“Tư duy được đến đâu, hành động được đến đó.”
Nhìn hệ thống nhân sự như một tài sản chiến lược, nhà quản trị sẽ biết cách sinh lời từ đấy.
Ai chỉ thấy hoạt động nhân sự là chi phí sẽ đánh mất một tài sản giá trị và làm tăng gánh nặng cho công ty.
Hệ thống nhân sự là một loại tài sản vô hình, mà nếu không tận dụng, bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ cho nó.
Bộ phận nhân sự tưởng chừng chỉ bó gọn trong vài hoạt động, hóa ra đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể thay đổi cả hệ thống công ty.
Đừng lãng phí tiềm lực nhân sự, bởi nó là mỏ vàng cần khai thác. Vấn đề không chỉ là cách nhìn, và đây không phải là một trò chơi tâm trí.
Bởi vì hệ thống nhân sự thực sự mang lại tiền cho bạn, lần đầu tiên thứ tài sản vô hình này được tính toán bằng những con số cụ thể. Cuốn sách này chỉ cho bạn cách làm một việc mà nhiều người vẫn cho là bất khả: định giá các chiến lược nhân sự.
Chính thức thừa nhận vai trò của các chiến lược nhân sự sẽ biến công ty bạn thành một hệ thống nhất cân bằng, thay vì là một cỗ máy rời rạc mà các bộ phận chạy riêng rẽ nhau.
Chính vào lúc này doanh nghiệp sẽ phát huy được sức mạnh lớn nhất.
TRÍCH ĐOẠN HAY NHẤT
Người ta thường coi vấn đề là một gánh nặng. Nhất là trong một tổ chức, không ai muốn nhìn thẳng vào vấn đề. Có phải thế không?
Vấn đề đôi khi là một giải pháp! Nhằm thẳng vào vấn đề để giải quyết, là cách nhà quản trị bước tiếp để gỡ rối cho công ty.
Mỗi công ty đặt ra một sứ mệnh và bất cứ hoạt động nào cũng hướng đến sứ mệnh đó. Tuy nhiên, ở bề mặt, thứ chúng ta dùng để nhìn nhận hoạt động của công ty là hiệu suất. Làm sao để tăng hiệu suất hoạt động là mục tiêu của mọi bộ phận. Phòng Nhân sự dù làm bất cứ công việc gì đều phải hướng tới mục tiêu đó.
Nếu chỉ khẳng định thì ai cũng có thể nói, chẳng hạn sự hài lòng của nhân viên tác động tốt đến quá trình thực hiện của công ty. Nhưng vấn đề ở đây không phải là sự thừa nhận, mà lại là thực tế. Thực tế là phải làm sao lập chiến lược nhân sự giúp nhân viên hài lòng nhất và đo lường đóng góp của các hoạt động Nhân sự cho chiến lược công ty.
Toàn bộ các hoạt động HR đều ảnh hưởng đến hành vi nhân viên từ nhiều khía cạnh, do đó ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh. HR tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, cũng có thể ảnh hưởng “xấu” tới hiệu quả hoạt động. Nếu không có một chiến lược cụ thể đảm bảo các yếu tố thúc đẩy và yếu tố kích hoạt khớp nhau, tức là một chiến lược HR khớp với chiến lược của công ty, thì rất khó nhìn ra được ảnh hưởng của bộ phận HR đến hiệu suất.
Và cuộc “cách mạng” nào cũng vậy, có người ủng hộ, cũng có người phản đối.
Có người hào hứng, cảm thấy được quan tâm hơn,
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi