Tục Hay Lệ Lạ Thăng Long - Hà Nội
Như tên gọi, cuốn sách dày hơn 600 trang được chia làm hai phần gồm "Những văn bản Tục lệ thành văn hiện còn lưu giữ được" và "Những Tục lệ bất thành văn còn lưu truyền trong dân gian" giới thiệu với độc giả những Tục lệ hay và lạ của Thăng Long - Hà Nội.
Để tiện cho việc tra cứu, Tục lệ của các quận nội thành được sắp xếp trước, tiếp đó là các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây, theo vần A, B, C. Đối với Tục lệ bất thành văn, các nội dung cũng được sắp xếp theo vần A, B, C theo tên cũ địa phương (có ghi kèm tên mới hiện nay)…
Trích đoạn
"Ngày xưa, ở mọi nơi, nhìn chung việc dựng vợ gả chồng cho con cái thường thông qua các bà mối, từ đầu đến cuối. Nhưng ở làng Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội lại khác.
Khi con trai đến tuổi lấy vợ, các bà mẹ thường lo liệu việc này từ ướm ý đến dạm hỏi cưới xin, trừ trường hợp mẹ mất sớm, mới phải nhờ đến ruột thịt nội ngoại đứng thay.
Ngày cưới, nhiều nơi mẹ chồng phải tránh đi, khi dâu về, thường phải "đi trốn" để sau này khỏi va chạm. Nhưng ở Hoàng Xá lại khác. Ngày cưới, mẹ chồng chính thức mang lễ đi đón dâu. Các cụ giải thích rằng: Phải xuất đầu lộ diện ngay từ buổi đầu như thế để con dâu về hoàn toàn lãnh trách nhiệm, sau này khỏi phải kêu ai.
Đêm tân hôn thông thường là đêm động phòng hoa chúc của đôi vợ chồng mới. Nhưng ở làng này, mẹ chồng vào ngủ với con dâu..."
Mùa cưới, đọc "Tục hay lệ lạ Thăng Long - Hà Nội", đến đoạn này, thấy... thương cô dâu chú rể ngày xưa quá. Cô dâu ngủ với mẹ chồng thì phải nhắm mắt nằm yên rồi, không biết chú rể làm gì cho hết đêm.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi