Bách Khoa Tri Thức Bằng Hình Cho Trẻ Em - Thế Giới Khủng Long
Giới thiệu về khủng long
**Khủng long** là những loài động vật thuộc nhánh Dinosauria, một nhóm bò sát khổng lồ đã từng thống trị trái đất từ kỷ Tam Điệp (khoảng 220 triệu năm trước) cho đến cuối kỷ Phấn trắng (65 triệu năm trước). Trong suốt 115 triệu năm tồn tại, khủng long đã trải qua một quá trình tiến hóa đa dạng về hình thái, phân loại và sinh cảnh.
Thuật ngữ "khủng long" được nhà cổ sinh vật học Richard Owen đặt ra vào năm 1842. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó "δεινός" (deinos) nghĩa là "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ vĩ" và "σαῦρος" (sauros) nghĩa là "thằn lằn".
Kể từ khi hóa thạch khủng long lần đầu tiên được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XIX, chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa thế giới. Các bộ xương khủng long hoặc bản sao mô phỏng được trưng bày tại các viện bảo tàng trên khắp hành tinh, thu hút sự chú ý và tò mò của hàng triệu người.
Cuộc sống của khủng long
Bằng chứng đầu tiên cho thấy khủng long sống theo bầy được phát hiện vào năm 1978, khi người ta tìm thấy ít nhất 38 cá thể Iguanodon chết cùng nhau tại Bernissart, Bỉ. Dấu chân của hàng trăm hay hàng ngàn cá thể khủng long ăn cỏ, đặc biệt là khủng long mỏ vịt (Hadrosauridae), cho thấy chúng di chuyển theo đàn lớn. Khủng long hoạt động chủ yếu vào ban ngày, tuy nhiên, một số loài ăn thịt có thể sống về đêm.
Kích thước và tuổi thọ
Nhiều loài khủng long có cơ thể rất lớn, như chi khủng long chân thằn lằn có cá thể dài tới 39,7m, cao 18m và nặng hàng tấn. Tuy nhiên, không phải tất cả khủng long đều to lớn. Nhiều chi khủng long khá nhỏ, như Xixianykus chỉ dài khoảng 50cm và cân nặng chỉ vài kilogam.
Khủng long đẻ trứng có màng ối với vỏ cứng được cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat. Chúng xây tổ rất phức tạp. Khủng long ăn thực vật có tuổi thọ dài hơn so với khủng long ăn thịt. Ngoài ra, khủng long có thân hình to lớn thường có tuổi thọ cao hơn so với khủng long có thân hình nhỏ. Các loài khủng long to lớn như Diplodocus có tuổi thọ trên 200 tuổi. Trong khi đó, một số khủng long loại nhỏ sống nhiều nhất cũng chỉ được vài chục năm.
Review nội dung sách
"Bách Khoa Tri Thức Bằng Hình Cho Trẻ Em - Thế Giới Khủng Long" là một cuốn sách bổ ích và hấp dẫn dành cho trẻ em. Với hình ảnh minh họa sinh động, rõ ràng, cuốn sách giúp trẻ em tiếp cận kiến thức về khủng long một cách dễ dàng và thú vị. Nội dung được trình bày đơn giản, khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ về lịch sử, đặc điểm, sinh hoạt và sự tuyệt chủng của khủng long.
Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp những thông tin bổ ích về việc khai quật hóa thạch, các loài khủng long phổ biến, cách thức khủng long di chuyển, kiếm ăn và bảo vệ bản thân. Đây là một công cụ hữu ích giúp trẻ em mở rộng kiến thức, kích thích trí tò mò và niềm yêu thích khám phá thế giới tự nhiên.
Bách Khoa Tri Thức Bằng Hình Cho Trẻ Em - Thế Giới Thực Vật
Thực vật có phôi là những sinh vật tiến hoá từ tảo lục có khả năng tạo chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ nhờ quá trình quang hợp. Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó hấp thu các chất dinh dưỡng từ sinh vật khác hoặc mô chết). Thực vật có thành tế bào bằng xenluloza và không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi. Thực vật gồm nhóm chính như cây thân gỗ, thân dây leo, cây hoa, cỏ, dương xỉ, rêu, nấm và một vài nhóm tảo. Thực vật được sắp xếp theo sự phát triển mang tính theo mùa của chúng:
Cây một năm: Sống và sinh sản trong một mùa sinh trưởng.
Cây hai năm: Sống trong hai mùa sinh trưởng; thường sinh sản vào năm thứ hai.
Cây lâu năm: Sống nhiều mùa sinh trưởng; liên tục sinh sản khi đã trưởng thành.
Thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi. Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, lá, thân và rễ. Loài rêu có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch. Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh.
Có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời để tự tạo thức ăn cho mình. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật. Quá trình quang hợp làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển ngăn cản xói mòn đất và là nguồn thức ăn cơ bản đều sử dụng từ thực vật. Than đá là hóa thạch thực vật.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.