Về Quyển Sự Tích Và Nghệ Thuật Hát Bộ Của Đoàn Nồng (Khảo-Chú-Luận)
Về quyển Sự tích và Nghệ thuật hát bộ của Đoàn Nồng:
Ở đây, tác giả Đoàn Nồng mạnh dạn nêu lên ý kiến cá biệt của mình về tên gọi của loại hình Hát Bội - cái tên toàn thể người dân đều quen thuộc như vậy, ông còn mạnh dạn cho rằng: “Tên ‘Hát Bội’ mà bây giờ đã công dụng để thứ Hát Tuồng cổ của ta có lẽ nguyên là chữ ‘hát bộ’ mà ra”, giải thích: “Bộ nghĩa là bước đi, đi bộ; ‘hát bộ’ nghĩa là vừa hát vừa đi, và làm bộ tịch để biểu diễn cảm giác, cảm tình với câu hát”). Và một loạt lập luận khác của ông về tên gọi “Hát Bộ’’ ở ngay trong tác phẩm (được khảo chú ở phía sau đây), kể cả trong bài viết ông bàn dặm thêm trong bài Bàn về chữ “bội”) trên tạp chí Tri Tân số 163 (19-10-1944), trang 6-7, độc giả có thể đọc một cách thuận tiện trong chuyên khảo này.
“Sách chia ra ba chương: Chương thứ nhất nói về gốc tích và những cái hay cái khéo của nghề Hát Bội; chương thứ hai thuật qua những lớp tuồng thường dẫn; chương thứ ba sao lại những lớp tuồng hay xưa nay vẫn đem diễn thành một quyển sách vừa khảo cứu vừa trích diễm. Lời văn giản dị hoạt bát, thuần một giọng ta, không nhiễm lối văn Tây hoặc văn Tàu, Quốc ngữ mà được như thế đã là có công lắm.” (Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi