Bộ Công Cụ Tinh Gọn Trong Y Tế - Quy Trình Chuẩn
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu hiện này đều hiểu tầm quan trọng của tiêu chuẩn cơ bản – các quy tắc về những thứ chấp nhận được và không chấp nhận được – trong thực hành, quy trình, chất lượng dịch vụ, an toàn người bệnh, chính sách nhân viên… Quy trình chuẩn tạo nên những cơ sở như vậy, cả trong các hoạt động quản lý lẫn công tác vận hành hằng ngày.
Trong công tác vận hành chăm sóc sức khỏe, quy trình chuẩn là một yếu tố quan trọng trong việc xóa bỏ lãng phí quy trình, đảm bảo an toàn người bệnh, cải thiện luồng và đạt được sự cân bằng và thống nhất trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cuốn sách này không chỉ là một tài liệu tham khảo đơn thuần mà còn là nguồn cảm hứng để từng cá nhân trong hệ thống y tế đọc, trải nghiệm và biến những lý thuyết trong cuốn sách này thành hiện thực ngay trong cơ sở của mình.
Mục lục:
Chương 1: Bắt đầu
Chương 2: Sản xuất Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe
Chương 3: Tiêu chuẩn và Hơn thế nữa
Chương 4: Chuẩn hóa
Chương 5: Quy trình chuẩn
Chương 6: Áp dụng chuẩn hóa và quy trình chuẩn
Chương 7: Suy ngẫm và Kết luận
Cuốn sách nằm trong bộ sách Bộ Công cụ Tinh gọn trong Y tế gồm:
- Quy trình chuẩn
- Kaizen
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị lâm sàng
- Phòng tránh lỗi
- Phương pháp vừa đúng lúc
Các công cụ trong mỗi cuốn sách được viết theo lối súc tích nhất có thể với tính thực tiễn và ứng dụng cao nhất để giúp các cơ sở khám chữa bệnh có thể từng bước thành công trong việc ứng dụng các công cụ tinh gọn vào quản trị bệnh viện.
Sách hướng tới các nhà quản trị bệnh viện nói chung, quản lý chất lượng bệnh viện nói riêng cũng như toàn thể nhân viên ngành y tế nhằm giúp họ áp dụng các nguyên tắc tinh gọn để tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm lãng phí, và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Trích đoạn:
“Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng ta dành quá nhiều thời gian tranh luận về việc nên tuân theo tiêu chuẩn nào (ví dụ: cách cai máy thở cho người bệnh) bởi vì có nhiều lúc “ý kiến chuyên gia” được coi là chuẩn mực, và mọi người đều là chuyên gia. Điều quan trọng hơn nhiều là trước tiên phải thống nhất một phương pháp thực hành chuẩn, tuân theo nó và sau đó cải thiện nó.
Nếu không có tiêu chuẩn ban đầu, làm thế nào bạn có thể đo lường hiệu quả của những cải tiến được thực hiện để đạt tiêu chuẩn đó? Làm thế nào bạn có thể cải thiện tiêu chuẩn? Làm thế nào bạn có thể đặt thêm mục tiêu và biết mình đã đạt được chúng hay chưa? Tiêu chuẩn tạo thành cơ sở cho tất cả các hoạt động cải tiến và các tiêu chuẩn mới xác định các mục tiêu đột phá mà bạn phấn đấu đạt được khi các hoạt động cải tiến liên tục của bạn đạt được đà.
Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tiêu chuẩn, quy trình chuẩn và thực hành tốt nhất. Thực hành tốt nhất là thực hành chăm sóc sức khỏe được coi là chuẩn mực được công nhận trong ngành, nhưng đã được người khác thực hiện. Tiêu chuẩn và quy trình chuẩn là phương tiện để chúng ta kiểm tra một cách có hệ thống và – nếu thích hợp – áp dụng thực hành tốt nhất trong cơ sở của chính mình, thường là với những thay đổi quan trọng hướng đến nhân sự, cơ sở vật chất và văn hóa làm việc của tổ chức. Ngoài ra, không giống như “thực hành tốt nhất”, các tiêu chuẩn được thiết kế để được kiểm tra và thay đổi vì luôn có cơ hội cải tiến, bất kể chúng có “tốt” đến đâu. Việc thực hiện quy trình chuẩn không bao giờ là việc áp dụng máy móc thực hành tốt nhất của cơ sở khác. Nếu không, chúng ta có nguy cơ biến sự tầm thường thành chuẩn mực.”
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi