Bản kỷ là phần đầu tiên của Sử ký, gồm cả thảy mười hai thiên, chép việc từ thời Ngũ Đế cho tới thời Hán Vũ Đế. Về ý nghĩa của từ “bản kỷ”, đại để có thể hiểu bản tức là căn bản, kỷ tức là kỷ cương, cái kỷ cương căn bản nằm ở người nắm chính lệnh, cho nên Bản kỷ là sự ghi chép về những người nắm giữ chính lệnh trong thiên hạ, thường là các bậc Đế, Vương.
Trong Bản kỷ, tác giả chủ yếu ghi chép theo lối biên niên, liệt kể về từng triều đại hoặc từng vị vua theo trình tự thời gian, trải dài từ thời viễn cổ cho tới thời điểm mà tác giả sinh sống. Nhìn từ tổng thể, có thể nói Bản kỷ chính là bộ khung của Sử ký, cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về hơn hai nghìn năm lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tác giả đặt phần này ở đầu tiên.
Sử Ký Tư Mã Thiên - Trọn Bộ 3 Tập
Sử ký được liệt vào vị trí đứng đầu trong 24 bộ sách sử viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Cùng với Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí được xưng là “tiền tứ sử”, có ảnh hưởng rất sâu rộng tới sự phát triển của sử học thế hệ sau. “Chính sử” các triều đại sau đó đã kế thừa phương pháp viết sử thể truyện kỷ lần đầu xuất hiện này. Cũng nhờ có Sử ký mà sử học mới có được vị trí độc lập trong lĩnh vực học thuật Trung Quốc (thời cổ đại, sử học thuộc phạm vi của kinh học), vì thế nó được công nhận là hình mẫu của sách sử Trung Quốc cònTư Mã Thiênđược tôn là cha đẻ của lịch sử. Sử ký còn được coi là tác phẩm văn học ưu tú, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến tiểu thuyết, tản văn, hí kịch và truyện ký văn học, được Lỗ Tấn ca ngợi là “tuyệt xướng của sử gia, bản Ly tao không vần”, có giá trị văn học rất cao. Những người như Lưu Xưởng thì cho rằng, tác phẩm này “giỏi dẫn ra đạo lý của sự việc, không dùng lời lẽ hoa mỹ để biện giải, chất phác mà không dung tục”.
Tư Mã Thiênlà một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán. Ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Quốc với bộ Sử ký, một bộ thông sử Trung Quốc viết theo phong cách Thể kỷ truyện.
Người đầu tiên khởi xướng công trình viết lại hoàn chỉnh toàn bộ lịch sử Trung Quốc là Tư Mã Đàm, cha củaTư Mã Thiên; nhưng ông chỉ kịp hoàn thành bản phác thảo sơ khai trước khi qua đời. Sau khi thừa kế vị trí của cha trong triều đình,Tư Mã Thiênđã quyết định thực hiện di nguyện của cha mình là hoàn thành và cho ra đời bộ tác phẩm lịch sử hoành tráng này.
Trích:
Kinh thi có câu: “Núi cao khiến người ngưỡng vọng, đường rộng khiến người bước theo”. Tuy ta không thể đến thời đại đó, nhưng lòng luôn hướng về nó. Ta đọc sách của họ Khổng, ngẫm ra cách làm người của ông. Ta đến đất Lỗ, ngắm miếu đường, xe cộ, trang phục, đồ tế lễ của Trọng Ni, xem nho sinh theo giờ tập lễ nghi nơi nhà ông. Ta cung kính, lưu luyến không rời được bước chân.
Sử Ký Bản Kỷ - Bìa Cứng
Sử ký là một trong 24 bộ sách viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Mới đầu có tên là Thái sử công thư hoặc Thái sử ký, là bộ sách sử thể truyện kỷ, do nhà sử học, tản văn học thời Tây Hán Tư Mã Thiên viết. Đây là bộ thông sử thể truyện kỷ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, ghi lại từ thời đại Hoàng đế trong truyền thuyết thượng cổ cho đến năm thứ 4 niên hiệu Thái Sơ thời Hán Vũ đế, tổng cộng hơn 3.000 năm lịch sử. Tác phẩm trải qua 14 năm mới hoàn thành.
Sử ký được liệt vào vị trí đứng đầu trong 24 bộ sách sử viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại.
Sử ký được chia ra thành 5 phần là bản kỷ, biểu, thư, thế gia và liệt truyện. Trong đó bản kỷ và thế gia là chủ thế, lấy các nhận vật trong trung tâm chính trị như đế vương các triều đại lịch sử làm tuyến chính để biên doạn sách sử.
Tác phẩm gồm:
Ngũ Đế bản kỷ
Hạ bản kỷ
Ân Bản kỷ
Chu bản kỷ
Tần bản kỷ
Tần Thủy Hoàng bản kỷ
Hạng Vũ bản kỷ
Cao Tổ bản kỷ
Lã Thái Hậu bản kỷ
Hiếu Văn bản kỷ
Hiếu Cảnh bản kỷ
Hiếu Vũ bản kỷ
Sử Ký - Thư
Thư là phần thứ ba của Sử ký, gồm cả thảy tám thiên, cho nên còn được gọi là Bát thư. Về ý nghĩa của chữ "thư”, Sử ký sách ẩn cho rằng: "Thư, là tên gọi chung của Ngũ kinh Lục tịch vậy. Bát thư ở đây ghi chép về đại thế của quốc gia." Ngũ kinh Lục tịch chỉ chung các loại sách vở kinh điển của Nho gia, theo đó thì "thư" tức là kinh sách. Ngoài ra, chữ "thư" còn có một nghĩa phổ biến khác nữa là ghi chép, như vậy Bát thư tức là sự ghi chép về tám phương diện khác nhau, hiếu theo nghĩa đó cũng phù hợp.
Sau phần thứ nhất là Bản ký ghi lại dòng lịch sử xoay quanh các vị Đế Vương, phần thứ hai là Biểu dùng các bảng biểu để lập nên một bộ khung lịch sử đồ sộ với các sự kiện được ghi lại vắn tắt, tác giả đưa ta đi tiếp tới phần thứ ba mô tả các phương diện chính yếu làm nên nền tảng văn minh Trung Hoa, cả về tinh thần lẫn vật chất, mà phần lớn trong số đó vẫn còn được duy trì cho tới ngày nay.
“Nhìn chung, đây là một cuốn sách khó đọc và phần lớn nội dung không phù hợp lắm với việc đọc để giải trí. Nhưng một khi đã đọc xong rồi, ắt hẳn cái uyên bác của tác giả sẽ làm ta khâm phục, cái cốt cách của tác giả sẽ khiến ta nể trọng, và cái bi phẫn của tác giả sẽ khiến ta thổn thức. Như lời học giả Phan Ngọc từng nói trong Lời giới thiệu của tập Sử ký mà ông trích dịch: “Suốt đời Tư Mã Thiên không muốn gì hơn là có những người hiểu mình”, chúng tôi rất mong qua bản dịch mà ắt hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót này, bạn đọc sẽ có dịp hiểu hơn về con người vĩ đại của hơn hai nghìn năm trước ấy.” - Dịch giả Nguyễn Đức Vịnh
Sử Ký Tư Mã Thiên (Bìa Cứng) (Tái Bản 2023)
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán.
- Ấn bản này với hình thức mới mẻ, toàn diện, góc nhìn mới, đa tầng, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nguyên tác. Cuốn sách còn có phần phụ như giải thích, dịch nghĩa bằng câu từ tinh tế giúp bạn đọc thưởng thức trọn vẹn nội dung tác phẩm.
Sử Ký Tư Mã Thiên
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán.
- Ấn bản này với hình thức mới mẻ, toàn diện, góc nhìn mới, đa tầng, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nguyên tác. Cuốn sách còn có phần phụ như giải thích, dịch nghĩa bằng câu từ tinh tế giúp bạn đọc thưởng thức trọn vẹn nội dung tác phẩm.
Sử Ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử nổi tiếng nhất của thế giới. Là một tác phẩm đồ sộ, có tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện. Là lịch sử của toàn bộ dân tộc Trung Hoa kéo dài trên ba ngàn năm từ Hoàng Đế đến Vũ Đế (thời Tây Hán).
Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Sử ký là một tác phẩm khó nhưng rất hay. Nó làm cho người đọc say mê và giáo dục họ rất nhiều. Nhưng vì nội dụng phong phú, cách diễn đạt kín đáo nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới thấy hết cái hay của nó. Dịch giả Phan Ngọc cố gắng dịch những chương tiêu biểu, chương nào dịch thì dịch trọn vẹn, chỉ lược bớt những đoạn ít quan trọng đối với văn học. Vì cách hành văn theo lối Xuân Thu rất xa lạ đối với chúng ta, nên dịch giả cố gắng chú thích, phân đoạn, tóm tắt để làm sao cho người đọc làm quen với tác phẩm một cách dễ dàng nhất.
Bản dịch của Phan Ngọc là một trong số bản dịch hay nhất của cuốn “Sử ký”
Đánh giá/ nhận xét của chuyên gia:
“Có thể nói, Tư Mã Thiên là sử gia đầu tiên trên thế giới viết về lịch sử của một nước. Trước đấy, ở Trung Quốc chỉ có những người viết lịch sử một công quốc hay kể lại một vài biến cố quan trọng như Xuân Thu thượng thư. Những bộ sử như Lịch sử của Hêrôđôt (484 TCN‑425 TCN). Lịch sử chiến tranh ở Pélpôônne của Thuxiđit (460 TCN‑395 TCN) trong văn học Hy Lạp hay Chiến tranh ở Gôlơ của Xêđa trong văn học La Mã, chẳng qua chỉ kể lại một trận đánh hay một chiến dịch. Quyển Lịch sử La Mã của Titut Livut (59 TCN-17 SCN) sau Sử ký viết toàn bộ lịch sử một đô thị, nhưng đó chỉ là lịch sử một đô thị. Sử ký thì khác, nó là lịch sử của toàn bộ dân tộc Trung Hoa kéo dài trên ba ngàn năm từ Hoàng Đế đến Vũ Đế và bao gồm một địa bàn mênh mông. Chính vì có ý thức rất rõ về tính chất thống nhất và tiếp tục của lịch sử, nên tác giả mới có hai phần khác nhau là biểu và bản kỷ, lại có phần thế gia nói những điểm chủ yếu trong lịch sử
từng công quốc. Không những thế, ông cũng là người đầu tiên nói về những dân tộc mà người ta gọi là “mọi rợ” và ở đây tuyệt nhiên không có thái độ khinh miệt.
Ông cũng là người đầu tiên viết một quyển thông sử bao gồm mọi mặt của xã hội. Ông chú ý đến tất cả, đọc tất cả, biết tất cả kiến thức của thời đại.”
Phan Ngọc
Trích đoạn hay:
“Chính trị nhà Hạ trung thực. Khi sự trung thực kém đi thì bọn tiểu nhân mất lễ, cho nên nhà Ân kế tiếp theo dùng chữ “kính” để cai trị. Sự kính cẩn sau đó kém đi, bọn tiểu nhân lại theo ma quỷ, cho nên nhà Chu kế tiếp theo dùng “văn” để cai trị. Sau đó văn kém đi, kẻ tiểu nhân biến thành xảo trá. Vì vậy cho nên để bổ cứu sự xảo trá không gì bằng dùng chữ “trung thực”. Đạo tam vương xoay vận hết rồi lại quay lại. Trong thời Chu, Tần có thể nói cái văn bị hư hỏng đi. Chính trị của Tần không thay đổi điều đó lại dùng hình phạt khốc liệt há chẳng sai lầm sao! Cho nên khi nhà Hán nổi lên, sau khi tiếp thu tình trạng hư hỏng thì dễ thay đổi nó, khiến người ta có được nguyên lý của trời vậy.”
(trích Cao Tổ bản kỷ)
Tháng 8 ngày Kỷ Hợi, Triệu Cao muốn làm phản, nhưng sợ quần thần không nghe, nên trước tiên phải thử. Y dâng Nhị Thế một con hươu, và bảo rằng đó là con ngựa. Nhị Thế cười nói:
- Thừa tướng lầm đấy chứ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa?
Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là “ngựa” để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói “hươu”.
Nhân đấy Triệu Cao để ý những người nào nói là “hươu” để dung pháp luật trị tội. Sau đó quần thần đều sợ Cao.
(trích Tần Thủy Hoàng bản kỷ)
Về tác giả:
Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN).
Tên tự là Tử Trường, sinh năm 145 trước Công nguyên (TCN), ở Long Môn nay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây.
Tư Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn, cày ruộng, chăn cừu, làm bạn với những người nông dân bình thường, và học các sách sử cổ. Lên mười tuổi, ông đã học Tả truyện, Quốc ngữ, Thế bản và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước.
Năm hai mươi tuổi, ông bắt đầu lên đường đi du lịch để xem tận mắt những nơi sau này ông sẽ phải viết sử. Đến năm 108 TCN, ông thay cha làm thái sử lệnh, rồi bị khép vào tội “coi thường nhà vua” và bị thiến. Sau ông làm đến chức trung thư lệnh và mất năm 60 tuổi.
Sử Ký 1 - Bản Kỷ (Tái Bản 2021)
"Sử ký" là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những bộ sử kinh điển nhất của thế giới. Đặc biệt, thú vị hơn nữa, do tính chất “văn sử bất phân” của bộ sách, "Sử ký" từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này được Tư Mã Thiên viết từ năm 109 TCN đến năm 91 TCN, miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2000 năm từ Hoàng Đế thần thoại cho đến thời ông sống - đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học và văn chương Trung Hoa.
"Sử ký" là một tác phẩm đồ sộ với 52 vạn chữ, 130 thiên, chia làm nhiều phần gồm: Bản kỉ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện, trong đó phần Bản kỉ có 12 thiên, phần Biểu có 10 thiên, phần Thư có 8 thiên, phần Thế gia có 30 thiên, phần liệt truyện có 70 thiên, tất cả hợp thành một thế giới bao la rợn ngợp.
Nhà nghiên cứu, dịch giả Trần Quang Đức chia sẻ, thường người Việt Nam đọc sử Trung Quốc không phải đọc qua sách mà là “đọc” qua phim, mà phim so với chính sử thì khoảng cách quá xa. Tại buổi ra mắt, nói về quá trình dịch tác phẩm kinh điển này, Trần Quang Đức cho biết, đọc hiểu "Sử ký" đã khó nhưng phiên dịch nó còn khó hơn nhiều bởi "Sử ký" được viết bằng thứ Hán văn cổ đã quá xa với tư duy ngôn ngữ hiện đại (ngay ở Trung Quốc hay Đài Loan hiện tại cũng cần có nhiều bản dịch ra tiếng Trung hiện đại để độc giả có thể tiếp cận). Cái khó nữa của việc dịch "Sử ký" là, bản thân tiếng Hán tương đồng với tiếng Việt ở chỗ là thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, cho nên dịch tiếng Hán không thể dịch ý như dịch ngôn ngữ Ấn - Âu. Hiện nay ở Trung Quốc có khá nhiều bản in "Sử ký" khác nhau, Trần Quang Đức chủ yếu sử dụng bản được coi là tốt nhất hiện nay: bản “Tam gia chú” (ba nhà chú thích).
Cuốn sách là bộ thông sử đầu tiên trên thế giới phản ánh lịch sử Trung Quốc trong hơn 3000 năm từ thời hiên viên theo truyền thuyết cổ đại tới những năm Thái Sơ thời Hán Vũ đế . Sử ký tư mã thiên gồm 52 vạn chữ , 130 thiên , chia là 5 phần : Bản kỷ , biểu , thư , thế gia , liệt truyện .
“Liệt truyện” là phần dài nhất trong năm phần của sử ký , bao gồm các quyển 61 đến 130 , nội dung về cuộc đời của những nhân vật tiêu biểu ngoài chư hầu đế vương trên các phương diện cũng như ghi chép về các tộc thiểu số .
Được hai năm, Ngô vương định thảo phạt Tề. Tử Tư can rằng: “Chưa được. Thần nghe nói Câu Tiễn ăn không hai món, đồng cam cộng khổ cùng trăm họ. Người này không chết, ắt là mối họa của Ngô. Ngô có nước Việt, như có bệnh trong tim phổi, Tề với Ngô chỉ như ghẻ lở thôi. Xin đại vương bỏ Tề mà đánh Việt trước.” Ngô vương không nghe, bèn đi đánh Tề, đánh bại Tề ở Ngải Lăng, bắt sống Cao Chiêu tử và Quốc Huệ tử nước Tề đưa về. [Ngô vương] trách Tử Tư. Tử Tư nói: “Đại vương chớ vội mừng!” Ngô vương giận, Tử Tư định tự sát, Ngô vương nghe vậy thì ngăn lại. Đại phu nước Việt là Chủng nói: “Thần thấy Ngô vương chấp chính kiêu căng, xin thử sang vay lương thực xem phản ứng thế nào.” Sang xin vay lương, Ngô vương định cho, Tử Tư can đừng cho vay, nhưng Ngô vương vẫn cho vay, Việt bèn mừng thầm. Tử Tư nói rằng: “Đại vương không nghe lời can, ba năm sau nước Ngô sẽ thành gò hoang thôi!”
TÁC GIẢ:
Tư Mã Thiên, tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký, tác phẩm sử mà nhờ nó ông được tôn là Sử thánh, một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông sinh năm 145 trước Công nguyên, ở Long Môn, nay là huyện Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây. Tổ tiên của ông từ đời nhà Chu đã làm thái sử. Cha của ông là Tư Mã Đàm cũng làm chức thái sử lệnh của nhà Hán. Năm 110 trước Công nguyên, cha ông trước khi mất dặn ông nối nghiệp làm sử quan, ông nghe lời mà khóc. Ba năm sau, khi đã mãn tang, Tư Mã Thiên thay cha làm Thái sử lệnh.
Năm 99 trước Công nguyên, do bênh vực Lý Lăng, một võ quan bị thất bại trong trận chiến với Hung Nô, ông bị Hán Vũ Đế khép vào tội khi quân và bị thiến và bị cầm tù do không đủ tiền nộp để chuộc tội. Ra tù, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh, một chức quan to, vốn chỉ dành cho hoạn quan, được ở gần vua, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật. Thỉnh thoảng ông được đi theo vua trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức Thái sử nữa, lại luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ Sử ký và hoàn thành tác phẩm vào năm 97 trước Công nguyên (có sách nói là năm 91 trước Công nguyên, lúc ông trên 55 tuổi).
Hiện người ta không biết rõ ông mất năm nào. Theo Vương Quốc Duy trong Thái sử công niên khảo, có lẽ ông mất vào năm 60 tuổi, năm 86 trước Công nguyên, cùng một năm với Hán Vũ đế.
Cuốn sách là bộ thông sử đầu tiên trên thế giới phản ánh lịch sử Trung Quốc trong hơn 3000 năm từ thời hiên viên theo truyền thuyết cổ đại tới những năm Thái Sơ thời Hán Vũ đế . Sử ký tư mã thiên gồm 52 vạn chữ , 130 thiên , chia là 5 phần : Bản kỷ , biểu , thư , thế gia , liệt truyện
“Thế rồi Thái tử tìm chủy thủ sắc bén trong thiên hạ, kiếm được chủy thủ của Từ phu nhân nước Triệu, trả giá trăm dật vàng, sai thợ đem tôi trong thuốc độc, dùng người để thử, rướm máu như sợi tơ, không ai không chết ngay. Bèn chuẩn bị hành trang cho Kinh Kha lên đường. Nước Yên có dũng sĩ Tần Vũ Dương, mười ba tuổi, giết người, không ai dám nhìn thẳng. Bèn lệnh Tần Vũ Dương làm phó. Kinh Kha đợi người đến, muốn cùng đi; người đó ở xa chưa đến, sắp sẵn hành lý cho. Lâu sau, chưa lên đường, Thái tử cho là chậm trễ, ngờ Kinh Kha hối hận đổi ý, lại thúc giục: ‘Thời gian đã hết, Kinh Khanh há có ý gì chăng? Đan xin được sai Tần Vũ Dương đi trước.’ Kinh Kha giận, quát Thái tử: ‘Sao Thái tử sai hắn đi trước? Đi mà không trở về, là trò trẻ con! Vả lại đem một dao chủy thủ vào Tần mạnh đầy bất trắc, cho nên tôi còn lưu lại, đợi người khách của tôi đến đi cùng. Nay Thái tử cho là chậm trễ, vậy xin từ biệt!’ Bèn xuất phát.
Thái tử cùng tân khách biết việc đó, đều mặc áo đội mũ trắng đưa tiễn. Đến trên sông Dịch, tế thần đường xong, liền xuất phát, Cao Tiệm Ly đánh đàn tranh, Kinh Kha họa lại hát theo điệu biến chủy, kẻ sĩ đều nhỏ lệ sụt sùi. Lại bước lên hát rằng:
‘Gió se sắt chừ sông Dịch lạnh, tráng sĩ một đi chừ không trở lại!’
Lại hát bằng âm vũ khảng khái, kẻ sĩ đều trợn mắt, tóc dựng xiên lên mũ. Thế rồi Kinh Kha lên xe ra đi, không ngoái nhìn lại nữa.” - Truyện Kinh Kha, Thích khách liệt truyện
“Biển Thước sang Tề, Tề Hoàn hầu coi ông như khách. Biển Thước vào triều kiến, nói: ‘Ngài có bệnh ở da, không chữa bệnh sẽ thêm nặng.’ Hoàn hầu nói: ‘Quả nhân không có bệnh.’ Biển Thước đi khỏi, Hoàn hầu bảo tả hữu rằng: ‘Thầy thuốc hám lợi, định lấy người không bệnh ra chữa để kể công’.
Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, nói: ‘Ngài có bệnh ở mạch máu, không chữa e càng thêm nặng.’ Hoàn hầu nói: ‘Quả nhân không có bệnh’. Biển Thước ra về, Hoàn hầu không vui…
Năm ngày sau, Biển Thước lại vào gặp, vừa thấy Hoàn hầu liền bỏ chạy. Hoàn hầu sai người hỏi nguyên do, Biển Thước nói: ‘Bệnh ở da, dùng thuốc chườm còn kịp; vào đến mạch máu, dùng kim châm còn kịp… Nay bệnh đã vào đến xương tủy, thần không xin được chữa nữa.’ Năm ngày sau, Hoàn hầu đổ bệnh, sai người triệu Biển Thước, Biển Thước đã trốn đi. Thế rồi Hoàn hầu liền chết.
Giả sử thánh nhân đoán trước được bệnh, có thể sai thầy giỏi chữa trị sớm, bệnh sẽ qua khỏi, giữ được mạng sống. Người ta có điều tức tối, nên bệnh tật nhiều; còn thầy thuốc có điều tức tối, cách chữa bệnh ít. Do đó bệnh có sáu dạng không chữa được: Kiêu ngạo phóng túng không bàn đạo lý, là bệnh thứ nhất không chữa được; coi nhẹ thân mình xem trọng của cải, là bệnh thứ hai không chữa được; ăn mặc vô độ không có chừng mực, là bệnh thứ ba không chữa được; âm dương hỗn loạn, khí tạng bất ổn, là bệnh thứ tư không chữa được; thân mình gầy yếu không dùng nổi thuốc, là bệnh thứ năm không chữa được; tin vào đồng cốt không tin thầy thuốc, là bệnh thứ sáu không chữa được. Có một trong các chứng đó, thì vô cùng khó chữa.” -Truyện Biển Thước
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi