Hát văn (chầu văn hay hát hầu đồng hay hát bóng) và hầu bóng là một loại hình văn hóa dân gian tổng thể, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng Việt Nam. Thông qua nghiên cứu hát văn và hầu bóng, chúng ta không chỉ thấy được một hình thức diễn xướng dân gian và tín ngưỡng dân gian, mà còn thấy được sự đan quyện hữu cơ giữa chúng tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian (VHDG) tổng thể độc đáo. Đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa dân gian.
Hiện tượng hát văn và hầu bóng còn là một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa cộng đồng hiện tồn tại khá phổ biến trong đời sống nhân dân ở nông thôn cũng như thành thị, thậm chí ở đô thị lại có phần phổ biến hơn. Tức là nghiên cứu một hiện tượng VHDG Việt Nam hiện đang còn tồn tại và phát triển trong môi trường đích thực của nó, chứ không phải chỉ còn là những hồi tưởng, những tư liệu trong sách vở. Hơn thế nữa, hát văn và hầu bóng đang trong quá trình phát triển, vốn gốc hát văn là một hình thức âm nhạc và hát tôn giáo, nay đang trong quá trình tách ra trở thành một loại hình âm nhạc và dân ca độc lập, bên cạnh đó vẫn tồn tại hình thức diễn xướng hát văn và hầu bóng như xưa kia nó vẫn tồn tại.
Nghiên cứu hiện tượng hát văn và hầu bóng còn giúp ta tiếp cận tới hình thức khá nguyên sơ của sân khấu dân gian, đó là hình thức diễn xướng sân khấu tâm linh, ở đó, con người không chỉ nhập thân mà còn hóa thân thành những thần linh và sống đời sống của các thần linh. Ở đó, con người không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của đời sống mỹ cảm, mà còn cả đời sống tâm linh.
Trích Lời nói đầu
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi