Văn Học Tuổi 20 - Bảy Bảy Bốn Chín
“Đó là buổi sáng, trời rất đẹp. Tôi đang ngồi trong quán cà phê nghe một bản nhạc không lời mà tôi đoán là nhạc tình thì có cuộc điện thoại. Đầu kia gọi xác minh danh tính, họ lưỡng lự một chút và thông báo rằng vợ tôi bị tai nạn, đã chết.”
Và thế là bắt đầu bốn mươi chín ngày mà tương truyền theo quan niệm nhà Phật, vong hồn được phán xét để đầu thai. Bảy tuần lễ thất, cũng là bảy tuần để người chồng nhìn lại cuộc hôn nhân với người vợ đã mất. Bảy tuần cho bảy năm họ chung sống bên nhau.
Với cách đặt đề tài vừa lạ vừa quen, giọng tự thuật không chút ngượng ngùng hay giấu giếm, Hoàng Công Danh đã đưa người đọc đi vào cái không gian tưởng chật hẹp mà mênh mông đến vô chừng của một cuộc hôn nhân ở làng quê. Trong đó có những giam hãm tạo ra bởi nếp nghĩ đã thành thâm căn cố đế, có những ngõ ngách khó dò của lòng người, những khoảng cách vời vợi, và những biến cố lạnh người. Một câu chuyện thật và đời đến khó chịu, với nhiều hé lộ đầy bất ngờ và ám ảnh không nguôi.
"Tôi đã muốn hóa cái phan càng sớm càng tốt, nhưng lấn cấn mãi về chỗ đốt. Có thể đốt ở vườn nhà để tro mủn ra đất, linh hồn nàng bắt rễ nương theo một cái cây. Sống đời thực vật chắc là dễ chịu hơn và ít điều tiếng hơn kiếp người. Hay đốt ở nghĩa địa bên ngôi mộ, để linh hồn được theo cùng thân xác và rồi mục ruỗng dần theo tháng năm để trở thành đất. Hay đốt bên sông và thả tro xuống dòng nước, để hồn được tan chảy về biển cả đại dương phóng khoáng, không còn bị gò bó. Không ai nói với tôi nên chọn cách nào thì hay hơn." (Trích tác phẩm)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi