Miền Bắc dưới thời bao cấp, ở một khu tập thể, có hai mẹ con nuôi lợn trong phòng tắm và giữ bí mật vì đó là một hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Người cha là một cán bộ, đã giao nộp con lợn khi ông về thăm nhà. Người mẹ bị bệnh và qua đời, người con gái về quê sống với bà ngoại. Khi người cha xuất ngũ, cô bé quay về thành phố sống với ông. Đó là lúc “đổi mới” bắt đầu nhưng người cha vẫn cố gắng duy trì mọi thứ như xưa. Người con gái vào miền Nam theo lời khuyên của bà ngoại.
Ở miền Nam, cô gái làm ở một cửa hàng bán thức ăn nhanh, hay đi siêu thị và tránh giao tiếp với mọi người. Dịp khuyến mãi ngày Tết, ông chủ ra lệnh cho cô làm chậm lại vì không có lợi nhuận, cô gái từ chối và bị đuổi việc. Những người bạn làm cùng tới thăm cô, một chị rủ cô tới ở ghép cùng chị ấy. Cô gái nhận lời tới ở chung, nhưng cô không thể hòa nhập với cuộc sống ở đây. Cô chuyển tới sống tại dự án xây dựng ven biển nơi cô làm việc. Chị tới thăm và mời cô dự đám cưới. Tại bữa tiệc cưới của chị, cô mới biết là chị đã hoãn đám cưới khi cô tới ở với chị.
Người cha, sau một thời gian cố gắng vô ích, lái xe máy đi rong ruổi. Trên đường, ông nhớ lại nhiệm vụ ở một địa đạo nằm sâu trong lòng địch, đồng đội của ông đều hi sinh, ngay cả sau trận đánh vẫn hi sinh vì giẫm phải mìn. Trở về với thực tại, ông thấy mọi thứ đã rất khác xưa, ông đi vào miền Nam tìm con.
Về tác giả
Ngọc Ánh (1982, quê quán: Thái Bình) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đi du học và về nước làm việc tại TP.HCM. Viết với sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm của một “người Bắc” sống tại Sài Gòn, một người Việt Nam đã từng sống ở nước ngoài, tác giả hi vọng sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn về con người và cuộc sống miền Bắc… góp phần đưa người đọc mọi miền đất nước lại gần nhau hơn.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi