Tôn Giáo Nhìn Từ Viễn Cảnh Xã Hội Học được biên soạn nhằm mục tiêu giúp sinh viên chuyên ngành Tôn Giáo Học có thêm được một số tư liệu chuyên ngành Xã Hội Học Tôn Giáo để có thể đi sâu hơn vào lãnh vực nghiên cứu tôn giáo.
Theo tác giả, điểm đặc thù chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo là đặt câu hỏi tại sao của một nhóm người nào đó (chứ không phải một cá nhân nào đó) lại thực hiện một nghi lễ nào đó, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà không phải là một nhóm khác, hay một nghi lễ khác, và đâu là các ảnh hưởng của văn hóa, cấu trúc xã hội, bối cảnh kinh tế đối với các hành vi tôn giáo của nhóm đó. Không hẳn chỉ tập trung nghiên cứu các giáo phái, các hành vi phi tôn giáo, phủ nhận, thậm chí chống đối tôn giáo cũng có thể là chủ đề nghiên cứu của lĩnh vực này. Một vài chủ đề chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo: Việc phân loại thế nào là giáo phái (sect), tông phái (denomination), tín ngưỡng (cult).
Lịch sử tư tưởng Xã Hội Học Tôn Giáo.Sự cải đạo (conversion): Những lý do xã hội dẫn đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo.Sự xuất hiện các phong trào tôn giáo mới (new religions).Thế tục hóa (secularization) và phản thế tục hóa (desecularization). Sự tái sinh của cái thiêng (the re-emergence of the sacred) ngay giữa lòng những xã hội văn minh vật chất đến cực điểm.
Quyển sách này sẽ là nguồn tư liệu bổ ích không chỉ cho các bạn sinh viên mà còn cho các đồng nghiệp đang giảng dạy cùng một chuyên ngành.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi