Kỷ Luật Bàn Ăn - Dinh Dưỡng Cân Bằng: Để Ăn Rong Chỉ Còn Là Dĩ Vãng
Chào mừng mẹ đến với hành trình mới đầy thú vị nhưng cũng không kém phần căng thẳng. Đã qua rồi cái thời kì nhàn hạ, cả ngày quanh đi quẩn lại với vài bình sữa, mỗi lần đến bữa mẹ chỉ thủng thỉnh vén áo cho ti hay cùng lắm là chuẩn bị một bình – một núm là xong một bữa ăn.
6 tháng đến như một cơn gió, cùng với bao hứng khởi của việc bắt đầu ăn dặm, đa dạng hóa thức ăn. Vài ngày đầu trôi đi thật êm đềm, thế nhưng rồi kì vọng của mẹ về em bé ngồi ăn ngoan từ đầu đến cuối bữa bị đập tan tành bởi cái hiện thực con biếng ăn, con gào khóc – đập phá, chạy khắp nhà, không chịu ăn, thậm chí kèm nôn ọe … Bây giờ phải làm sao?
Mẹ sẽ có hai sự lựa chọn. Một là, “ăn rong và ép ăn” với những hệ quả như: làm tiêu hóa kém hiệu quả; làm trẻ sợ hãi, cáu kỉnh, có thể gây ức chế thần kinh và ở nhiều trẻ những điều này gây ức chế tiêu hóa, nôn theo chủ ý, ăn uống lệch dinh dưỡng; làm mất thời gian và công sức của chamẹ và gia đình; làm hỏng răng trong lâu dài. Do sợ nôn nên mẹ không đánh răng cho bé sau ăn, những hàm răng sữa cứ thế tạo tầng lớp mảng bám dày, mủn răng, sún răng.; mất cơ hội học tập và phát triển: Ép ăn lấy đi ở trẻ cơ hội được khám phá ẩm thực, học tập kĩ năng cử động tinh…
Hai là, “ăn chủ động và kỷ luật bàn ăn” với những ảnh hưởng tích cực như: rèn kỹ năng phối hợp của tay – mắt – miệng; tăng sự tự tin, khi con xoay xở qua khó khăn, và đạt được điều mình muốn: cho được thức ăn vào miệng, cầm được chiếc thìa, ăn được bằng nĩa, thìa, hay đũa; tính tự lập tự chủ được nuôi dưỡng: con ăn cho chính bản thân mình, và con làm được; hệ tiêu hóa có cơ hội được hoàn thiện, quá trình tiêu hóa là toàn diện. Phản ứng sinh hóa trong tiêu hóa là tự nhiên và hiệu quả; và cuối cùng là con ăn đủ chất, cân bằng và dinh dưỡng tốt nhất để phát triển tối đa theo khả năng tiềm tàng của chính mình.
Đến đây chắc hẳn cha mẹ đã biết mình nên chọn theo hướng nào rồi, nhưng đâu sẽ là chỉ dẫn khi đứa trẻ: không chịu ngồi vào bàn; ngậm thức ăn trong miệng; ăn rất ít; ăn lệch; hoặc uống rất ít nước… Thì tất cả những vấn đề đó đã được tác giả Hachun Lyonnet (Hà Chũn) hệ thống lại và chia sẻ trong cuốn sách Kỷ luật bàn ăn - Dinh dưỡng cân bằng với hình thức vô cùng tươi mới và khoa học.
Cuốn sách được xuất bản với hy vọng mỗi đứa trẻ đều được Ăn cân bằng – Tại bàn – Cùng gia đình và trong niềm vui.
“Nhờ việc áp dụng kỷ luật bàn ăn mà rất nhiều em bé đã ngồi ngoan trên ghế để ăndặm, thay vì vừa chạy chơi vừa ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến người lớn “phátđiên”. Nhờ áp dụng kỷ luật bàn ăn, nhiều em bé cảm nhận được sự đáng quý của thứcăn, biết trân trọng đồ ăn và ăn uống tự giác, ăn theo nhu cầu. Nhờ kỷ luật bàn ăn, cácbé học được cách ăn uống cân bằng và lành mạnh, thay vì ăn lệch và chỉ ăn những mónmà mình thích. Do đó, cuốn sách này sẽ giúp các bậc cha mẹ dù theo phương pháp ăndặm nào cũng có thể áp dụng kỷ luật bàn ăn hiệu quả, đúng đắn và phù hợp, để mọi embé đều tìm được niềm vui trong ăn uống.” – trích lời giới thiệu của Mẹ Ong Bông, đồng tác giả bộ sách bán chạy Nuôi con không phải là cuộc chiến – Ăn dặm không phải là cuộc chiến.
“Liệu có một thứ gọi là “bí-kíp toàn-thư tuyệt-phẩm” về dinh dưỡng và ăn uống cho trẻ nhỏ giữa “ma trận” thông tin trong thời điểm hiện tại không? Hỡi những bà mẹ trẻ đang cảm thấy hoang mang và bối rối với việc tìm hiểu về dinh dưỡng cho con, cùng nỗi ám ảnh “ăn rong”, “ép ăn” trong thời kì con ăn dặm! Xin thưa với bạn là không có đâu! Đừng đi tìm cái bí kíp hoàn hảo ấy.
Nhưng may thay, bạn lại đang cầm trên tay cuốn sách này.” – trích lời giới thiệu của Phan Anh (Esheep)
Mục lục:
Ăn dặm: Bắt đầu một hành trình đầy hứng khởi
Kỉ luật bàn ăn: Chìa khó đến dinh dưỡng tích cực
Dinh dưỡng cân bằng: Để con là lực sĩ tí hon của mẹ
Giúp tôi với, con không chịu ăn… Để bàn ăn không phải nơi tranh giành quyền lực giữ con và người lớn
Một số điều mẹ cần biết
Chuyện người trong cuộc: Các mẹ đã áp dụng thành công Kỉ luật bàn ăn như thế nào?
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi