Một Chủ Nghĩa Tư Bản Vì Lợi Ích Của Tất Cả Các Bên - Stakeholder Capitalism
Giới thiệu cuốn sách "Một Chủ Nghĩa Tư Bản Vì Lợi Ích Của Tất Cả Các Bên - Stakeholder Capitalism"
Trong cuốn sách này, Schwab xem xét những thành tựu và tồn tại của hệ thống kinh tế toàn cầu thống trị trong những thập kỷ qua: chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của các cổ đông ở phương Tây và chủ nghĩa tư bản nhà nước ở phương Đông. Ông viết: Cả hai hệ thống này đều tạo ra những tiến bộ chưa từng có về sự giàu có, được đo bằng GDP và lợi nhuận. Nhưng chúng cũng dẫn đến sự bất bình đẳng về kinh tế trong lịch sử và tình trạng suy thoái môi trường. Schwab đề xuất mô hình thứ ba: Mô hình chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên. Đó là một mô hình mà trong đó chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân hợp tác; các công ty tìm kiếm việc tạo ra giá trị dài hạn thay vì lợi nhuận ngắn hạn; các chính phủ hợp tác để tạo ra sự thịnh vượng lớn nhất có thể cho người dân của họ, đồng thời xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế hoàn thành đối thoại với các bên liên quan, giúp cân bằng lợi ích của con người và hành tinh.
Tác động đột ngột và bao trùm toàn bộ của COVID-19 khiến chúng ta hiểu rõ, hơn cả những tác động dần dần của tình trạng biến đổi khí hậu hay của tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, rằng một hệ thống kinh tế được thúc đẩy bởi những lợi ích vị kỷ và ngắn hạn là chẳng thể bền vững được.
Chúng ta đừng bao giờ xem tăng trưởng GDP là trọng tâm duy nhất của quá trình hoạch định chính sách.
Về mặt lý thuyết, toàn cầu hóa là một thế lực chiến đấu vì những điều tốt đẹp, song trên thực tế, nó có thể là một thế lực tích cực chỉ khi các hàng rào đảm bảo rằng nó đem lại các lợi ích cho tất cả mọi người và đảm bảo sự linh hoạt và chủ quyền.
Trong cả chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của các cổ đông lẫn chủ nghĩa tư bản nhà nước, thì lỗ hổng lớn nhất của hai hệ thống là chỉ có sự thống trị của một bên liên quan so với những bên khác. Trong chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của các cổ đông, mục tiêu của các cổ đông thường là trọng tâm số ít; còn trong chủ nghĩa tư bản nhà nước, chính phủ nắm giữ quá nhiều quyền lực. Vì thế, tôi ủng hộ một hệ thống thứ ba, có thể được định nghĩa là chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên.
Một xã hội sẽ phát triển hiệu quả nhất khi tất cả mọi người dân của nó được hưởng sự thịnh vượng, thay vì chỉ có một nhóm nhỏ trong số đó được hưởng.
Hầu hết mọi người đều muốn làm điều tốt lành. Song những gì còn thiếu trong những thập kỷ gần đây chính là một chiếc la bàn rõ ràng để hướng dẫn những người ở các vị trí lãnh đạo trong xã hội và nền kinh tế của chúng ta.
Schwab kết luận bằng cách thảo luận về các sáng kiến như “các thước đo về chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, được nhiều công ty lớn nhất trên thế giới áp dụng vào năm 2020 hoặc Khung mức sống của chính phủ New Zealand. Schwab viết: Khi áp dụng mô hình này một cách nhất quán, chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hoạt động vì sự tiến bộ, con người và hành tinh.
Nguyễn Việt Anh giới thiệu
Thông tin tác giả
Klaus Schwab, Peter Vanham
Peter Vanham là người đứng đầu Đội Truyền thông của Chủ tịch [Chairman&39;s Communications] và Hội đồng Truyền thông Quốc tế [International Media Council] tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trước đây, ông đã dẫn dắt các mối quan hệ truyền thông Hoa Kỳ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ New York, và làm việc trong tư cách là một nhà báo ở P, London, Zurich và Berlin.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi