Là bà chủ thông tuệ và phóng khoáng của một ngôi nhà điền viên như cổ tích, nữ văn sĩ chuyên viết truyện thần tiên Olive Wellwood chẳng khác gì tinh thần hiện đại đang lan tỏa khắp nước Anh. Nhưng khi chú bé nghèo Philip được đón vào giữa gia đình bảy đứa con của bà rồi trở thành truyền nhân của một bậc thầy đồ gốm, cuộc đời hiện ra trước chú vừa hứa hẹn nhưng cũng vừa bất trắc, đầy những mối dây giằng níu giống như những câu chuyện của bà.
Truyện trẻ con, cuốn tiểu thuyết thứ chín và đồ sộ nhất của A. S. Byatt có thể đọc như một cuốn sử thi gia đình, mà cũng như cuốn lược sử về nghệ thuật, về xã hội, về đời sống của người phụ nữ khi thời kỳ Victoria dần nhường bước cho thời hiện đại. Câu chuyện bao quát ba thập kỷ dẫn ta đi từ cảnh lầm than của thợ thuyền đến sự ra đời của Công đảng, từ chủ nghĩa xã hội cải lương đến phong trào nữ quyền, từ Đại triển lãm Paris đến Thế chiến thứ nhất, và từ Rodin tới Peter Pan, Wagner cùng vô vàn cống vật cho cuộc tranh giành gay gắt giữa ước vọng nghệ thuật và đời sống con người.
Nhưng trên hết, đó là câu chuyện về những đứa trẻ ở nhiều độ tuổi hoang mang đi tìm lối cho mình, khiến bạn đồng cảm, khiến bạn cười, khiến bạn bừng ngộ, khiến bạn xót xa. Và bạn thấy mình, rất lâu sau khi đặt sách xuống rồi, vẫn muốn mở sách ra nhiều lần nữa, và mỗi lần lại giở ra những tầng lớp mới.
VỀ TÁC GIẢ:
A. S. Byatt sinh năm 1936 trong một gia đình trí thức Anh, mẹ bà là học giả về Robert Browning và em gái là nhà tiểu thuyết Margaret Dabble. Tốt nghiệp Cambridge và tiếp tục quá trình nghiên cứu ở Oxford, Byatt sớm gây dựng được uy tín với tư cách nhà phê bình văn học cũng như mỹ thuật, với mối quan tâm chính là thần thoại, truyện cổ tích và kỳ ảo. Bà giảng dạy về văn học Anh-Mỹ tại University College London từ 1972 tới 1983 trước khi tập trung sáng tác toàn thời gian.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.