Đức Phật đã dạy “Gia đình là nơi tâm trí này sống với tâm trí khác. Nếu chúng yêu thương nhau thì ngôi nhà sẽ đẹp như một vườn hoa. Ngược lại, nếu chúng bất hòa thì sẽ như cơn bão tàn phá khu vườn.”
Làm cha mẹ là một công việc khó khăn. Ba tôi từng nói với tôi rằng, dù làm gì cũng sai cả. Lúc đó tôi còn là một thiếu niên, nên ông nói vậy cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng cho dù ông nghĩ mình đã mắc sai lầm gì đi nữa thì ông chắc hẳn cũng đã làm đúng một điều nào đó. Ngày nay, anh chị em chúng tôi rất yêu thương nhau. Ba mẹ tôi đã đặt nền móng cho điều này từ khi chúng tôi còn nhỏ. Nhưng không phải họ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo, mà cả hai vừa khiến tôi khó chịu vừa khiến tôi dễ chịu.
Có rất nhiều sách về nuôi dạy con, nhưng gần như không có cuốn nào dựa trên nền tảng nguyên lý Phật giáo. Phật giáo, suy cho cùng, là về quy luật nhân quả. Nếu chúng ta làm điều thiện, kết quả mang lại sẽ tốt đẹp. Đó là một triết lý lạc quan trong đó chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn được sự vô minh (thiếu hiểu biết) và từ đó là toàn bộ khổ đau nữa.
Chúng ta không thể thực hiện điều này trong một đời người ngắn ngủi nhưng chúng ta có thể bắt đầu. Vì lý do này, những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trên Trái đất. Những phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của ngài không chỉ dành cho giới tu sĩ, mà còn dành cho các gia đình, các ông bố bà mẹ. Những giáo lý và phương pháp này chính là khía cạnh trí tuệ của Phật giáo.
Khía cạnh còn lại của Phật giáo là từ bi. Thế nào là từ bi với một đứa trẻ đang la hét hoặc đang vòi vĩnh thứ đồ chơi mới nhất? Từ bi với một đứa trẻ mới 18 tháng tuổi khác gì từ bi với một đứa trẻ 6 tuổi học lớp 1? Cha mẹ ngày nay gặp phải nhiều thách thức mà trước đây họ chưa từng biết tới. Con cái chúng ta đang sống trong một xã hội thúc đẩy chúng ham muốn ngày càng nhiều và chính điều này đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động.
Mặc dù bối cảnh đã thay đổi nhưng cách chúng ta tương tác với nhau, dù tốt hay xấu, vẫn không thay đổi trong hơn 2.500 năm qua. Chúng ta vẫn chưa nhận ra được các khuôn mẫu của sự tức giận, thất vọng, phản ứng thái quá cũng như những ham muốn con trẻ được hạnh phúc mạnh mẽ đến mức chúng ta có nguy cơ tạo ra hiệu ứng trái ngược.
Giá trị của cuốn sách này nằm ở việc kết hợp các bài tập thực hành Phật giáo với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em của C. L. Claridge, trong đó có chính con của bà. Tôi vui mừng vì lòng tốt và trí tuệ của bà đã được thể hiện xuyên suốt trong cuốn sách.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi