Dạy Con Tự Chủ - Hiểu Trẻ Để Dạy Trẻ
HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ - HÃY LÀM BẠN CÙNG CON, ĐỪNG LÀM “ĐỐI THỦ” CỦA CON
Có người từng nói: “Người lớn và con trẻ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau, nếu nói thế giới của người lớn là “đất liền” thì thế giới của con trẻ là “đại dương” đẹp đẽ mà thuần khiết. Trong thế giới của trẻ, mọi vật đều có tâm hồn. Chúng luôn thích thì thầm với những động vật nhỏ; thích rửa mặt, mặc quần áo cho búp bê Thế giới nội tâm của trẻ không những phong phú nhiều màu sắc, mà sự yêu ghét cũng rất rõ ràng. Lý giải của trẻ về sự vật chỉ là đúng hoặc sai, đánh giá con người nếu không tốt thì là xấ Có những điều người lớn cho là ngô nghê, buồn cười nhưng trong thế giới của trẻ thơ lại là điều chân thực và hết sức bình thường.
Trẻ càng lớn, thế giới nội tâm cũng thay đổi theo, mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng biệt. Cha mẹ là người chứng kiến sự trưởng thành của trẻ và là người gần gũi với con nhất nên cần phải biết đối xử với trẻ như thế nào cho phù hợp. Cách tốt nhất là chúng ta hãy bước ra khỏi vị thế người lớn để tiến vào thế giới nội tâm phong phú của con trẻ.
Là cha mẹ, đừng biến mình trở thành đối thủ của con, đừng khiến con lúc nào cũng phải sống trong trạng thái cảnh giác. Nếu muốn con bày tỏ suy nghĩ, hãy tôn trọng không gian riêng của con. Nếu muốn con nỗ lực và trở nên tốt hơn, hãy để con được phạm sai lầm và sau đó hướng dẫn con để con được sửa đổi sai lầm đó. Đặc biệt, đừng bao giờ dung túng con trước những hành vi gây tổn hại đến đạo đức và ảnh hưởng cuộc sống của người khác. Sai chính là sai, ba mẹ cần dạy con nhìn nhận thẳng thắn cái sai của mình, và làm gương cho con cách xử lý sai lầm đó.
Dạy Con Tự Chủ - Bí Quyết Trờ Thành Ba Mẹ Tốt
LÀM CHA MẸ KHÔNG CHỈ LÀ SỰ NGHIỆP, TRÁCH NHIỆM, MÀ CÒN LÀ MỘT NGHỆ THUẬT.
Muốn trở thành những người cha người mẹ thực sự, phải nỗ lực cả đời để học và hiểu về nghệ thuật làm cha mẹ.
Nghệ thuật làm cha mẹ thực chất là học trí tuệ làm cha mẹ, học cách dùng tầm nhìn của trí tuệ để nhận thức thế giới của con cái, dùng phương pháp của trí tuệ để bước vào thế giới của con cái.
Cha mẹ có trí tuệ lớn là những người biết giáo dục con bằng trái tim; không nên là sợi dây diều trói chặt cuộc sống của con vào trong tay mình, mà nên là chiếc cung mềm dẻo chắc chắn để bắn chiếc tên bay xa; không nên là nhà hùng biện nói mãi không có dấu chấm câu, suốt ngày lải nhải bên tai con cái, mà nên là thính giả trung thực, biết lắng nghe tâm sự của con; không nên làm người diễn viên khổ sở trên sân khấu, biểu diễn động tác để con học theo, mà nên là khán giả nhiệt thành, biết vỗ tay động viên các động tác biểu diễn còn ngượng ngùng của con; không nên dùng ánh mắt nhiếc móc để nhìn con, bất mãn và trách móc con, mà nên nhìn con bằng ánh mắt thưởng thức, khích lệ và mỉm cười với con; không phải là chuẩn bị mọi thứ để đón nhận đứa con, mà là chuẩn bị tốt mọi thứ cho con để đón nhận tương lai!
Những người làm cha mẹ cần suy ngẫm lại về cách giáo dục của mình, để gia đình thực sự là mảnh vườn vui vẻ, để con trẻ trưởng thành.
Dạy Con Tự Chủ - Đừng Bắt Con Phải Ngoan
ĐỪNG BẮT CON PHẢI LÀ TRẺ NGOAN, HÃY LÀM THẦY, LÀM BẠN ĐỂ HƯỚNG DẪN CON “NGOAN” MỘT CÁCH TỰ GIÁC, TỰ CHỦ VÀ ĐÚNG ĐẮN.
Chẳng có những bậc cha mẹ trời sinh, chúng ta vốn hoàn toàn không biết gì về thế giới của con trẻ. Cho đến khi chúng đến, chúng ta cùng với con bắt đầu khám phá một thế giới mới tinh, cùng con dần dần khôn lớn. Dạy dỗ một đứa trẻ cũng có nghĩa là chúng ta bắt đầu học làm cha mẹ. Chính vì thế, hành trình dạy dỗ con cái để con trưởng thành và nên người, cũng là hành trình mà mỗi một bậc phụ huynh bắt đầu khám phá thế giới nội tâm của trẻ - khám phá chính mình của nhiều năm về trước - hóa thân thành một người bạn thấu hiểu cho mọi cảm xúc, hành vi phát tác ở trẻ.
Một đứa trẻ đã tạo dựng được cảm giác an toàn kiểu gắn bó là đứa trẻ ít bị lo lắng, rụt rè, dễ thích nghi khi bước vào môi trường học đường, năng lực giao tiếp xã hội và năng lực điều chỉnh cái “tôi” ở tuổi trưởng thành cũng cao hơn, hành vi phạm tội cũng sẽ giảm thiểu. Tuy nhiên, đối với loại gắn bó tiêu cực, thiếu cảm giác an toàn, đứa trẻ sẽ rụt rè, khép mình cả về cảm xúc lẫn những phương diện xã hội, không muốn giao lưu với bạn bè, ít sự tò mò khám phá, không hứng thú học tập, không có động lực để theo đuổi đam mê và sở thích.
Xung đột và phản kháng là một biểu hiện của loại gắn bó không an toàn, hậu quả trực tiếp nhất là tạo thành hành vi chống đối ở trẻ. Đặc điểm của hành vi chống đối ở những đứa trẻ thiếu cảm giác an toàn chính là, chúng không thể đồng cảm với nỗi đau của người khác. Khi gặp phải những tình huống xung đột, chúng dễ dàng nảy sinh hành vi nổi loạn mang tính chống đối mạnh mẽ. Ngoài việc chống đối người khác, loại hành vi có vấn đề do cảm giác bất an mang đến còn có hành vi liên tục nói dối mà không day dứt, hành vi giấu đồ ăn hoặc cuồng ăn, ăn cắp những thứ mà mình hoàn toàn không cần...
Dạy Con Tự Chủ - Dạy Con Không La Mắng
ROI VỌT LÀ KIỂU GIÁO DỤC PHẢN KHOA HỌC ĐỐI VỚI MỘT GIA ĐÌNH.
Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng phương pháp dạy con bằng roi vọt là tàn dư của chế độ gia đình chuyên trị trong xã hội truyền thống xưa, sẽ hủy hoại nghiêm trọng tâm hồn và thể xác của trẻ. Đây là cách thức giáo dục lỗi thời, phi sư phạm, không những không thể khiến con trẻ thành tài mà ngược lại, còn có thể gây ra những bi kịch gia đình.
Nhà triết học và giáo dục tư tưởng nổi tiếng người Anh John Locke từ 300 năm về trước đã từng đưa ra quan điểm: phải tôn trọng con trẻ, phải hết lòng yêu thương đồng thời nuôi dưỡng lòng tự tôn cùng danh dự của trẻ, phản đối đánh đập con trẻ. Ông quả quyết: “Sự quản giáo theo kiểu nô lệ sẽ tạo ra những đứa trẻ với tính cách nô lệ”.
Đòn roi tức là sỉ nhục nhân cách đồng thời hủy hoại cá tính của con trẻ, khiến chúng nảy sinh tâm lý phản cảm, đối lập và dễ mất đi lòng tự tôn, mất đi trụ cột của cuộc sống, nhẫn nhục chịu đựng, sợ bóng sợ gió, khi trưởng thành cũng không thể độc lập tự chủ, gặp việc gì cũng dựa dẫm vào người khác, dễ hình thành tính cách gió chiều nào xoay chiều ấy.
Có lẽ các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy nghi ngờ, sẽ tự hỏi nếu thu roi vọt lại thì liệu có nuông chiều làm hỏng con không? Thực ra khi con phạm lỗi lầm, cha mẹ dùng thái độ tôn trọng để trẻ tự chịu trách nhiệm ngược lại sẽ càng dễ nuôi dưỡng tính cách độc lập và lý tính của con.
Tôn trọng con cái là phải thừa nhận sự bình đẳng và tôn nghiêm của nhân cách chúng, biết lắng nghe ý kiến, tiếp nạp cảm nhận, bao dung khuyết điểm và chia sẻ buồn vui cùng con.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi