1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả văn lê

Tổng hợp sách của tác giả văn lê tại KhoSach.com.vn
name

Long Thành Cầm Giả Ca: Kịch bản điện ảnh khai thác tinh hoa thơ Nguyễn Du

Từ trang thơ đến màn ảnh rộng

“Long Thành Cầm Giả Ca” là kịch bản điện ảnh được chuyển thể từ bài thơ chữ Hán cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du, một tác phẩm bất hủ được ông sáng tác vào năm 1813 khi ông trở về Thăng Long để đi sứ Trung Quốc.

Kịch bản giữ nguyên tinh thần và cốt cách của bài thơ, đồng thời phát triển câu chuyện một cách sâu sắc. Thay vì chỉ dừng lại ở lời thơ, tác giả kịch bản đã xây dựng một câu chuyện đầy đủ về những lần gặp gỡ giữa nhà thơ Nguyễn Du với người danh cầm đất Thăng Long, cùng với đó là sự chứng kiến của ông về số phận bi thương của cô Cầm.

Số phận nghệ thuật và tình yêu trong “Long Thành Cầm Giả Ca”

Thông qua số phận của cô Cầm, kịch bản đã phản ánh chân thực số phận của nghệ thuật trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Một thời kỳ đầy biến động, nghệ thuật bị vùi dập, bị lợi dụng và cuối cùng là rơi vào quên lãng.

Hơn nữa, “Long Thành Cầm Giả Ca” là một câu chuyện về tình yêu. Tình yêu của nhà thơ Nguyễn Du dành cho người kỹ nữ tài sắc vẹn toàn, một tình yêu đầy lãng mạn nhưng cũng ẩn chứa nỗi đau, sự tiếc nuối.

Đánh giá kịch bản

“Long Thành Cầm Giả Ca” là một kịch bản điện ảnh đầy tiềm năng. Bên cạnh việc khai thác thành công tinh hoa thơ văn Nguyễn Du, kịch bản còn sở hữu những yếu tố hấp dẫn, thu hút khán giả:

Câu chuyện cảm động: Số phận bi thương của cô Cầm và tình yêu lãng mạn của nhà thơ Nguyễn Du chắc chắn sẽ tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người xem.

Bối cảnh lịch sử độc đáo: Kịch bản đưa khán giả ngược dòng thời gian về thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, một giai đoạn lịch sử đầy biến động, hấp dẫn và đầy bí ẩn.

Phong cách nghệ thuật đặc sắc: Với sự kết hợp giữa thơ ca, âm nhạc và điện ảnh, “Long Thành Cầm Giả Ca” hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo, đầy ấn tượng.

Kết luận

“Long Thành Cầm Giả Ca” là một kịch bản điện ảnh đáng chờ đợi. Với nội dung hấp dẫn, bối cảnh lịch sử độc đáo và phong cách nghệ thuật đặc sắc, kịch bản hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một bộ phim điện ảnh đầy cảm xúc, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật.

name

Cống nhân

Tác giả: Văn Lê

Nhà văn Văn Lê (sinh năm 1949)

Tên thật là Lê Chí Thụy

Quê ở Ninh Bình

Ông còn là nhà biên kịch, đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu xuất sắc, từng đạt nhiều giải thưởng.

Lời giới thiệu tiểu thuyết “Cống nhân”

Cảm hứng lịch sử luôn thôi thúc tôi cầm bút

Thật đúng với điều nhà văn Văn Lê đã nói, kể sử qua văn chương là một khuynh hướng trong những tác phẩm của ông. Và Cống nhân là cuốn tiểu thuyết lịch sử mà ông đã cầm bút với nhiệt tâm sôi nổi ấy, được ông lấy cảm hứng từ lịch sử đời Trần, giai đoạn nhàTrần suy vi đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay Hồ Quý Ly.

Nhàvăn Văn Lê (sinh năm 1949) tên thật làLê Chí Thụy, quê ở Ninh Bình. Ông được trao giải A về thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và rất nhiều giải thưởng văn chương khác trong nước. Sự nghiệp của ông trải dài với 20 cuốn tiểu thuyết, 6 tập thơ, 3 trường ca, 4 tập truyện. Nhà văn Văn Lê còn là biên kịch, đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu xuất sắc.

Cống nhân là cuốn tiểu thuyết viết về số phận đầy sóng gió của hai cha con Hoàng giáp Đại sư Tuệ Quang, một vị thiền sư, một lương y tài năng. Người vợ yêu quý của ngài mất sớm, ngài xuất gia. Sau lần bất ngờ gặp lại người vợ đã mất – đã trở thành một mỹ nhân ngư, ít lâu sau, một đứa bé gái được gửi đến chùa cho Tuệ Quang. Tin chắc đó là con gái ngài với người vợ đã mất, ngài đặt tên Duyên cho cô bé. Khi Thị Duyên đã lớn thành một thiếu nữ xinh đẹp, cha con Tuệ Quang cùng nhiều người dân khác bị cống nạp cho người Bắc phương. Lấy ý tưởng từ tấn thảm kịch khuất tất trong lịch sử: Cống nhân - tục cống người ở nước ta sang Bắc phương, đời nhà Minh ở Trung Quốc, Văn Lê cho ta thấy thân phận cay đắng, nhỏ nhoi của con người bị vùi dập dưới chính sách tàn bạo của vua chúa. Tác phẩm cất lên tiếng hát oán than nỗi niềm tha hương cũng như ý thức lưu vong của những cống nhân Đại Việt phải chịu cảnh lưu lạc ở Trung Quốc thời bấy giờ, tiếng kêu của Nhân quyền chạy dọc xuyên suốt toàn tác phẩm. Dù thoát ra từ vết thương lịch sử cách đây hàng trăm năm nhưng mãi đến khi tác phẩm Cống nhân ra đời, tiếng kêu ấy mới được trần tình. Với quan điểm mà tác giả bày tỏ: “Vua phải ra vua, chúa phải ra chúa, quan phải ra quan, dân phải ra dân”, phẩm cách con người là thứ cần được vun bồi cho lớn mạnh, dù mỗi người ở bất kỳ địa vị xã hội nào.

Với óc quan sát tỉ mỉ lịch sử, văn hóa, phong tục Việt Nam đời nhà Trần, những hiểu biết phong phú về đông dược và giọng văn thuần chất lịch sử pha trộn màu sắc huyền ảo đầy mê hoặc và xúc cảm; tài văn chương của Văn Lê đã làm cho chất Sử trong Cống nhân thăng hoa, rỡ ràng trong ánh sáng chân lý, hòa điệu cùng dân tình nước non và lớp người bình dị. Trong Cống nhân, tình yêu đôi lứa còn được khai phóng một cách bản năng và mãnh liệt, vừa cổ điển vừa sâu lắng, vừa đậm chất kỳ ảo như huyền thoại mà thế hệ nào cũng có thể đồng cảm. Trong trí tưởng tượng của ông, nàng mỹ nhân ngư vừa là một người cá vừa là một con sóng cho nhà sư ôm cưỡi lướt đi, hư thực đan xen... cùng những chi tiết kỳ ảo lãng mạn khác đã bung xòe dưới ngòi bút tài hoa. Nội dung truyện độc đáo, cốt truyện ly kỳ, kịch tính được ông xây dựng khéo léo, gợi ra những góc nhìn mới trong lịch sử nhà Trần, nhà Hồ.

Văn Lê đã tạo được một văn nghiệp lớn với những cuốn tiểu thuyết giá trị về mặt lịch sử và xã hội, có sức thu hút đối với bạn đọc trong nước lẫn ngoài nước. Tiểu thuyết lịch sử Cống nhân của Văn Lê cũng là quyển sách đầy tiềm năng để vươn xa, loang rộng ra cuộc đời, là khúc ca sử Việt vàng son vừa lộng lẫy vừa ngậm ngùi kể về thân phận tha hương của những cống nhân Đại Việt xưa.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

 

Trích đoạn:

(1)

Bị bắt làm cống nhân có nghĩa là cô sẽ không bao giờ được gặp anh nữa, không bao giờ cô được về lại chùa Cẩm và đất Thượng Hồng, quê hương của cô nữa. Tất cả những cánh cửa trước mắt cô hầu như đã bị đóng kín. Mọi hy vọng trong cô đều sụp đổ tan tành. Cô không còn gia đình, người thân. Không còn gì cả. Cô cảm thấy đau đớn, xót xa, thương cho phận mình. Chưa có ai ở xứ sở này lại phải hứng chịu chuyện tan thương như bản thân cô. Mẹ chết sớm. Cha bị bắt làm cống nhân, rồi đến lượt cô cũng bị bắt làm cống nhân nốt. Chẳng lẽ hai thế hệ trong một gia đình đều bị cống sang Bắc phương làn gia nô sao? Người ta thường nói: “Trời không lấy hết của ai cái gì”, nhưng đó là Trời. Còn gia đình cô là người bị cướp. Cướp sạch.

 

(2)

Nguyễn Bản vui vẻ kể cho Thị Duyên nghe những câu chuyện trong chuyến đi mà anh mục kích được. Nguyễn Bản cho biết:

Sau khi thuyền chở thuốc men, vật dụng khởi hành từ bến Cẩm đi ra sông Cái, chạy vào kênh xuôi theo sông Hoàng đến Hải Triều thì gặp hàng trăm chiến thuyền của quân Long Tiệp, do Đô tướng Trần Khát Chân chỉ huy, từ sông Lô vừa tới. Đô tướng quân dàn trận đợi địch. Trước đó, một vị tướng của ta là Nguyên Diệu, muốn báo thù cho người anh bị Vua giết, chạy sang đầu hàng quân Chiêm. Vào rạng ngày rằm tháng Giêng, Nguyên Diệu đem hơn một trăm chiến thuyền dẫn Chế Bồng Nga đi xem cách bày binh của quân ta. Trong lúc quân địch còn chưa tụ tập đủ thuyền thì một viên tướng Chiêm tên là Ba Lâu Kê, từng bị Vua Chiêm phạt đòn, chạy sang quân doanh, chỉ tay vào chiếc thuyền sơn màu xanh, nói rằng: “Đó là thuyền của Quốc vương”.

Đô tướng ra lệnh cho hàng chục hỏa pháo Thần sang đặt trên thuyền nhằm vào thuyền xanh mà bắn. Chế Bồng Nga bị trúng hỏa pháo, chết ngay. Quân Chiêm kêu khóc ầm ĩ. Nguyên Diệu chặt lấy đầu Vua Chiêm chạy về với quân ta. Viên phó quân Long Tiệp là Phạm Nhữ Lặc liền chém chết Nguyên Diệu, lấy đầu Chế Bồng Nga giao nộp. Quân giặc bị đánh tan rã. Đô tướng Khát Chân sai Giám quân Lê Khắc Khiêm bỏ đầu Vua Chiêm vào trong hòm, dùng thuyền con chở gấp về “Bản doanh” ở bến Bình Than, báo tin thắng trận.

“Thuyền về tới vào lúc canh ba, - Nguyễn Bản kết thúc câu chuyện - Thượng hoàng Nghệ Tông còn đang ngủ, tỉnh dậy, tưởng giặc vào dinh. Đến khi nghe tin thắng trận, ngài mừng lắm, reo lên, rồi triệu quần thần, lấy đầu Vua Chiêm ra xem kỹ. Trăm quan mặc triều phục đồng thanh hô “Vạn tuế”. Thượng hoàng nói với các quan rằng: “Ta với Chế Bồng Nga chống cự nhau đã lâu rồi, nay mới được nhìn thấy nhau, chẳng khác nào như Hán Cao Tổ gặp Hạng Vũ vậy. Thiên hạ yên rồi đây”.

Lời kể của Nguyễn Bản về việc Vua Chiêm bị giết chết làm cho Thị Duyên vừa vui lại vừa không vui. Vui vì từ nay mối họa chết chóc do Chiêm Thành gây ra không còn nữa, dân chúng không còn phải chạy loạn nữa, nhưng buồn là chiến công không đẹp. Thị Duyên thổ lộ với Nguyễn Bản suy nghĩ của mình.

“Tại sao em lại nghĩ là không đẹp?”

Thị Duyên đáp:

“Em từng đọc sách, thấy cổ nhân nói: Người ở ngôi cao phải có lòng chính trực. Lời nói và việc làm phải thận trọng thì ít phạm sai lầm, dân chúng mới kính mộ, nương nhờ. Nếu như có người của chúng ta đem nội tình nước ta báo cho giặc, hiển nhiên chúng ta căm ghét họ. Nay lại nghe có người Chiêm bán rẻ mạng Vua của họ cho chúng ta, chúng ta liền tỏ ra vui mừng. Nói gì thì nói, đây là phần thưởng dành cho hành vi mà chúng ta phỉ nhổ. Em buồn là ở ý này thôi”.

Nguyễn Bản ngạc nhiên, đồng thời cũng khâm phục trước suy xét sâu xa của Thị Duyên. Anh giảng giải:

“Về quân sự, ta không thể đem “đạo quân tử” ra để hành xử em ạ. Trong quân sự, được quyền dối trá, miễn là đem lại lợi ích cho quốc gia”.

“Em biết! Bố cũng nói như thế! - Thị Duyên lập luận - Cho nên cổ nhân mới dạy rằng “Trong quân sự, có sức thì tiến, không có sức thì lui. Đánh gấp không được thì đánh trường kỳ. Không thể dùng biện pháp gian tà, bỏ mặc đại nghĩa, mà giành thắng lợi được. Nếu không, cái mất sẽ lớn hơn cái được rất nhiều. Bây giờ thì không sao. Nhưng đời sau mới lĩnh hậu quả”.

Nguyễn Bản cứ nhìn Thị Duyên chằm chằm. Anh chưa thấy một bé gái nào mới mười bốn tuổi mà lại có những suy nghĩ kỳ lạ như thế, ngoại trừ thần đồng. Thị Duyên cố nhiên không phải là thần đồng, mà chỉ là một cô bé thông minh, đọc nhiều, có trí nhớ rất tốt mà thôi. Điều đáng nói là cô luôn sử dụng kiến thức đã học một cách có suy xét.

“Em là một cô bé kỳ lạ! - Sau cùng, Nguyễn Bản kết luận bằng lời nhận xét - Em chả khác gì thần đồng”.

“Em chỉ đáng được làm thần dân thôi, anh à!”

“Thần dân ư? - Nguyễn Bản hỏi - Vậy thần dân có buồn không, khi “người ta” đi theo quân ở Hưng Hóa chưa về?”

Thị Duyên đỏ mặt, đập vào vai Nguyễn Bản:

“Anh thì..”.

“Thì sao?”

“Anh đi theo theo quân có nhớ “người ta” ở nhà vò võ nhớ thương không? - Thị Duyên cười hồn nhiên - Về lần này thì cưới “người ta” đi. Có gì khó khăn, em còn thu xếp ẵm con giúp”.

Nguyễn Bản toan cốc lên đầu Thị Duyên, nhưng cô né được, cười ré lên. Nguyễn Bản đe:

“Em liệu thần hồn đấy!”

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi