Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hằng ngày như thần thoại Hy Lạp.
Cuốn sách trọn bộ "Thần thoại Hy Lạp" này là một kho tàng văn hóa Hy Lạp thu nhỏ mang đến cho bạn những giá trị tinh thần quý báu, rất đáng lưu giữ và trân trọng. Đó là miền đất văn hóa của tâm linh, của khát vọng, của ước mơ hoài bão chân chính, nơi sức mạnh mang ý nghĩa nhân bản sẽ chiến thắng bạo tàn, nơi cái đẹp được tôn vinh và khẳng định.
Nói như người biên soạn Nguyễn Văn Khỏa trong lời giới thiệu sách: "ường như Thần thoại Hy Lạp vẫn đang hàng ngày hàng giờ, nhắn nhủ loài người chúng ta: "Hãy sống nhân ái và cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốt đẹp hơn nữa, yêu công lý và trọng danh dự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dân vì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trung thực dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!". Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ vụng dại song tràn đầy tin yêu; hiểu biết chưa nhiều, giản đơn song thông minh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầy ước mơ đẹp đẽ, tràn đầy khát vọng táo bạo."
Chính những điều đó đã làm nên sức sống kỳ diệu, vượt mọi không gian, thời gian để Thần thoại Hy Lạp luôn trường tồn cùng nhân loại.
Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao gồm các truyền thuyết về các vị nam thần, nữ thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn dấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa, hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.
Trong các truyền thuyết, câu chuyện và trường ca, tất cả các vị thần của Hy Lạp cổ đại đều được miêu tả giống như hình dáng của con người, ngoại trừ một số sinh vật nửa người nửa thú như các nhân sư, số còn lại đều có nguồn gốc từ vùng Cận Đông và vùng Thổ Nhĩ Kỳ. Các vị thần Hy Lạp có thể sinh con nhưng trẻ mãi không già, không bị thương tổn, không ốm đau, có thể trở nên tàng hình, có thể di chuyển rất nhanh và có thể dùng người là phương tiện truyền đạt ý tưởng của họ mà người đó có thể biết hoặc không biết. Mỗi vị thần có một hình dáng, một nguồn gốc, một sở thích, một cá tính và một lĩnh vực chuyên môn mà họ quản lý; tuy nhiên, việc miêu tả các thần thường xuất phát từ các dị bản khác nhau nên không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Khi các vị thần được vinh danh trong thơ ca hoặc khi cầu nguyện thì họ được coi như là một ý nghĩa tổng hợp gồm tên và trách nhiệm của các vị để phân biệt với các hình ảnh khác của các thần. Trách nhiệm của một vị thần có thể phản ánh một khía cạnh đặc biệt về vai trò của vị thần đó, ví dụ, Apollo, vị thần thơ ca là tên dành cho thần Apollo, được coi là người bảo trợ cho nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa; người cầm đầu các tiên nữ thơ ca muse. Nhưng trách nhiệm của một vị thần cũng có thể dùng để phân biệt một khía cạnh đặc biệt nào đó của một vị thần.
Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, các vị thần được miêu tả là những người thuộc cùng một gia đình đa thế hệ. Vị thần già nhất tạo ra thế giới, nhưng các vị thần trẻ hơn đã thay thế các vị thần già. Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần quen thuộc nhất với tôn giáo Hy Lạp và nghệ thuật Hy Lạp và được miêu tả trong các sử thi có hình dáng của con người trong "Thời đại của các anh hùng". Đó là các bài học mà tổ tiên người Hy Lạp phải học để có được các kỹ năng cần thiết, lòng kính sợ thần thánh, đề cao đức hạnh và trừng phạt tội lỗi. Các vị thần nửa người, nửa thần được gọi là các "anh hùng" và cho đến khi thiết lập được thể chế dân chủ, các hậu duệ người Hy Lạp xây dựng trên cơ sở của tổ tiên.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi