hoang mang.

Vua run run chìa hai tay, nắm chặt lấy tay hai người.

Cử chỉ ấy của hoàng đế, trong giờ phút trọng đại này, làm Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đều xúc động. Cả hai đổi nét mặt, rập đầu:

- Chúng thần xin tuân theo thánh ý!”

3. Trương Đăng Quế - Phạm Thị Hằng – Miên Tông:

“Trên bờ, Đăng Quế đi lẫn trong đám thiện nam tín nữ, dáo dác nhìn quanh, tìm kiếm. Đông quá, chàng nhìn quanh, tìm mãi, tìm mãi không thấy...

Lúc ấy Hằng đang ở ngoài xa, trên một con thuyền bồng bềnh trước Phu Văn Lâu. Từ trên mui thuyền cúi mình xuống, Hằng thả từng chiếc đèn hoa, khuôn mặt thiếu nữ ửng hồng trong ánh sáng lung linh.

Một thuyền khác chèo phía sau, trên thuyền là hoàng tử Tông và Giám Lê, cả hai đều mặc đồ thường dân.

Hoàng tử Tông bảo Giám Lê:

- Mau lên, chèo mau thêm một chút.

Giám Lê cười hinh hích:

- Dạ, cho kịp thuyền cái cô xinh xinh kia phải không?

Tông cười, chụp lấy mái chèo, tự tay chèo thuyền lên ngang thuyền của Hằng.

Thấy có thuyền áp sát thuyền mình, Hằng ngửng lên. Cô đưa cho Tông và Giám Lê mỗi người một chiếc đèn giấy.

Tông làm quen:

- Cô ơi cô, người ta thả đèn thế này để làm gì vậy cô?

Hằng vẫn chăm chú thả từng chiếc đèn xuống mặt nước:

- Không biết, thích thì thả chơi thôi. Nhưng có nghe sư ông nói, những linh hồn ngụp lặn trong dòng sông vô minh, nên mỗi chiếc đèn thả xuống là để soi cho một linh hồn hướng về cõi sáng đó.

Tông bỗng nhiên chạnh lòng:

- Vậy hả, vậy tôi thả chiếc đèn này cho mẹ tôi mới được.

Hằng ái ngại:

- Mẹ anh mất rồi à?

Tông gật đầu, lặng lẽ. Giám Lê hỏi:

- Cô tên gì, nhà ở đâu, cho tụi tôi làm quen được không?

Hằng nhớ lời Hạnh Thảo dặn, khi ra ngoài đừng để lộ thân phận của mình.

- Tôi là thị nữ nhà Phạm thượng thư, quan lớn tôi sai lên đây giúp đàn chay cho công chúa. Còn các anh là ai, nhà ở đâu?

Hoàng tử Tông huých tay Giám Lê. Giám Lê nói dối ngon lành:

- Hai đứa tôi là con nhà buôn bán ở ngoài cửa Đông Hoa.

Hằng hồn nhiên:

- Nhà các anh buôn gì?

Hoàng tử Tông tủm tỉm cười:

- Cha tôi mới được thừa kế một cửa hàng bán ghế, nhờ trời đang đắt khách lắm.

Hằng thấy cung cách của Tông, ngờ ngợ ngước mắt nhìn. Giám Lê nhanh nhẩu chen vào:

- Hôm nay ngày tốt anh em tôi đi chùa cầu phúc cầu duyên, mong cho sớm lấy được vợ tốt.

Hằng nghe giọng đùa cợt thì mỉm cười, quay lưng đi. Thuyền đổi hướng ngược dòng lên Thiên Mụ. Tông nhìn theo, thoáng chút ngẩn ngơ. “Con nhà ai mà dễ thương quá ta?”

 Trên bờ, trong đám đông, Đăng Quế vẫn đi tìm. Quế đi cho đến khi đêm hội tan, chỉ còn một dải sông Hương êm như nhung dưới trăng rằm, và những hoa đèn đủ màu càng lúc càng bập bềnh trôi xa về phía biển.”

4. Thái hậu Trần Thị Đang và hoàng đế Minh Mạng:

 “Vua Minh Mạng giật mình, thoạt đầu ngạc nhiên, rồi một nụ cười thích thú hiện ra trên gương mặt:

- Mẹ! Con thực sự thán phục mẹ. Con chưa nghĩ được điều này. Mẹ đúng là người sinh ra vua!

Thái hậu cũng tươi nét mặt:

- Ta chưa nói hết. Nếu nay hoàng thượng chỉ ban hành một cái lệ mới là không lập tể tướng, tất sẽ lộ rõ cái ý nghi ngờ Lê Văn Duyệt, làm cho y và phe cánh y bất mãn đề phòng. Để cho kín kẽ, hoàng thượng hãy đặt ra cái lệ Tứ bất lập, sẽ không ai nói gì được.

Vua Minh Mạng tỏ vẻ dè dặt:

- Tứ bất lập là sao ạ?

Thái hậu tươi cười:

- Ta vừa nghĩ ra cái tên ấy, tạm gọi như thế cho dễ nhớ. Tứ bất lập là không lập bốn tước vị lớn, trong cung cũng như ngoài triều. Trong triều không lập tể tướng, không tuyển trạng nguyên; trong cung không lập toàng hậu, không phong thái tử. Ta làm có trên có dưới, có trong có ngoài như thế thì không ai ca thán gì được.

Vua Minh Mạng cau mày.

- Không lập hoàng hậu? Không phong thái tử?

Thái hậu vẫn điềm nhiên:

- Tại sao không? Trước đây ta có là hoàng hậu đâu? Vậy mà mọi việc cuối cùng vẫn tốt đẹp đó thôi!

Vua Minh Mạng lặng thinh, không nói. Lúc vua cáo từ về rồi, thái hậu quay lui, khẽ vỗ tay làm hiệu. Tổng quản thái giám Trần từ sau màn bước ra.

- Ngươi thấy chưa? Ta không nói sớm thì có người sẽ nói trước ta đó.

Thái giám Trần đắc ý:

- Thái hậu quả là tài trí hơn người. Xưa nay người ta vẫn nói “Tiên hạ thủ vi cường”, ai ra tay trước, người ấy mạnh hơn. Thần chỉ e…

- Nhà ngươi e cái gì?

- Thần chỉ e thói thường, đàn ông lúc nào cũng nghe lời vợ hơn nghe mẹ. Hoàng thượng lặng im không nói gì, chưa biết ngài sẽ tính sao đây?”

 

5. Hoàng trưởng tử Miên Tông và hoàng đế Minh Mạng:

“Cố kiên nhẫn chờ cho vua cha dùng gần xong bữa, Miên Tông lấy hết can đảm nói một hơi:

- Tâu phụ hoàng, Ngô Hiền tần nói là sắp kén con gái nhà quan để làm cung tần cho con. Con thấy con gái Tổng tài Phạm Đăng Hưng nết na xinh đẹp, con rất muốn có người ấy, xin phụ hoàng chuẩn y cho phép!

Vua Minh Mạng hơi bất ngờ, nhíu mày nhìn Miên Tông, một lúc sau mới hỏi:

- Nội trong kinh thành biết bao nhiêu tiểu thư khuê các, sao ngươi không chọn? Lẽ nào trên đời chỉ có một người con gái sao?

Miên Tông vẫn chăm chăm:

- Tâu phụ hoàng, lòng con đã quyết, suốt đời chỉ chọn một mình Phạm tiểu thư thôi ạ!”

6. Trương Đăng Quế và Phạm Thị Hằng:

“Khi ấy trời chiều, lớp học vừa xong. Trương Đăng Quế một mình bước trên lối đi. Trên vẻ mặt anh phảng phất một nỗi buồn âm thầm.

- Anh Quế!

Đăng Quế giật mình đứng lại. “Hằng đấy à?”

Hằng lại gần:

- Em đây. Em có chút việc này muốn nhờ anh!

- Nghe nói Hằng sắp làm dâu hoàng thất rồi, còn gì phải nhờ anh nữa.

Hằng nhăn mặt:

- Anh cũng trêu em như mọi người sao. Ai gặp em cũng chúc mừng, mà chẳng ai biết là  em khổ tâm lắm !

Đăng Quế giọng nửa đùa cợt, nửa mát mẻ:

- Vào cung hầu hoàng tử, danh giá vẻ vang như thế, còn khổ tâm cái gì.

Hằng bực mình:

- Anh Quế, anh tệ lắm. Trước đây anh đã nói thương em như là em gái của anh, em cũng coi anh như người anh cả. Vậy mà nay anh không hỏi han gì đến tâm sự của đứa em gái này, chỉ nói những lời chia vui hời hợt cũng như người lạ. Anh làm em tủi lắm!

Đăng Quế vội vàng dịu giọng.

- Em có tâm sự gì, hãy nói cho anh nghe đi!

Hằng thở dài thậm thượt:

- Anh Quế ơi, nay hoàng thượng truyền thi bắn cung…

Cô kể lể hết tất cả sự tình. Đăng Quế nghĩ thầm trong bụng: Miên Tông và Miên Hoằng đều là học trò của ta, sức học của cả hai, nếu đem văn tài mà thi thì Miên Tông hơn chắc. Còn đem võ nghệ thì Hoằng nhất định là hơn. Chọn thi bắn cung, chắc chắn là do Hiền tần xui hoàng thượng, để giành phần thắng cho con mình rồi, nhưng cũng do tính cách hoàng thượng mạnh mẽ, chuộng võ. Bây giờ ý trên đã quyết, xoay chuyển rất khó. Mà đằng nào, ai thắng ai thua thì Hằng cũng sẽ phải vào trong hậu cung, mình không gặp Hằng nữa rồi. Dẫu mình có vào cung dạy học, cũng vẫn mãi mãi kẻ bên ngoài, người bên trong Tử Cấm Thành, suốt đời cách biệt.

Nghĩ đến đó Đăng Quế cảm thấy đau lòng. Hằng nói mấy lần, anh mới sực nghe:

-  Hằng sợ lắm anh Quế à! Anh Quế cố gắng giúp Hằng đi?

Đăng Quế bồi hồi:

- Em muốn anh giúp như thế nào đây?

- Anh bắn cung còn giỏi gấp mấy Miên Hoằng, bây giờ anh dạy liền cho Miên Tông, họa chăng Miên Tông giành được phần thắng!

Đăng Quế nhìn chăm vào mặt Hằng:

- Vậy nghĩa là… em muốn Miên Tông thắng cuộc? Nghĩa là trong lòng em đã chọn Miên Tông?

Hằng lúng ta lúng túng:

- Thì em thấy… Miên Tông hiền lành hơn, sâu sắc hơn, lại có hoàn cảnh rất đáng thương…

Đăng Quế như bị một đòn ngầm vào tim:

- Thôi, em không cần nói nữa, anh đã hiểu rồi!”

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi