Toàn Cầu Hóa - Hợp Tác Và Đấu Tranh
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội 1 loài người.
Sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta toàn thắng mùa xuân năm 1975, trùng hợp với sự bắt đầu một thời kỳ “hoàng kim” mới của toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Nó diễn ra sầu rộng hơn và nhanh chóng hơn trước, nhờ sự tiến bộ ngoạn mục của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông với hiện tượng internet. Nó bao gồm tất cả các mặt của đời sống chính trị - xã hội, kinh tế - tài chính - tiền tế, văn hóa - lối sống. Nó diễn ra như vũ bão làm cho người ta có cảm tưởng không gì có thể cưỡng lại được. | Nước Mỹ đóng vai trò vượt trội so với phần còn lại của thế giới chẳng những về kinh tế, tài chính, tiền tệ, mà cả về văn hóa, lối sống (way of life). Thế thượng phong của Mỹ trong toàn cầu hóa hiện nay nổi bật đến mức khó có thể phân biệt giữa hai khái niệm “toàn cầu hóa” và “Mỹ hóa”. - Đặc điểm nổi bật của quá trình toàn cầu hóa từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh quyết liệt để giành phần thắng về mình giữa các tác nhân, xung quanh một loạt vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, hòa bình và an ninh quốc tế trọng đại của thế giới; thiết thân đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đồng thời đấu tranh quyết liệt để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ từ biên giới đến hải đảo.
Các vấn đề đó là:
- Toàn cầu hóa qua các giai đoạn lịch sử, đòi hỏi cải tổ các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc theo hướng dân chủ và minh bạch hơn; về khuynh hướng ly khai và hệ lụy; về hòa bình trong độc lập tự do, không phải hòa bình trong nô lệ.
- Về vấn đề Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc và tích cực tham gia các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; về Phong trào không liên kết từ chỗ coi tình hình miền Nam là nội chiến đến hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
- Vấn để đấu tranh bảo vệ chủ lãnh thổ từ biên cương đến hải đảo và thềm lục địa. Hoàng Sa và Trường Sa trước nay vẫn là của Việt Nam, phù hợp phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài PCA, bác bỏ mọi yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Cuba đổi mới đi đôi với bảo vệ chế độ chính trị của đất nước.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi