Theo Dấu Văn Nhân - Nguyễn Du
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Nhiều người Việt Nam ta thuộc những câu Kiều, và thường ngâm Kiều, lẩy Kiều, hát ru con trẻ bằng Kiều… Tác phẩm Truyện Kiều bất hủ khiến Nguyễn Du trở thành người “tài hoa nhất đời” và cũng cho thấy trái tim của một thi nhân vĩ đại.
Không chỉ có vậy, nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Du cũng cho thấy nét bút tài hoa và tấm lòng giàu trắc ẩn của ông. Nhưng trái tim thi nhân nhạy cảm cùng con mắt nhìn thấu cõi đời ấy có lẽ cũng khiến cho cuộc đời Nguyễn Du nhiều phen dâu bể. Càng đọc về ông, ta càng thêm kính phục và tự hào!
---
“Theo dấu văn nhân” là bộ sách giới thiệu chân dung những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Không chỉ giới thiệu về cuộc đời của các văn nhân, mỗi cuốn sách còn khái quát hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm kinh điển trong sự nghiệp văn chương của họ, giúp các độc giả nhỏ tuổi thêm hiểu, thêm yêu những vần thơ, câu văn trong các tác phẩm được học trong nhà trường. Ở lần xuất bản đầu tiên, “Theo dấu văn nhân” giới thiệu 4 tác giả lớn của nền văn học trung đại: Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.
Mời các bạn tìm đọc:
Theo dấu văn nhân: Nguyễn Trãi
Theo dấu văn nhân: Đoàn Thị Điểm
Theo dấu văn nhân: Nguyễn Du
Theo dấu văn nhân: Nguyễn Đình Chiểu
Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam - Ngọc Hân Công Chúa
Ngọc Hân công chúa (1770 – 1799) là con của vua Lê Hiển Tông. Khi vừa qua tuổi trăng rằm, nàng được vua cha gả cho người anh hùng đất Tây Sơn là Nguyễn Huệ (Quang Trung). Vào năm 1789, vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nàng được phong làm Bắc cung hoàng hậu. Nhưng sau khi nhà vua băng hà (1792), nàng sống trong nỗi buồn thương khôn nguôi; rồi bảy năm sau cũng nối gót tiên đế mà qua đời khi tuổi mới 29.
Mời các em tìm đọc:
An Dương Vương
Hai Bà Trưng
Bà Triệu
Lý Nam Đế
Triệu Việt Vương
Lương Thế Vinh
Ngô Quyền Đinh
Bộ Lĩnh
Lê Đại Hành
Lý Công Uẩn
Lý Thường Kiệt
Phùng Hưng
Tô Hiến Thành
Trần Hưng Đạo
Yết Kiêu - Dã Tượng
Trần Nhân Tông
Ỷ Lan
...
Những Anh Hùng Trẻ Tuổi - Mạc Thị Bưởi
Chị Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở hoạt động rất tích cực ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc bọn thực dân xâm lược và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột, dù trong bối cảnh địch càn quét gắt gao, Mạc Thị Bưởi vẫn một mình bám dân, bám đất, kiên trì xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến... Kết quả, chị đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc…
Khi không may sa vào tay giặc, dù bị chúng tra tấn dã man, Mạc Thị Bưởi cắn răng chịu đựng không khai một lời. Chị đã anh dũng hi sinh khi mới 24 tuổi xuân.
---
Với mong muốn khơi gợi sự quan tâm và niềm yêu thích của độc giả nhỏ tuổi với những cuốn sách giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi” với hình thức lời kể ngắn gọn cùng những tranh minh họa màu sống động.
Mời các bạn cùng tìm đọc bộ tranh truyện “Những anh hùng trẻ tuổi”:
- Kim Đồng
- Người Con Trai Nà Mạ
- Chuyện Kể Về 5 Đội Viên Đầu Tiên
- Chuyện Kể Về Người Tổng Phụ Trách Đội Đầu Tiên
- Vừ A Dính
- Bế Văn Đàn
- Phan Đình Giót
- Tô Vĩnh Diện
- Trần Văn Ơn
- Võ Thị Sáu
- Chị Sáu Ở Côn Đảo
- Chuyện Kể Về Mười Cô Gái Ngã Ba Đồng Lộc
- ...
Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam - Lê Chân
Ở một làng nhỏ ven biển thuộc Đông Triều (Quảng Ninh ngày nay), có vợ chồng nhà họ Lê hiếm muộn mãi mới hạ sinh được cô con gái, đặt tên là Lê Chân. Cô gái lớn lên xinh đẹp ngời ngời, vì thế tên Thái thú Tô Định muốn đem về làm thê thiếp. Lê Chân không chịu, nàng trốn khỏi làng. Vì căm giận tên Thái thú cũng như bọn giặc nhà Hán, nàng đã học võ nghệ và chiêu tập nghĩa quân, tham gia khởi nghĩa cùng Hai Bà Trưng và hi sinh khi tuổi mới tròn 23.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi