Xây dựng hạnh phúc - Laura Achera Huxley Loài người là những động vật đa thê(1) cùng một lúc mà sống trong nửa tá thế giới hoàn toàn khác nhau - thế giới phần tử(2) và thế giới đạo đức(3), thế giới chủ quan và thế giới tượng trưng, thế giới kinh nghiệm của từng cá nhân và những thế giới tập thể về ngôn ngữ, văn hóa, tổ chức xã hội và khoa học. Vì biết nói, biết suy nghĩ, biết truyền lại tri thức cho thế hệ sau, nên loài người thông minh hơn những loài vật thông minh nhất. Nhưng con người thường nói năng một cách điên cuồng, suy nghĩ không hợp lý luận, lại tôn sùng thứ giả tri, coi nó là nhân tri, cho nên họ cũng có thể vô cùng ngu xuẩn, khốn khó, tàn nhẫn, tham lam hơn cả những thú vật vô lý nhất, hoang dã nhất. Các loài dã thú chỉ dã man và hung bạo thôi; còn con người, đàn ông hay đàn bà, đều có thể trở thành những con quỷ, những kẻ thác loạn. Nhưng họ cũng có thể hoàn toàn giữ được nhân tính và đôi khi còn
(1) Vừa ở nước vừa ở cạn là những lưỡng thê; cùng một lúc ở nhiều chỗ trong nhiều thế giới gọi là đa thê.
(2) Cũng như thế giới vật chất.
(3) Cũng như thế giới tinh thần. có thể vượt lên cao hơn nữa, trở thành những vị thánh, những vị anh hùng, những bậc thiên tài.
Thực ra cũng có ít người ác ý một cách dụng tâm và hằng cửu. Hầu hết chúng ta đều có thiện ý và xét chung đều muốn cư xử đàng hoàng. Nhưng khốn nỗi chính những thiện ý vụng dùng lại đưa ta thẳng xuống địa ngục. Chúng ta nói được, chúng ta lại có những từ ngữ huênh hoang, cho nên không có gì dễ bằng tuyên bố một lý tưởng cao cả. Đến khi thực hiện lý tưởng đó thì các nỗi khó khăn mới bắt đầu. Muốn thực hiện những mục đích cao thượng của mình, chúng ta phải dùng đến những phương tiện nào? Chúng ta phải hành động ra sao để đạt được những mục đích cao thượng đó? Những động vật đa thê là chúng ta phải làm cái gì để lợi dụng triệt để những thế giới phối hợp với nhau một cách kỳ cục như vậy hầu như lại làm cho mình và cho người khác? Từ hai, ba năm nay tôi đã ráng tìm lời giải đáp tạm nghe được cho những câu hỏi trên để viết thành một truyện tuy là không tưởng mà vẫn có tính cách thực tế về xã hội (một xã hội giả tưởng, hỡi ôi) mà mục đích chung là giúp mỗi người trong xã hội thực hiện được càng nhiều càng tốt những tiềm dục của mình Muốn viết một cuốn như vậy thì trước hết phải làm một công việc khảo cứu lớn lao đã hoặc nếu bạn cho là “khảo cứu” có vẻ trịnh trọng quá, thì tôi xin đổi lại là: phải đọc rất nhiều sách trong mọi ngành, phải điều tra rất nhiều hạng người khác nhau trong mọi giới. Phải đọc cổ sử Hi Lạp, nhân loại học về quần đảo Polynésie, kinh Phật viết bằng tiếng Phạn hoặc dịch ra tiếng Trung Hoa, các bài khảo cứu có tính cách khoa học về dược phương, khoa thần kinh - sinh lý, khoa tâm lý, giáo dục, rồi tiểu thuyết, thơ, khảo luận và phê bình, du ký, sách luận về chính trị: rồi lại phỏng vấn đủ các hạng người từ các triết gia cho đến các đào kép, từ những người bị bệnh thần kinh tới các nhà đại tư bản như Rolls-Royce - tất cả những điều đọc được. Tóm lại, tìm thấy tài liệu ở đâu, tôi cũng lượm hết và đôi khi tìm thấy ở ngay tầm tay tôi. Chẳng hạn có lần tôi đã gặp được nhiều câu đáp sáng sủa nhất, thực tế nhất cho một số câu hỏi của tôi, trong cuốn Xây dựng hạnh phúc này mà nhà tôi viết để giúp những người lại nhờ nhà tôi chỉ bảo về những vấn đề tâm lý và xử thế. Vài thuật của nhà tôi, chẳng hạn những thuật để biến đổi năng lực, tôi đã đem dùng vào tập khảo luận của tôi mà chẳng cần phải thay đổi gì mấy. Một số thuật khác thì tôi đã sửa đổi và bàn rộng thêm cho hợp với nhu cầu trong xã hội tưởng tượng của tôi rồi sáp nhập nó vào nền văn hóa đặc biệt của xã hội đó. Ngoài các món nợ văn chương ấy, tôi còn mắc nhiều món nợ khác không phải là văn chương mà nhân dịp này tôi xin tỏ lời cảm ơn tác giả.
Tôi xin nói thêm một lời. Mặc dù món nợ của tôi thuộc về văn chương, những tài liệu tôi mượn của nhà tôi vượt khỏi cái tính cách văn chương. Vì những thuật trong cuốn này quả là hiệu nghiệm. Chính tôi đã thử vài thuật vào bản thân tôi và thấy rất có lợi. Điều đó chẳng có gì lạ. Tôi vốn là một lý thuyết gia về bản chất con người, và hành cái đại chân lý mà tôi đã trình bày trong những tác phẩm của tôi. Đại chân lý đó, một khi tôi đã nhận thấy rồi thì nó có vẻ hiển nhiên quá, mà sao biết bao người thiếu lương tri cứ ngoan cố không chịu biết tới. Nó như vậy: chúng ta đã là động vật đa thê thì những vấn đề chủ yếu của ta có nhiều khía cạnh, và muốn giải quyết những vấn đề đó thì tất đồng thời phải tấn công nó ở nhiều mặt. Nhà văn thường có khuynh hướng chuyên sống trong vài thế giới nào đó thôi, mà đáng lý ra, vì tính cách đa thê của nhân loại, phải sống trong nửa tá thế giới mới phải. Hạng người thần kinh thác loạn bị thói đó cám dỗ, và chỉ do mình tạo ra. Hồi tôi diễn giảng ở Viện Menniger, mùa xuân năm 1960, tôi đã có nhiều cơ hội gặp một nhóm người thần kinh thác loạn, bệnh tình gần như tuyệt vọng, và cứ ba bốn ngày, người ta lại trị cho một giờ bằng âm nhạc. Nhiều lần tôi đã thuyết phục được hầu hết bọn họ thí nghiệm thuật “Loại hoa bạn thích nhất”(1) mà tôi đã sửa đổi một chút cho hợp với hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Kết quả thật lạ lùng. Chỉ trừ mỗi người còn thì tất cả những người sống trong cái thế giới tối tăm của bệnh thần kinh đó đều đã trở về được cảnh thực tại có thực thể của hiện tại, nếu không phải là trở về được vĩnh viễn thì cũng là tạm trở về được trong một thời gian. Mới vài phút trước, họ với tôi còn cách biệt hẳn nhau, mà bất ngờ, chúng tôi đã chuyện trò được với nhau được. Tôi hỏi họ và họ đáp. Họ kể chuyện riêng cho tôi nghe. Họ còn đưa ra những lời phê bình đôi khi hữu lý và thích đáng. Vậy những người đàn ông và đàn bà bị bệnh nặng như vậy đã tỉnh táo được như vậy trong một hay hai giờ sau khi theo thuật đó, sự kiện ấy chẳng đủ rõ ràng phương pháp của tác giả có một giá trị đặc biệt hay sao? Nếu những người thần kinh thác loạn gần như vô phương chữa kia dùng phương pháp mà còn có lợi như vậy thì hạng chúng ta còn có lợi biết bao nữa! Những người bị bệnh thần kinh nhẹ, những người gặp những nỗi khó khăn có thể giải quyết nổi, và những người đã lành mạnh, còn muốn lành mạnh hơn, muốn phát triển những tiềm năng tình cảm, trí tuệ và sáng tạo thêm lên, những người đó nếu theo phương pháp của tác giả tất sẽ (1) Trong sách, không có thuật nào nhan đề như vậy. Tôi đoán là thuật “Như thể lần đầu vậy” có lợi rất lớn! Muốn vậy chỉ cần mỗi một điều kiện không thể không có này: đó là phải gắng sức. “ Nếu bạn chịu cố gắng thì thuật tất hiệu nghiệm”.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi