Truyện Kiều là một kiệt tác trong văn học cổ điển Việt Nam. Tác giả cuốn tiểu thuyết bằng thơ này là Nguyễn Du (1765 – 1820) hay còn có tên hiệu là Tố Như, Thanh Hiền,... Ông sinh tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình Nho giáo có nhiều người làm quan to. Sau khi đỗ thi hương ở tuổi 19, Nguyễn Du làm một chức quan võ dưới triều Lê Cảnh Hưng và khi nhà Lê sụp đổ thì ông từ chối không hợp tác với nhà Tây Sơn. Sau một thời gian bị giam cầm vì tội âm mưu “chống đối,” ông được thả và đây chính là thời gian tài năng của ông trở nên chín muồi khi ông có điều kiện sống gần gũi với nhân dân lao động và thấm thía nỗi thống khổ của người dân.
Khi nhà Tây Sơn bị đánh bại và Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn, Nguyễn Du miễn cưỡng ra giúp triều đại này, nhưng sâu thẳm trong lòng, ông vẫn đau đáu một tình cảm trung nghĩa với nhà Lê theo tinh thần Nho giáo. Ông được nhà Nguyễn bổ làm Lễ Bộ hữu tham tri. Năm 1813, ông được cử đi sứ sang Trung Hoa. Năm 1820, ông ngã bệnh và qua đời trước chuyến đi sứ sang Trung Hoa lần thứ hai. Nguyễn Du để lại một số tác phẩm văn thơ đặc sắc bằng chữ Hán và chữ Nôm như Văn chiêu hồn, Sinh tế Trường Lưu Nhị Nữ, Thác lời trai phường nón, Thanh Hiền thi tập, Bắc hành tạp lục (thơ sáng tác khi ông đi sứ năm 1813), Nam trung tạp ngâm,... Nhưng có lẽ tác phẩm nổi bật nhất, là đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Du và trong văn học cổ điển Việt Nam là Truyện Kiều.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.