Con Tôi Khác Biệt
“Liệu nuôi dạy con theo lối cha mẹ tích cực có tác dụng với những đứa trẻ gặp khó khăn hay không?” Làm cha mẹ tích cực đơn giản là tập trung vào tình yêu thương giữa cha mẹ với con cái, chứ không phải là dùng các biện pháp kiểm soát như là trừng phạt con hay làm con xấu hổ. Bởi thế, theo logic, nó chắc chắn phải “có tác dụng” với bất kỳ ai. Tuy nhiên với những đứa trẻ gặp khó khăn thì cha mẹ thường hay cảm thấy tuyệt vọng. Họ nhận ra con mình “ngoài tầm kiểm soát”, và họ không thể nào tưởng tượng nổi là có một phương pháp giàu tình thương yêu có thể đưa con họ trở lại quỹ đạo.
Cuốn sách - Con tôi khác biệt- là câu trả lời cho băn khoăn đó. Câu chuyện thực về hành trình của gia đình Elaine Halligan với đứa con khác biệt, Sam đã lôi cuốn bạn đọc ngay từ những trang sách đầu tiên. Những chia sẻ lay động trái tim đã mô tả rất nhiều những đau khổ và bối rối trên con đường cả gia đình dần dần khám phá và trưởng thành. Cha mẹ như được đi lại con đường đầy trắc trở khi sống với đứa trẻ khác biệt ấy.
Ngay khi câu chuyện được kể ra, bạn sẽ thấy từ một đứa trẻ tức giận và đang gặp khó khăn, cậu bé đã trở thành một thanh niên giỏi giang, sâu sắc và tuyệt vời. Cậu bé thay đổi được như vậy là nhờ chính cha mẹ cậu thay đổi trước hết. Họ đã học được cách nuôi dạy con theo phương pháp cha mẹ tích cực, giúp phát huy được những gì tốt đẹp nhất ở con.
Nhưng câu chuyện này không chỉ của riêng Elaine hay Sam. Câu chuyện có khả năng sẽ định hình cuộc sống của nhiều gia đình khác và cũng có thể của chính bạn nữa. Nếu con bạn sinh ra đã khác biệt, bạn sẽ hiểu điều này. Đôi khi bạn còn tự hỏi làm sao có thể thực sự hiểu con khi mà có những lúc dường như không thể đến gần con. Cũng có thể do chưa biết xử lý cảm giác, giảm chú ý, hoặc lo âu thái quá mà con bạn nổi cơn thịnh nộ. Có thể con rất thông minh nhưng có kết quả học tập kém hoặc không chơi được với bạn bè. Có thể con là đứa trẻ luôn luôn gặp rắc rối ở trường. Có thể con luôn bồn chồn không yên, khó kiểm soát cảm xúc, trái ngược với bạn bè. Cũng có thể con mắc chứng khó đọc, tự kỷ chức năng cao hoặc rối loạn thách thức chống đối. Hoặc có thể con có tính khí quá mạnh hoặc quá nhạy cảm, nên rất khác biệt so với những đứa trẻ “dễ nuôi” hơn.
Con bạn và những đứa trẻ như con thường rất hay bị chê trách, nhắc nhở. Đó không phải là lỗi của cha mẹ - bọn trẻ thực sự khiến chúng ta luôn bận rộn và chỉ cần trải qua một ngày với các con thôi đã đủ khiến cho bất kỳ cha mẹ nào cũng phải kiệt sức. Rồi khi tới tuổi đến trường thì sự tự tin của con bay biến đâu mất. Con cố gắng thích ứng với trường học và cảm thấy thật khó tập trung, khó kiểm soát cơ thể nên luôn trong trạng thái bực tức và lo âu.
Liệu có cách nào giúp con quản lý được nỗi lo âu và tức giận, có cách nào giúp cho con cảm thấy có động lực để kiên định khi việc học trở nên khó khăn, và có cách nào để giúp con trở nên tốt đẹp nhất trong khả năng? Chúng ta biết rằng nuôi dạy con theo kiểu mắng mỏ, phàn nàn, lên lớp, đe dọa và trừng phạt sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Trong cuốn sách này, Elaine Halligan sẽ mô tả cách nuôi dạy khác, cụ thể là những kỹ năng nuôi dạy con tích cực. Chính những kỹ năng đó đã thay đổi hoàn toàn tình hình của con trai cô ấy.
Con tôi khác biệt là một câu chuyện có hậu đầycảm hứng, không chỉ đơn thuần vì Sam hiện nay22 tuổi và đang thể hiện mọi dấu hiệu cho thấy cậuđã nhận ra đầy đủ tiềm năng của mình; mà cònhơn thế nữa, nó là câu chuyện về hành trình vượtlên khó khăn, nghịch cảnh nếu cha mẹ thực sự tintưởng vào con mình, một câu chuyện về những gìtạo nên khác biệt.
Mục lục:
Lời khen tặng dành cho Con tôi khác biệt
Lời giới thiệu của người dịch
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Chúng tôi và cậu bé mắt xanh
Chắc chắn mọi chuyện rồi sẽ không sao
Đứa trẻ ngu ngốc, nghịch ngợm
Phải có cách khác
Điều này thay đổi tất cả
Viên kim cương hé lộ
Thừa thắng xông lên
Mọi thứ đều có thể
Phần kết
Tài liệu cho cha mẹ
Tài liệu tham khảo
Về tác giả
Thông tin tác giả:
Elaine Halligan là giám đốc của The Parent Practice (Trung tâm Thực hành làm cha mẹ). Là chuyên gia nuôi dạy con từ năm 2006. Có sứ mệnh giúp cha mẹ tìm ra bảo bối trong việc nuôi dạy con cái: Giữ bình tĩnh và mang đến điều tốt đẹp nhất cho con.
Trích đoạn sách:
Vào tháng 2 năm 1999, khi Sam vừa tròn 3 tuổi, cô em Izzy ra đời. Đó là một cuộc sinh nở tuyệt vời, tự nhiên, không có giảm đau hoặc các dụng cụ hỗ trợ. Trong vòng hai giờ tôi đến bệnh viện, Izzy ra đời khỏe mạnh, nặng 3,75kg. Tất cả mọi thứ - từ kinh nghiệm sinh nở của tôi đến việc nuôi dạy con cái - rất, rất khác với những gì tôi đã trải qua với Sam.
Lúc đầu, Sam chăm chút và yêu thương em gái mình. Nhưng ngày tháng trôi qua, hành vi của con trở nên khó lường và có những lúc tôi cảm thấy mình không thể để hai anh em ở cùng với nhau. Những cơn giận dữ và hành vi bất hợp tác leo thang. Thằng bé bắt đầu có những cơn bùng nổ hung hãn. Việc luyện cho thằng bé đi bô bị đảo lộn. Chúng tôi không chỉ phải xử lý tè dầm ngày đêm, mà cả ị đùn trong ngày nữa. Mỗi lần như thế, nhà trẻ sẽ trao cho tôi một túi ni lông hôi thối với quần áo dính đầy phân của thằng bé, và Sam sẽ chào đón tôi ở cổng trong khi đang mặc quần mượn của bạn. Ai đó khuyên tôi là hãy để Sam tự giặt quần áo bẩn của mình, nhưng tôi thường bực tức ném chúng đi. Chúng tôi đã tốn rất nhiều đồ của Sam.
Đuối nước
Trong lớp học thì họ không thể quản conđược. Ngay khi con dở chứng, họ sẽ lậptức đưa con ra khỏi lớp và đưa vào phòngkhông cửa sổ để biệt giam. Con cảm thấynhư bị nhốt trong đó hàng giờ. Làm thế làkhông hay, vì lúc đang tức giận mà bị némvào căn phòng không có cửa sổ rồi khôngđược ra ngoài thì cảm giác chẳng khác nàocăn phòng ngày càng siết chặt mình lại.Lúc đầu, phòng giam cầm vốn là phòngthay đồ cũ, nên có ghế dài và phòng tắm.Nhưng con phá hoại mọi thứ. Sau đó, họlấy tất cả đồ đạc ra, vì vậy con đã phá hoạiphòng tắm, và sau đó họ tháo bệ vệ sinh đi.Họ liên tục thay đổi môi trường của con, nhưng dường như không thể nghĩ ra mộtcách tốt hơn để thay đổi hành vi của con.Điều đó rất có hại. Con đã đọc về tội phạmđược giam trong biệt giam và những ảnhhưởng tâm lý sâu sắc họ đã trải qua. Connghĩ rằng nó đã có một tác động tương tựđối với con. Nó làm con tức giận và mẫncảm hơn nhiều với các yếu tố bên ngoài.
Gần đây, khi Sam nói với tôi tất cả những điềunày, trái tim tôi nhói đau. Tôi biết rằng họ đã gặprắc rối với con, nhưng đã không biết con cũng cónhững ấn tượng khổ đau sâu sắc đến vậy. Càngngày tôi càng ít kết nối được với Sam theo đúngcách, và thậm chí đã bắt đầu cảm thấy bực bội vìmất bao nhiêu thời gian mà không có kết quả gì.Tất cả năng lượng và sự chú ý của tôi đã dồn vàongôi trường này với hy vọng tràn đầy là nó sẽ thànhcông với con mình. Tôi không thể hình dung nổingôi trường chuyên biệt này, nơi mà chúng tôi đãchiến đấu gian nan để được vào học, nay cũng thấtbại, và thậm chí còn để lại hậu quả xấu đến vậy.
Ngay sau khi nghỉ giữa kỳ, LEA đã tiến hành một “cuộc họp đánh giá tiến bộ” với giáo viên chủ nhiệm. Vơ vội bữa sáng trên đường đến cuộc họp, Tony và tôi trò chuyện về một bài báo kể câu chuyện đội cứu hỏa đã đình công ngày hôm đó. Sau đó, tôi đưa Sam đến trường. Một lần nữa, con bị giằng ra khỏi tôi, chân tay vung đá và la hét. Tôi rời đi để lấy lại bình tĩnh bằng một ly cà phê và một giờ sau đó tôi trở lại để dự cuộc họp. Giáo viên chủ nhiệm, nhà tâm lý học giáo dục, cán bộ LEA và tôi ngồi trong văn phòng xinh xắn của cô hiệu trưởng. Trong một khoảnh khắc, chúng tôi đắm mình trong ánh sáng mặt trời chiếu qua các cửa sổ cao cao phong cách thời Victoria, căn phòng chan hòa, ấm áp. “Cảm ơn mọi người đã đến”, cô hiệu trưởng nói, và ngay khi đó, có một cuộc náo loạn bên ngoài phòng. Các chuông báo cháy đều kêu – thế là nhân viên và học sinh đã chẳng thể kiềm chế được cơn hoảng loạn.
Nhà tâm lý học giáo dục, người chỉ được nghe vài
Sau đó, tôi hỏi Sam về hành động của con. Con giải thích rằng con chỉ muốn thoát khỏi đó. Mỗi ngày đến trường là một ngày quá sức với con. Con sẽ kiên quyết tránh làm những việc không hợp với con. Bật chuông báo cháy đã đưa con ra khỏi lớp. Con biết đội cứu hỏa đã đình công, cho nên cậu bé 6 tuổi rưỡi này đã nhận thức được, hành động của cậu sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoại trừ một điều là hành động của con quả thực có gây ra hậu quả nghiêm trọng và Sam không thể ở trường này được nữa. Đã đến lúc phải chuyển trường lần nữa, nhưng không có nơi nào để đi. Sam không thể tiếp cận giáo dục theo bất kỳ cách thông thường nào.
Con không thể được giáo dục ở trường.
Nhận thức này đã tác động mạnh mẽ đến chúng tôi. Vài ngày sau, tôi nhận được một cuộc gọi từ một người bạn làm việc tại LEA. “Elaine, mọi thứ ở nhà có ổn không? Tôi vừa thấy Sam nằm trong danh sách không đi học.”
Sao mà chúng tôi lại ra nông nỗi này cơ chứ. Chúng tôi là cha mẹ tồi tệ nhất thế giới? Chúng tôi đã làm gì sai để đến nỗi cậu bé mắt xanh, xinh đẹp của chúng tôi bị xã hội ruồng bỏ? Chúng tôi cảm thấy những ngón tay đổ lỗi nhọn sắc đang chỉ vào mình. Nỗi xấu hổ ghê gớm và cảm giác thất bại choáng ngợp toàn bộ cuộc sống hằng ngày của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đi đâu bây giờ? Sam cũng hiểu hậu quả. “Vâng, đó thật sự là khoảng thời gian tồi tệ,” Sam hồi tưởng. “Lúc đó, con đã làm hỏng mọi thứ.”
Chia sẻ của Melissa
Bị săm soi, chú ý nhiều đến thế, chẳng trách Sam bắt đầu nghĩ: “Mình bị làm sao thế nhỉ?” Bất kỳ điều gì khiến một đứa trẻ có cảm giác xấu hổ đều dẫn đến nỗi bất an và lo âu. Chẩn đoán có thể thực sự hữu ích để người lớn hiểu nhu cầu của trẻ, nhưng chúng ta cần tránh bệnh lý hóa để gia tăng nỗi xấu hổ của trẻ. Nhiều hành vi của Sam được mô tả trong chương này thuộc loại quá đáng, hết sức chịu đựng của người lớn.
Ngay cả những người lớn tốt bụng và có thiện ý, thường ngày bình tĩnh và kiên nhẫn là thế cũng phát bực khi trẻ phá rối lớp học, không chịu làm theo hướng dẫn, quy tắc, hoặc thể hiện sự thách thức hoặc hỗn hào trắng trợn, chứ chưa nói gì đến chuyện thả các con vật ra đường lớn!
Ngay cả khi người lớn giữ bình tĩnh cũng có thể nói rằng nếu đứa trẻ “hành xử sai trái”, chúng ta nên trừng phạt trẻ. Kiểu dạy dỗ này đã ăn sâu vào tư duy của chúng ta. Chúng ta cảm thấy nếu không làm thế thì chúng ta đang dung túng trẻ.
Nhưng trừng phạt không có tác dụng, đối với bất cứ ai. Hãy để đứa trẻ đang loay hoay với cuộc sống của bản thân mình được yên.
Mục tiêu của chúng ta là dạy trẻ cư xử tốt, biết đúng biết sai và nhận thức được các giá trị cuộc sống. Hiệu quả duy nhất của việc trừng phạt là dạy trẻ tránh bị bắt lỗi. Chúng có thể dừng trò nghịch dại vì sợ bị trừng phạt, nhưng lại không học được cách cư xử đúng đắn.
Người ta trừng phạt vì cho rằng trẻ có ý xấu, trong khi trẻ lại thực sự muốn tốt. Quan niệm cho rằng nếu trẻ làm điều gì đó sai thì chúng ta nên làm điều gì đó gây khó chịu cho trẻ, thật chẳng khác nào tư duy “ăn miếng trả miếng”. Nó thúc đẩy cảm giác oán giận, nổi loạn và sỉ nhục ở trẻ và khiến trẻ mất lòng tự trọng và tính mạnh dạn.
Kỷ luật, mặt khác, là để dạy dỗ.
Mọi hành vi đều có nguyên nhân. Hãy so sánh hành vi của trẻ với nhổ cỏ dại. Nếu bạn không đào tận gốc rễ, vấn đề sẽ tái phát.
Khi dạy con, điều duy nhất hiệu quả là hỏi con: Sao con lại làm chuyện đó? Hãy tò mò khi con bạn đã làm một cái gì đó không phù hợp. Chúng ta tìm kiếm lý do để hiểu một hành vi chứ không phải để bào chữa cho nó. Chúng ta sẽ vẫn cần dạy con cái cư xử cho phải phép.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi