Người Kể Chuyện Trên Báo
“Cuốn sách là một cẩm nang thực hành với nhiều hướng dẫn và gợi ý được rút từ các trải nghiệm cá nhân và của các đồng nghiệp cũng như từ giáo trình dạy viết báo của Mỹ và Pháp nhằm giúp bạn vượt qua từng chặng đường, từ tìm đề tài, tìm ý, viết bài đến gửi bài cho các tờ báo và tạp chí, cả đăng tải trên mạng. Bạn sẽ được tư vấn về cách chọn đề tài, cách viết sao cho phù hợp với từng “thị trường” riêng biệt, cách tiếp cận với các trưởng ban nội dung, thư ký tòa soạn vốn là những người sẽ thẩm định, đánh giá và quyết định dăng hay gác bài của bạ Bạn cũng được chỉ dẫn những bí quyết, cách làm thế nào để phỏng vấn thành công, và nhất là biến việc viết báo thành một nghề của đời bạn.”
(Đỗ Đình Tấn)
Câu View Và Kinh Tế Chú Ý
Cuốn sách này được viết nhằm trả lời những câu hỏi:
"Câu view"" là gì? Ai "câu view"? Vì sao phải "câu view"? "Câu view” để làm gì"?
Những "người buôn chú ý” là ai? Kinh tế chú ý là gì? Vì sao một nền kinh tế lại có thể vận hành chỉ bằng nguồn tài nguyên phi vật chất là sự chú ý của con người?
Vì sao nội dung, dich vụ hoặc nền tảng mà các công ty mạng xã hội cung cấp đều miễn phí? Nếu vậy thì các công ty này “sống” bằng gì?
Là người dùng miễn phí, chúng ta đang phải trả giá ra sao?
Làm thế nào để điều chỉnh mạng xã hội cho phù hợp với lợi ích tốt nhất, những nhu cầu và giá trị cơ bản của con người thay vì để nó chỉ biết khai thác tối đa sự chú ý và thời gian của người dùng trên các thiết bị?
Fake news và chống Fake news
Cuốn sách đã thử lý giải nhiều câu hỏi liên quan đến fake news như: Vì sao cái giả lại hấp dẫn hơn cái thật? Vì sao cái giả dễ được tin là thật?
Vì sao cái giả lại gây hậu quả và tác hại thật? Sách gồm các chương:
Fake news, sự lây lan và mục đích được tạo ra
Tin giả, thách thức và khủng hoảng báo chí
Báo chí tự cứu mình và chống tin giả
Pháp luật, cách tiếp cận và lựa chọn khác
Xóa mù, kiến thức và kỹ năng số cho công dân
Khởi đi từ câu hỏi lớn: Tiền là thứ đầu tiên được nhắc đến, còn công chúng liệu là thứ sau cùng?, tác giả cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng của ngành truyền thông thế giới, với những phương tiện truyền thông mới, những cách tiếp cận, thích nghi và những chiến lược mới. Công nghệ mới cùng với các cuộc phá sản, mua bán, sáp nhập, cải tổ… đồng thời đã cho thấy một nghịch lý của thời đại: trong khi người dùng có cảm giác đang hưởng lợi nhờ có tiếng nói nhiều hơn, nhiều lựa chọn phương tiện hơn, thì có một thực tế đang diễn ra là truyền thông ngày một tập trung vào tay một nhóm ngày một ít ỏi những “Ông lớn”, và điều này lại có nghĩa là tự do báo chí bị thu hẹp (như các ví dụ dẫn ra trong sách), mục tiêu kinh doanh được đặt lên hàng đầu và lợi ích công đang liên tục bị xâm phạm. Tất cả đều hướng đến việc kiếm tiền.
Quay sang Việt Nam, tác giả dẫn ra hai trường hợp tiêu biểu mà mục tiêu kinh doanh chi phối lợi ích công: vụ VTV không mua bản quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu vòng bảng có đội tuyển Việt Nam tham dự tại Asiad 18; và vụ nước mắm chứa thạch tín từng gây xôn xao dư luận. Trước nhiều biểu hiện tiêu cực trong lãnh vực truyền thông, cùng với những kinh nghiệm rút tỉa từ thế giới, tác giả đặt vấn đề về việc nâng cao chất lượng và giảm những tiêu cực do mục đích kinh doanh bằng cách tinh gọn và đầu tư tập trung cho truyền thông, đồng thời có cơ chế để bảo vệ lợi ích công, phục vụ những định hướng chính trị và dân sinh…
Báo Chí Lương Tâm
Cuốn sách này được dành cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội, các nhà báo, nhà nghiên cứu, sinh viên ngành truyền thông cũng như các nhà quản lý báo chí, giới PR (giao tế công cộng) đang hoạt động trong các doanh nghiệp, giới hoạt động xã hội và tất cả các cư dân mạng, những người giờ đây đang cùng các nhà báo tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi