Khởi đi từ câu hỏi lớn: Tiền là thứ đầu tiên được nhắc đến, còn công chúng liệu là thứ sau cùng?, tác giả cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng của ngành truyền thông thế giới, với những phương tiện truyền thông mới, những cách tiếp cận, thích nghi và những chiến lược mới. Công nghệ mới cùng với các cuộc phá sản, mua bán, sáp nhập, cải tổ… đồng thời đã cho thấy một nghịch lý của thời đại: trong khi người dùng có cảm giác đang hưởng lợi nhờ có tiếng nói nhiều hơn, nhiều lựa chọn phương tiện hơn, thì có một thực tế đang diễn ra là truyền thông ngày một tập trung vào tay một nhóm ngày một ít ỏi những “Ông lớn”, và điều này lại có nghĩa là tự do báo chí bị thu hẹp (như các ví dụ dẫn ra trong sách), mục tiêu kinh doanh được đặt lên hàng đầu và lợi ích công đang liên tục bị xâm phạm. Tất cả đều hướng đến việc kiếm tiền.
Quay sang Việt Nam, tác giả dẫn ra hai trường hợp tiêu biểu mà mục tiêu kinh doanh chi phối lợi ích công: vụ VTV không mua bản quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu vòng bảng có đội tuyển Việt Nam tham dự tại Asiad 18; và vụ nước mắm chứa thạch tín từng gây xôn xao dư luận. Trước nhiều biểu hiện tiêu cực trong lãnh vực truyền thông, cùng với những kinh nghiệm rút tỉa từ thế giới, tác giả đặt vấn đề về việc nâng cao chất lượng và giảm những tiêu cực do mục đích kinh doanh bằng cách tinh gọn và đầu tư tập trung cho truyền thông, đồng thời có cơ chế để bảo vệ lợi ích công, phục vụ những định hướng chính trị và dân sinh…
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.