Thức Ăn Phòng Và Trị Bệnh - Ăn Uống Hợp Lý Để Sống Khỏe Sống Lâu
Người đầu tiên trong những năm 1770 là A.Lavoisier đã chứng minh rằng thức ăn vào cơ thể người và súc vật sẽ bị đốt cháy, sử dụng O2, giải phóng CO, và sinh nhiệt. Giá trị năng lượng của thực phẩm đã là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và nhờ các nghiên cứu về chuyển hóa vật chát trong cơ thể đã cho phép xác định nhu cầu năng lượng của cơ thể. Vào giữa thế kỷ XIX, công trình của nhà bác học Đức JLiebig đã chỉ ra rằng thức ăn chứa 3 nhóm chất hữu cơ cơ bản: đạm (protit), đường (gluxit), mỡ (lipit) và các chất vô cơ. Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu của Voit, Rubaer đã cho phép xây dựng một số tiêu chuẩn sử dụng đạm, đường, mỡ, đồng thời nhờ các công trình của nhiều người khác, đã phát hiện hàng loạt vitamin
Ngày nay, kiến thức dinh dưỡng cho phép xây dựng các khẩu phần hợp lý cho tất cả các nhóm người. Một khẩu phần cân đối hợp lý là: Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể. Có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, thích hợp. Người ta nhấn mạnh điểm thứ ba, coi đó là điểm quan trọng nhất của dinh dưỡng hợp lý. Trên thực tế, khái niệm cân đối thường thể hiện trên một số mặt sau: 1. Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng: Năng lượng do đạm cung cấp trong khẩu phần cần từ 10-15% mặc dù vai trò sinh năng lượng của đạm chỉ là phụ. Đường và mỡ là nguồn năng lượng chính. Năng lượng do mỡ cung cấp không nên quá 30%, năng lượng do đường cung cấp nên từ 40 - 60%. Một số tác giả cho rằng, ở xứ nóng, năng lượng do mỡ cung cấp về mùa đông nên là 20%, các mùa khác 15% tổng số năng lượng. Ở nước ta, theo Viện Vệ sinh dịch tễ, trong khẩu phần trung bình nên có: - Năng lượng do đạm (prô-tit) 12% - Năng lượng do mỡ (li-pit) 15 - 20% - Năng lượng do đường (hydrat-cacbon) 65 - 75% Tỷ lệ cân đối sinh lý về trọng lượng giữa đạm, mỡ và đường trong khẩu phần nên là 1:1:4. Tỷ lệ này thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý và lao động. 2. Tỷ số giữa đạm động vật - đạm thực vật: Các đạm nguồn gốc động vật có giá trị sinh học nên
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.