Ký Mộng
Nguyễn Du góp phần đưa văn học Việt Nam trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ sự nghiệp sáng tác nói chung, Nguyễn Du được các thế hệ người Việt tôn vinh là Đại thi hào dân tộc. Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.
Trong quyển sách tranh Ký Mộng này, chúng tôi xin được giới thiệu đến quý bạn đọc các đoạn trích từ Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh và một số bài thơ chữ Hán do nhà thơ Đỗ Trung Lai dịch, cùng tranh vẽ của nữ họa sĩ Niayu được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Đại thi hào.
NGUYỄN DU tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mùng 3 tháng 1 năm 1766, tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu – Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật. Cha Nguyễn Du là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh.
Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Du để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương cả chữ Hán và chữ Nôm vô cùng giá trị.
Sáng tác chữ Hán bao gồm:
• Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, sáng tác khi ông làm quan nhà Nguyễn.
• Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, sáng tác khi ông làm quan ở Huế, Quảng Bình và các địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh.
• Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, sáng tác khi ông đi sứ sang Trung Quốc.
Sáng tác chữ Nôm bao gồm:
• Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), hay được biết đến với tên Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát.
• Văn chiêu hồn nguyên có tên là Văn tế thập loại chúng sinh, gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.
• Thác lời trai phường nón gồm 48 câu, viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
• Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ gồm 98 câu, viết theo lối văn tế.
Họa sĩ NIAYU
Tên thật: TRẦN MỸ NGỌC
Sinh năm: 1997 tại An Giang
Tốt nghiệp khoa Thiết kế
Đồ họa, trường Đại học Kiến trúc TP. HCM
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi