“Đức Phật” nơi công sở với các tranh minh họa được cắt ra từ Buddha. Từ các khung tranh và câu chuyện trích từ tác phẩm truyện tranh lừng danh “Đức Phật” của huyền thoại truyện tranh Nhật Bản, cũng là tác giả của cuốn sách này, Tezuka Osamu đã đưa ra những lời khuyên cho những vấn đề trong công việc và cuộc sống. Câu hỏi xuyên suốt cuốn sách là: Trên con đường giác ngộ, Đức Phật đã đối mặt và vượt qua những vấn đề quen thuộc trong cách làm việc và lối sống như thế nào, và chúng ta học được gì từ đó?
Tác giả:
Tezuka Osamu - huyền thoại truyện tranh Nhật Bản, tác giả của Black Jack, Cậu bé Atom, Phượng hoàng, v.v. nổi tiếng toàn cầu.
Mục lục:
Chương 1: Đối mặt với chính mình
Bận tâm quá nhiều đến xung quanh, kết cục là đánh mất chính mình
Tức giận làm tổn thương chính mình
Nhìn lại mình trước khi chỉ trích người khác
Coi đó là “lỗi của mình” thay vì cho rằng “tại người khác”
Tương lai do bản thân hiện tại tạo ra
Kỳ tích chỉ đến với người không từ bỏ
Vượt qua bức tường giữa “suy nghĩ” và “hành động”
Nghi ngờ hành động và suy nghĩ của bản thân
Không tích lũy “tiểu ác”
Từ đề cao chính mình
Những thứ nên thấy thì càng khó thấy
Chỉ tin vào mình thôi thì chẳng làm được gì
Hạnh phúc hay khổ đau, tất thảy xuất phát từ bản thân
Ranh giới giữa đỉnh cao và thất thế rất mong manh
Năng lực của một cá thể sẽ nhờ người khá mà phát triển
Cẩn thận với lời kiêu ngạo
Chương 2: Thiện tâm với nhân gian
Trả thù giống như tấn công chính bản thân
Gạt đi hận thù cần nhiều can đảm
“Hả hê” trong một khắc sẽ sinh ra thù hận trong tương lai
Không tranh cãi với người mang năng lượng tiêu cực
Hãy quan sát người ta căm hận bằng ánh nhìn sâu xa và tha thứ
Can đảm xích lại gần người mình không ưa
Đừng mãu chỉ trích sai lầm của người khác
Nếu không đặt niềm tin, sẽ không được tin tưởng
Luôn mang tâm thế “Đối phương = Bản thân”
Không bị chi phối bởi thắng thua
Khen ngợi ưu điểm cảu người khác
“Khen ngợi” khác với “nịnh hót”
Ta bịt tai thì người kia cũng bịt miệng
“Nhiều chuyện” hay “khuyên nhủ”?
Biến lời mỉa mai của kẻ thù thành lời khuyên nhủ
Chương 3: Hòa mình vào tập thể
Hết lòng với người khác cũng là vì chính mình
Quan tâm đến người khác là quan tâm đến chính mình
Đừng chỉ theo đuổi hạnh phúc của riêng mình
Không phân biệt đối thủ hay đồng minh khi gặp “bất hạnh”
Chỉ những người từng được ta giúp đỡ mới giúp đỡ ta
Ta không thể làm được gì nếu không có tình người ấm áp
Không phải “Người xuất chúng = Người được yêu mến”
Môi trường mới luôn tồn tại sự bất công
Câu trả lời ở bên trong, chứ không phải ở bên ngoài
Nếu chán ghét làm việc thì công việc ấy chẳng có ý nghĩ gì
Đừng vì bình minh mà thức trắng đêm
Bây giờ có nên làm việc đó không?
Khác biệt giữa “kẻ ngoan cố” và “người có ý chí” chỉ mong manh như tờ giấy
Bị trói buộc hay được bảo vệ bởi luật lệ?
Không biến tổ chức thành nơi coi người chăm chỉ là đồ ngốc
Đừng để mình bị chi phối bởi lời đồn đại và phê phán
Dạy người khác, cũng là dạy chính mình
Hơn cả “tài giỏi” là “hạnh phúc”
Buông tay, ôm trọn
Tìm thấy hạnh phúc khi cho đi
Người coi kẻ khác là đồ ngốc sẽ chỉ nhìn thấy sự ngu ngốc
Tách biệt rõ ràng phẩm chất và chức tước
Chương 4: Khổ đau nơi tâm hồn
Yêu thương sự khổ sở mang tên “thay đổi”
Chẳng có gì là “sinh ra đã khổ”
“Sao lại là tôi?”
Lấy “đua khổ” làm động lực để vươn lên
Càng đau khổ lại càng bình tĩnh
Không lãng phí sức lực bi quan về tương lai
Nếu tâm hồn thay đổi, tương lai cũng thay đổi
Không đi ngược lại quy luật của thế gian
Dù thế nào cũng đừng buông xuôi và hãy sống tốt
Giao phó bản thân cho dòng chảy mang tên “bản thân”
Dẫu không chết đi, vẫn có thể được sinh ra lần nữa
Dẫu vô lý hay bất công, hãy chân thành tiếp nhận
Dẫu chằng chịt vết thương cũng không dừng lại
Không nhầm lẫn giữa “khiêm nhường” và “tự hạ thấp”
Giây phút khổ sở là khoảnh khắc trưởng thành
Lời đáp của quá khứ là hiện tại, lời đáp của hiện tại là tương lai
Chương 5: Đắm chìm trong tham vọng
“Khổ sở” sinh ra từ “tham vọng”
Chuỗi tham vọng dai dẳng
Tham vọng bao nhiêu, khổ sở bấy nhiêu
Đừng than thở rằng “không có”
Sống với “mức độ phù hợp”
Không làm ngơ thành tích của chiến hữu
“Vì mọi người” là niềm vui tuyệt đỉnh
Trích đoạn nội dung:
Nếu chán ghét làm việc thì công việc ấy chẳng có ý nghĩa gì
Trải qua cả quãng đường dài hành hương, đột nhiên Đức Phật lịm đi. Các môn đệ hết thảy lo lắng cho Người. Tuy nhiên, một môn đệ nọ khi biết sinh mệnh của Đức Phật không còn bao lâu đã phấn khởi nói: “Chúng ta sắp được giải phóng rồi!”
Trong học tập lẫn công việc, kết quả ra sao sẽ phụ thuộc vào thái độ của người làm. Chẳng hạn, khi bị cấp trên nhắc nhở, sẽ có hai loại phản ứng: Hoặc ghi nhận là “chỉ bảo”, hoặc cho đó là “áp bức” và bất mãn. Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, dần dần sẽ chẳng có lời nhận xét nào tốt đẹp. Bởi vậy, dù bị đánh giá không tốt hay thấy chán ghét công việc, một khi chấp nhận những chuyện ấy, ta sẽ tiến được xa hơn. Vấn đề ở đây không phải câu nói của cấp trên hay nội dung công việc, mà là bản thân ta quá ngoan cố và cự tuyệt lắng nghe.
Nếu đã quyết định làm, hãy tích cực. Khi mang theo ánh hào quang ấm áp thì không chỉ ta mà mọi người xung quanh cũng như được thắp sáng, toàn bộ tập thể sẽ càng thêm năng nổ. Có lẽ tất cả các loài động vật đều có kiểu tự do riêng của chúng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi