Nuôi Dạy Con Trai Vị Thành Niên
Cuốn sách này được thiết kế để trang bị cho bạn kiến thức về trẻ vị thành niên cùng những kỹ năng làm cha mẹ, từ đó giúp cả cha mẹ và con vượt qua những năm tháng khó khăn này. Cuốn sách cũng hỗ trợ cha mẹ giải quyết một số vấn đề khó khăn và khó xử mà nhiều bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên phải đối mặt. Nó cung cấp những thông tin mới một cách trung lập để phụ huynh có thể hiểu được một vài phương thức “vận hành” bên trong con trai mình.
Cuốn sách đưa ra những nghiên cứu sâu về quá trình lớn lên và sự phát triển đặc trưng của tuổi vị thành niên, cũng như ảnh hưởng của những người xung quanh và các yếu tố khác trong hành trình trở thành người lớn của trẻ. Xuyên suốt 8 chương sách, bạn sẽ thấy hai phần lặp đi lặp lại: “Bóc trần lời đồn thổi” và “Ôn bài: Các lưu ý về làm cha mẹ tích cực”.
Trong phần “Bóc trần lời đồn thổi”, tác giả sẽ nói về những nhận thức sai lầm và hoang đường thường gặp liên quan đến các cậu bé vị thành niên, đồng thời giải quyết chúng bằng nghiên cứu thực nghiệm để có những phản ứng đúng đắn nhất. Trong phần “Ôn bài: Các lưu ý về làm cha mẹ tích cực”, tác giả đưa ra những lời khuyên về việc làm cha mẹ dựa trên mô hình làm cha mẹ tích cực và mang đến cho bạn các phương pháp để vận dụng chúng vào quá trình làm cha mẹ của mình.”
Cuốn sách được chia thành 8 chương:
Chương 1: Lược sử về con trai tuổi vị thành niên. Chúng ta sẽ thảo luận về lịch sử của các cậu bé vị thành niên và cùng xem ngày nay, các con phải đối mặt với những áp lực nào.
Chương 2: Sự phát triển của con trai tuổi vị thành niên. Chương này nghiên cứu sâu sự phát triển về mặt sinh lý học của con trai bạn khi cậu bé lớn lên và trải qua tuổi vị thành niên.
Chương 3: Giao tiếp suôn sẻ với con trai tuổi vị thành niên. Chúng ta sẽ khám phá phương thức giao tiếp và cách các cậu bé trò chuyện cùng những người khác.
Chương 4: Đời sống xã hội của con trai tuổi vị thành niên. Việc hòa nhập xã hội là vấn đề mấu chốt với con trai bạn, và tình bạn trong thời gian này là một chỉ dấu lớn xác định con là ai và con thích gì.
Chương 5: Trò chuyện với con trai tuổi vị thành niên về cách nhìn nhận cơ thể và nạn bắt nạt học đường. Cách nhìn nhận cơ thể có ảnh hưởng tới con trai bạn, vậy nên chương này sẽ tập trung vào những áp lực con phải đối mặt hoặc tự đặt ra cho bản thân mình.
Chương 6: Giáo dục giới tính cho con trai tuổi vị thành niên. Có thể con và cả chính bạn đều sẽ thấy không thoải mái và lúng túng khi nói về tình dục.
Chương 7: Sự thể hiện bản thân của con trai tuổi vị thành niên. Con trai bạn đang trải qua rất nhiều thay đổi về mặt sinh lý trong thời kỳ này. Cậu bé cũng sẽ chủ động thay đổi ngoại hình, bao gồm cả tóc tai và quần áo, cũng như sở thích và tình bạn trong giai đoạn này.
Chương 8: Nói về chất kích thích và rượu bia với con trai tuổi vị thành niên. Chất kích thích và rượu bia luôn là những chủ đề căng thẳng khi trò chuyện với trẻ vị thành niên.
Trích đoạn hay
Bắt nạt được định nghĩa là hành vi hung hăng hoặc không mong muốn nhằm tạo ra sự mất cân bằng về sức mạnh và được lặp đi lặp lại. Ở tuổi vị thành niên, con trai bạn sẽ liên quan tới một khía cạnh nào đó của tình trạng bắt nạt: hoặc là tham gia với những kẻ bắt nạt khác, hoặc là người bị bắt nạt, hoặc là nhân chứng của vụ bắt nạt, hoặc che chở cho người bị bắt nạt, hoặc góp phần vào nạn bắt nạt. Bắt nạt có thể mang các hình thức khác nhau: bắt nạt về thân thể, bắt nạt ngoài xã hội và bắt nạt bằng lời nói, có thể công khai hoặc ngấm ngầm. Bắt nạt có thể xảy ra ở trường học, ngoài xã hội và trên không gian mạng. Dù con bạn bị bắt nạt, tham gia vào vụ bắt nạt hoặc đóng vai trò khác trong hành vi bắt nạt thì nó đều có thể để lại những tác động lâu dài đối với tinh thần của cậu bé. Hãy khuyến khích việc tìm hiểu kiến thức ở nhà và thảo luận với con về những vấn đề cũng như hệ lụy của nạn bắt nạt. Hãy ý thức về hành vi và cách hành xử của con với bạn bè. Nếu bị bắt nạt, con có thể sợ phải thông báo hoặc sợ nhờ bạn giúp đỡ vì lo sợ kẻ bắt nạt sẽ đáp trả nếu mình dám nói ra. Một số dấu hiệu của việc bị bắt nạt có thể bao gồm những vết bầm tím trên người không rõ lý do, vật dụng hoặc tiền bị mất, mất ngủ hoặc gặp ác mộng, cảm xúc hoặc thái độ thay đổi, học tập sa sút và đi học thất thường. Tác hại của việc bị bắt nạt đối với con còn có thể là những bất ổn về sức khỏe tinh thần, bao gồm chán nản, lo lắng và tuyệt vọng. Hãy mở rộng kênh giao tiếp với con, khuyến khích cậu bé xác lập những ranh giới với người khác và tìm đến bạn để giãi bày bất kỳ nỗi lo ngại nào khi bị bắt nạt mà con có thể gặp phải. Nếu bạn lo con có thể đang bị bắt nạt thì hãy hướng dẫn con tập luyện kỹ năng giao tiếp một cách cứng rắn để xác lập ranh giới với bạn bè.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi