Bách Khoa Tri Thức Bằng Hình Cho Trẻ Em - Thế Giới Thực Vật
Thực vật có phôi là những sinh vật tiến hoá từ tảo lục có khả năng tạo chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ nhờ quá trình quang hợp. Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó hấp thu các chất dinh dưỡng từ sinh vật khác hoặc mô chết). Thực vật có thành tế bào bằng xenluloza và không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi. Thực vật gồm nhóm chính như cây thân gỗ, thân dây leo, cây hoa, cỏ, dương xỉ, rêu, nấm và một vài nhóm tảo. Thực vật được sắp xếp theo sự phát triển mang tính theo mùa của chúng:
Cây một năm: Sống và sinh sản trong một mùa sinh trưởng.
Cây hai năm: Sống trong hai mùa sinh trưởng; thường sinh sản vào năm thứ hai.
Cây lâu năm: Sống nhiều mùa sinh trưởng; liên tục sinh sản khi đã trưởng thành.
Thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi. Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, lá, thân và rễ. Loài rêu có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch. Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh.
Có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời để tự tạo thức ăn cho mình. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật. Quá trình quang hợp làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển ngăn cản xói mòn đất và là nguồn thức ăn cơ bản đều sử dụng từ thực vật. Than đá là hóa thạch thực vật.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi