Dưới Những Lớp Sóng Thời Gian
Nhiều người bảo, văn là người. Mình cũng nghĩ, văn là người. Như mình, tính chân chân chân, thật thật thật nên thơ văn viết ra cũng chân chân chân, thật thật thật. Lắm lúc chán, nghĩ cứ theo mãi lá cờ nôm thế này khá lắm cũng khó mà bằng được các bác Trần Hữu Thung Võ Văn Trực. Tính thay đổi bứt phá cho văn chương vượt lên: Đồ sộ như Tô Hoài, sắc sảo thông minh như Chế Lan Viên, đáo để như Nguyễn Huy Thiệp, đắm đuối như Xuân Quỳnh, hào hoa như Lưu Quang Vũ, cuồn cuộn như Thanh Thảo, ám ảnh như Hữu Thỉnh, ngoa ngoắt như Trần Mạnh Hảo, lão thực như Trần Nhuận Minh, nhạy cảm như Nguyễn Trọng Tạo... Nhưng “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” nên đâu lại hoàn đấy.
Trần Chấn Uy cho không phải vậy. Theo hắn quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm là một phân số, trong đó tác phẩm là tử số, tác giả là mẫu số. Phân số này không bao giờ lớn hơn 1. Hắn giải thích, tử số là tác phẩm là một phần thế giới tưởng tượng của người viết, còn mẫu số gồm toàn bộ thế giới tưởng tượng cộng với cái xác phàm của nhà văn:“Thế giới thực ông biết rồi, hữu hạn thôi, trong khi đó thế giới tưởng tượng là vô hạn. Độ lớn của nhà văn được đo bằng sự phát lộ của cái vô hạn này, đấy là tác phẩm, là phần nổi của tảng băng trôi...”. Nói đến đây, hắn lấy một số người ra làm ví dụ. Đó là những người tiếp xúc ở ngoài đời rất thú vị, tính hóm hỉnh, nhìn đâu cũng thấy sự tức cười mà thơ văn viết ra nghiêm chỉnh đến khó chịu...
(Thay lời bạt - Phần chìm của tảng băng trôi)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi