Tuổi Già Rực Rỡ
Ai rồi cũng già đi…
Nhưng có phải tuổi già đồng nghĩa với suy tàn? Hay đó là một giai đoạn phát triển độc đáo mang những nhu cầu và lợi thế riêng. Sử dụng kiến thức khoa học thần kinh, tâm lý học nhân cách, Daniel J. Levitin chỉ ra rằng chúng ta có thể chạm tới tuổi già bằng phiên bản tốt nhất của chính mình, có thể hoạch định trước những phương án phòng vệ cho các tác động bất lợi của tuổi già, có thể nhờ lối sống lành mạnh, kiến thức về khoa học não bộ, y học, tâm lý học để già đi theo cách mà chúng ta muốn.
Tuổi già có thể được coi như một giai đoạn chín muồi, một sự trỗi dậy về sức sống, không phải bằng cách đuổi theo những gì đã có ở thời trẻ trung, mà là bằng cách giữ lấy những món quà mà thời gian mang tặng. Bộ não già nua có thể xử lý thông tin chậm hơn nhưng lại có thể, bằng trực giác, tổng hợp thông tin trọn đời và đưa ra quyết định khôn ngoan hơn dựa trên nhiều thập kỷ học hỏi từ những sai lầm. Người già cũng ít sợ hãi về tai họa hơn bởi đã từng đối mặt và học cách vượt qua một vài điều trong quá khứ. Điều đó không đồng nghĩa với việc họ muốn chết, nhưng họ không còn sợ hãi nó nữa. Họ đã sống một cuộc đời trọn vẹn và đón nhận mỗi ngày mới như một cơ hội cho những trải nghiệm mới.
Theo đó, chúng ta hoàn toàn có thể viết một chương cuối rực rỡ của câu chuyện đời người.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi