Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo
Có rất nhiều giáo lý chứa đựng những trạng thái thiền này trong văn học Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này có một số ý nghĩa lịch sử.
Tính xác thực về mặt lịch sử của các tài liệu Phật giáo thời kỳ đầu là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Mặc dù nhiều học giả Phật giáo Ấn Độ hiện đại rất hoài nghi về khả năng xác tín cũng như tái hiện lại những giáo lý nguyên thủy nhưng cuốn sách này bảo chứng rằng mục tiêu như thế là khả thi. Sau khi xác định được tư liệu ban đầu có từ chính Đức Phật, tác giả lập luận rằng hai vị thầy của Đức Phật là những nhân vật lịch sử. Dựa trên văn học Bà la môn sơ kỳ, cụ thể là các tác phẩm tiền Áo nghĩa thư (Upaniṣad) và Giải thoát đạo (Mokṣadharma), tác giả khẳng định nguồn gốc của phương pháp thiền mà Đức Phật [trước khi giác ngộ] học được từ hai vị đạo sư này. Hơn nữa, tác giả cũng cố gắng sử dụng chúng để xác định một số lời dạy chân chính của Đức Phật về thiền.
Cuốn sách sẽ vô cùng ý nghĩa đối với các học giả thuộc lĩnh vực Nghiên cứu Phật giáo, Tôn giáo châu Á và Nam Á học.
Tác giả:
TS. Alexander Wynne – Tiến sĩ Đại học Oxford, là dịch giả của Thư viện Phạn ngữ Clay. Ông đã được trao bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu Đông phương học của Đại học Oxford năm 2003 và là chuyên viên nghiên cứu cấp cơ sở, nghiên cứu sinh tại Đại học St John’s, Oxford, từ 2002–2006. Ông tác giả của nhiều công trình nghiên cứu Phật học và những cuốn sách: The Origin of Buddhist Meditation, Buddhism: An Introduction, Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition (đồng tác giả với Paul Williams và Anthony Tribe)
Trích dẫn sách:
Vấn đề lớn nhất trong nghiên cứu Phật học là không ai biết Đức Phật đã dạy gì. Điều này không phải vì thiếu các nguồn tư liệu văn học thời kỳ đầu (bằng tiếng Pāli, tiếng Phạn, tiếng Hán, tiếng Tây Tạng, v.v.) mà chúng khẳng định là có chứa đựng những lời dạy của Ngài. Thay vào đó, vấn đề các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng các văn bản thời kỳ đầu dường như chứa đựng một số khác biệt về kinh văn và không rõ đâu là chân thực cũng như có liên quan đến Đức Phật. Những khẳng định mang tính lịch sử của các bộ phái Phật giáo thời kỳ đầu chỉ làm tăng thêm sự hoài nghi chung. Tất cả đều khẳng định rằng kinh văn của họ đã được kết tập ngay sau khi Đức Phật nhập diệt tại kỳ kết tập đầu tiên ở Rājagṛha. Tuy nhiên, thật không may, có rất nhiều khác biệt giữa các bộ kinh, ngay cả trong các chi tiết về phạm vi và phân loại của bộ kinh được cho là đã biên soạn tại kỳ kết tập đầu tiên. Vì điều này mà Lamotte đã nhận xét: “Sẽ là vô lý nếu khẳng định rằng tất cả những kinh điển đó đã được cố định ngay từ buổi ban sơ của Phật giáo.”
Dường như việc sáng tác văn học Phật giáo thời kỳ đầu vẫn đang diễn ra và điều này gây nên sự nghi ngờ về tính cổ xưa của bất kỳ bản kinh văn nào. Để có cơ hội phục nguyên lại những lời Phật dạy, văn học Phật giáo thời kỳ đầu cần phải được phân tầng theo trình tự thời gian. Tuy nhiên, không rõ nếu bản xưa nhất trong các kinh điển thời kỳ đầu được xác định một cách thỏa đáng thì làm thế nào để có thể quy cho là do chính Đức Phật dạy.
Mục lục
Chương 1 - Dẫn nhập: Vấn đề hình thái sơ khai nhất của Phật giáo
Chương 2 - Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta
Chương 3 - Thiền vô sắc và Bà la môn giáo thời kỳ đầu
Chương 4 - Triết lý Yoga Bà la môn giáo thời kỳ đầu
Chương 5 - Thiền trong Phẩm Đường đi đến bờ kia
Chương 6 - Kết luận: Nguồn gốc của Thiền Phật giáo và Phật giáo thời kỳ đầu
Tài liệu tham khảo
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.