Những Anh Hùng Trẻ Tuổi - Phạm Ngọc Đa
Mười lăm tuổi, Phạm Ngọc Đa trở thành đội viên du kích xã, được làm giao liên, trinh sát và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cậu được chọn vào tổ quân báo, theo dõi quân Pháp và hỗ trợ cán bộ Việt Minh.
Tinh thần dũng cảm, kiên trung của người anh hùng nhỏ tuổi Phạm Ngọc Đa sẽ mãi như ánh mặt trời rực rỡ trên quê hương giàu truyền thống yêu nước của vùng đất Tiên Lãng, Hải Phòng…
Kỉ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ - Phía Núi Bên Kia
Tiểu thuyết "Phía Núi Bên Kia" là câu chuyện về cậu bé Hòe "đen" sinh ra ở một làng quê thanh bình dưới chân núi Cóc - ngọn núi mà suốt tuổi thơ cậu vẫn hay tò mò phỏng đoán về những điều bí ẩn phía đường chân trời bên kia ngọn núi. Lớn lên trong những ngày tháng lịch sử của đất nước, cậu bé Hòe chứng kiến những sự kiện như Nạn đói Ất Dậu, Cách Mạng Tháng Tám rồi tới ngày Toàn quốc Kháng Chiến. Trốn nhà theo đoàn bộ đội hành quân lên núi rừng Việt Bắc, với cây đàn violon Hòe “đen” nhập đoàn văn công biểu diễn phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày chiến thắng cậu được gặp lại người cha thân yêu của mình. "Phía Núi Bên Kia" là tiểu thuyết dành cho thiếu nhi đặc sắc của tác giả Xuân Sách, vừa thấm đẫm tình cảm gia đình, tình bè bạn, mà vẫn hồn nhiên trong trẻo.
MỜI CÁC BẠN VÀ CÁC EM TÌM ĐỌC BỘ SÁCH KỈ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
• Điện Biên Phủ Của Chúng Em
• Người Lính Điện Biên Kể Chuyện
• Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Thời Trẻ
• Lá Cờ Chuẩn Đỏ Thắm
• Chuyện Ở Đồi A1
• Người Người Lớp Lớp
• Người Thợ Chữa Đồng Hồ Tại Đường Hầm Số 1
• 70 Câu Hỏi - Đáp Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ
• Mùa Ban Thay Áo
• Những Kí Ức Điện Biên
• Phía Núi Bên Kia
• Phan Đình Giót
• Bế Văn Đàn
• Tô Vĩnh Diện
• Kể Chuyện Điện Biên Phủ
• Kí Họa Trong Chiến Hào - Nhật Kí Chiến Tranh Của Một Người Lính Trẻ Trong Chiến Dịch Điện Biên Phủ
• …
---
Nhà văn XUÂN SÁCH (1932-2008)
Tên thật là Ngô Xuân Sách.
Bút danh khác: Lê Hoài Đăng.
Quê quán: xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Từng là bộ đội pháo binh, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu... Các tác phẩm Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Phía núi bên kia… của ông được trẻ em nhiều thế hệ yêu thích.
Tác phẩm chính:
• Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962)
• Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
• Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971)
• Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974)
• Con suối mặt gương (thơ, 1974)
• Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977)
• Nơi đi và đến (thơ, 1979)
• Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984)
• Đường xa (thơ, 1986)
• Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991)
• Chân dung nhà văn (thơ, 1992)
• Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995)
• Cõi người (thơ, 1996)
Mười lăm tuổi, Phạm Ngọc Đa trở thành đội viên du kích xã, được làm giao liên, trinh sát và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cậu được chọn vào tổ quân báo, theo dõi quân Pháp và hỗ trợ cán bộ Việt Minh.
Tinh thần dũng cảm, kiên trung của người anh hùng nhỏ tuổi Phạm Ngọc Đa sẽ mãi như ánh mặt trời rực rỡ trên quê hương giàu truyền thống yêu nước của vùng đất Tiên Lãng, Hải Phòng…
Những năm quân Pháp tràn tới chiếm đóng khắp các thôn làng, như mọi vùng quê trên dải đất Việt Nam, khắp vùng Kinh Bắc, Đình Bảng sục sôi không khí chống giặc cứu nước.
Với những thành viên nhỏ tuổi dũng cảm, mưu trí như Hoan, Phát, Tâm, Dìn… Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng đã góp phần không nhỏ vào cuộc chiến chống quân xâm lược.
Qua chuyện kể chân thật và sống động của nhà văn Xuân Sách, cuộc sống, tình cảm, những chiến công xuất sắc của các đội viên tuổi hoa Đình Bảng những năm kháng chiến chống Pháp đã, đang và sẽ còn được các thế hệ bạn đọc yêu thích, lưu nhớ.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi