Sống Tích Cực, Thương Chân Thành
Tư trị thông giám tập 8 mở đầu bằng sự kiện thay triều đổi đại với việc Lưu Dụ ép Tấn Cung đế nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Tống mà sử sách hay gọi là Nam Tống hoặc Lưu Tống. Một cách trực quan, Tư trị thông giám nhắc nhở hậu thế rằng hành động soán ngôi nhà Hán bằng danh nghĩa thiện nhượng của Tào Phi đã khơi dậy dã tâm của những đại thần nắm trọng quyền trong tay ở hậu thế, để rồi họ Tư Mã lật đổ Tào Ngụy, Lưu Tống cướp ngôi triều Tấn cũng bởi cùng một phương thức ấy.
Ngoài việc đề cập đến tình trạng phân biệt gay gắt giữa cao môn và hàn môn, đặc biệt càng tệ hơn ở chính quyền người Hán phương nam. Tư trị thông giám tập 8 cũng tiếp tục câu chuyện về sự phát triển của tôn giáo. Khi những tư tưởng luân thường đạo lý về trung nghĩa bị sụp đổ, tầng lớp sĩ tộc tìm đến tư tưởng huyền học “thanh tĩnh vô vi” của Lão Trang để trốn tránh hiện thực. Trong giai đoạn này, một nhánh khác của Đạo giáo chuyên về luyện đan, chế phù, vẽ bùa chú đã phát triển mạnh mẽ. Các chuyện về bùa phép hình nhân trấn yểm cũng bắt đầu phát triển mạnh từ đây.
Tư trị thông giám tập 8 kết thúc bằng sự ra đời của nước Nam Tề cũng như những hoạt động cải cách trong triều đình Bắc Ngụy. Nước Tề liệu có thể tránh đi vào vết xe đổ của hai triều Tấn, Tống? Triều đình nhà Ngụy liệu có thể cải cách thành công để tiếp tục tồn tại? Sự phát triển của tôn giáo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, mâu thuẫn kịch liệt giữa cao môn và hàn môn sẽ đem lại điều gì?
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi