Nghệ Thuật Yêu: Một Cuộc Cách Mạng Trong Cách Nhìn Về Tình Yêu
**Tác giả: Erich Fromm**
**Năm xuất bản: 1957**
Giới thiệu
"Nghệ Thuật Yêu" (tên tiếng Anh: The Art of Loving) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà tâm lý học Erich Fromm, được tái bản nhiều lần bằng nhiều thứ tiếng. Từ khi xuất hiện vào năm 1957, cuốn sách này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong cách nhìn về tình yêu, nâng tầm nó lên một nghệ thuật đòi hỏi sự học hỏi và trau dồi.
Khám phá bản chất của tình yêu
Erich Fromm, với tư cách là một học giả tiên phong trong việc nghiên cứu "tình yêu" và "năng lực yêu", đã đặt ra những câu hỏi sâu sắc về bản chất của tình yêu. Ông khẳng định: "Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy."
**Trong "Nghệ Thuật Yêu", Fromm giải thích:**
* **Tình yêu không phải là một cảm xúc bẩm sinh:** Từm bác bỏ quan niệm cho rằng tình yêu là một cảm xúc tự nhiên mà ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng tình yêu là một nghệ thuật đòi hỏi sự học hỏi, trau dồi và rèn luyện.
* **Tình yêu là lời giải đáp cho sự tồn tại:** Fromm nhìn nhận tình yêu như một nhu cầu sâu xa nhất của con người, là giải pháp cho sự cô đơn và chia cách, giúp chúng ta tìm thấy sự hòa giải và kết nối với bản thân và với thế giới xung quanh.
* **Tình yêu có nhiều hình thái:** Cuốn sách phân tích các hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, bao gồm tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm.
* **Xã hội hiện đại và tình yêu giả tạo:** Fromm cũng phân tích những hình thái tình yêu giả tạo, những hình thức tan rã của tình yêu phổ biến trong xã hội hiện đại.
Con đường chinh phục nghệ thuật yêu
**Để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đưa ra những lời khuyên:**
* **Hiểu rõ lý thuyết:** Từm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi và tìm hiểu về tình yêu, về bản chất của nó và những biểu hiện khác nhau của nó.
* **Rèn luyện kỹ năng:** Ngoài lý thuyết, Fromm khẳng định cần phải rèn luyện các kỹ năng liên quan đến tình yêu, bao gồm khả năng lắng nghe, giao tiếp, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.
* **Kiên nhẫn và tâm huyết:** Fromm khẳng định rằng, việc chinh phục nghệ thuật yêu đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự tập trung và sự hết lòng quan tâm đến đối tượng của tình yêu.
Di sản và ảnh hưởng của Nghệ Thuật Yêu
"Nghệ Thuật Yêu" là một tác phẩm kinh điển về tình yêu, đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ độc giả. Cuốn sách đã giúp mọi người nhìn nhận tình yêu một cách nghiêm túc hơn, đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
Nhận xét của giới chuyên môn
"Nghệ Thuật Yêu" đã nhận được những lời đánh giá tích cực từ giới chuyên môn:
* **Chicago Tribune:** "Erich Fromm là một nhà tâm lý học đầy thấu suốt và một cây viết tài năng. Cuốn sách của ông là một trong những tác phẩm chân thực và thẳng thắn, có tính thực tiễn và đạt đến sự chính xác."
* **Fortune:** "Đó là một cuốn sách rất ngắn – chưa đến 100 trang – mỗi dòng đều trĩu nặng sự nhận biết, tình yêu thương và sự thật."
* **Peter D. Kramer:** "Nhờ cuốn sách mỏng Nghệ Thuật Yêu này, chúng ta đã có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, sự hy vọng lạc quan và niềm an ủi."
Về tác giả
Erich Fromm (1900-1980) là một nhà tâm phân học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Tâm phân học của Sigmund Freud đến Tân Freud. Ông đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng, có nhiều đóng góp và ảnh hưởng trong lĩnh vực Tâm phân học xã hội.
**Ngoài Nghệ Thuật Yêu, Erich Fromm còn có những tác phẩm nổi bật khác:**
* Escape freedom [Trốn khỏi tự do], 1941
* The sane society [Xã hội tỉnh táo], 1955
Xã hội tỉnh táo - Erich Fromm: Phân tích sâu sắc về bệnh lý của xã hội hiện đại
Erich Fromm, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức, đã gây tiếng vang với tác phẩm "Trốn thoát tự do", một cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do trong cuộc sống con người hiện đại. 15 năm sau, ông tiếp tục hành trình khám phá những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách "Xã hội tỉnh táo".
Câu hỏi đặt ra: Liệu một xã hội có thể bị bệnh?
Từm đặt ra câu hỏi đầy tính khiêu khích: liệu một xã hội có thể bị bệnh? Ông khẳng định rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, dựa trên lập luận rằng văn hóa phương Tây đang chìm đắm trong "bệnh lý của sự bình thường", ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của cá nhân.
Phê phán và phân tích sâu sắc xã hội hiện đại
"Xã hội tỉnh táo" là một cuộc phê phán gay gắt về tâm lý xã hội của chủ nghĩa tư bản công nghiệp hiện đại. Fromm phân tích những mặt trái của hệ thống này, đặc biệt là sự tha hóa của con người trong xã hội hiện đại.
Gợi ý cho một xã hội lành mạnh, tỉnh táo
Tuy nhiên, Fromm không chỉ dừng lại ở việc phê phán. Ông còn đưa ra những giải pháp, những gợi ý cho một xã hội lành mạnh, tỉnh táo, nơi con người được giải phóng khỏi sự tha hóa và phát triển toàn diện. Ông nhấn mạnh rằng: "Tiến bộ chỉ có thể xảy ra khi đồng thời thay đổi các lĩnh vực kinh tế, xã hội-chính trị và văn hóa; nếu chỉ giới hạn tiến bộ trong một lĩnh vực tức là hủy hoại tiến bộ ở mọi lĩnh vực".
Review nội dung sách
"Xã hội tỉnh táo" không chỉ là một "bản cáo trạng" đơn thuần, mà là một tác phẩm "dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả", hướng về tình yêu và tự do của con người. Cuốn sách đã nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia:
"Một đóng góp xuất sắc cho bộ sưu tập ngày càng nhiều những phản ánh tâm lý xã hội về thời hiện đại." - The Washington Post
"Người ta bị mê hoặc từ trang này sang trang khác bởi tính sắc bén của phân tích, tính cụ thể của cách trình bày và vẻ đẹp của phong cách." - Paul Tillich
"Một cuốn sách dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả... một bản cáo trạng không khoan nhượng đối với xã hội đương thời." - Guide to Psychiatric and Psychological Literature
"Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại." - The Washington Post
Trích dẫn hay
"Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung."
"Chúng ta đã giảm giờ làm trung bình xuống còn một nửa so với một trăm năm trước. Thời gian rảnh rỗi của chúng ta ngày nay nhiều hơn mức tổ tiên ông cha ta dám mơ ước. Nhưng điều gì đã xảy ra? Chúng ta không biết cách sử dụng số thời gian rảnh mới giành được; chúng ta cố gắng giết số thời gian đó rồi mừng rỡ khi một ngày nữa đã trôi qua."
"Thế nhưng rất nhiều bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học từ chối nghĩ về quan điểm: xã hội nói chung có thể đang thiếu sự tỉnh táo. Họ cho rằng vấn đề sức khỏe tâm thần trong xã hội chỉ là một số cá nhân “không thích ứng được” chứ không phải do chính nền văn hóa không thể tự điều chỉnh."
"Sự tồn tại của động vật là một sự hài hòa giữa con vật và tự nhiên;... động vật được tự nhiên trang bị để đương đầu với chính những hoàn cảnh nó gặp phải, giống như hạt giống của cây được tự nhiên phú cho khả năng tận dụng các điều kiện đất đai, khí hậu, v.v., nhờ thế thích nghi trong quá trình tiến hóa."
"Chỉ có duy nhất một đam mê thỏa mãn nhu cầu hợp nhất bản thân với thế giới, cùng lúc có được với cảm giác toàn vẹn và tính cá nhân, đó chính là tình yêu."
"Một xã hội tỉnh táo sẽ thúc đẩy các năng lực yêu thương đồng loại, làm việc sáng tạo của con người, phát triển lý trí và tính khách quan, có ý thức về bản thân dựa trên thể nghiệm chính các năng lực sản sinh của mình."
"Con người có thể được định nghĩa là loài động vật có thể xưng “Tôi”, có thể nhận thức được bản thân là một thực thể tách biệt."
"Mọi người có thực sự hạnh phúc, có thỏa mãn, một cách vô thức, như họ tin rằng mình đang như thế?"
Thông tin tác giả
Erich Fromm là nhà phân tâm học người Đức, được xem là cầu nối giữa Phân tâm học của Sigmund Freud và Tân Freud. Ông kết hợp lý thuyết của Freud với học thuyết của Karl Marx để tạo nên một hướng đi riêng, mang đến nhiều đóng góp và ảnh hưởng trong lĩnh vực Phân tâm học xã hội.
"Xã hội tỉnh táo" là một tác phẩm đầy sức nặng, đặt ra những câu hỏi gay gắt về xã hội hiện đại và hướng con người đến một cuộc sống trọn vẹn, tự do, và hạnh phúc.
Nghệ Thuật Tâm Thức
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Erich Fromm (1900-1980) là một nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, xã hội học, triết gia nhân văn và nhà hoạt động xã hội người Do Thái. Ông tới định cư ở Mỹ vào thời kỳ Đức Quốc xã. Ông đi theo trường phái lý thuyết phê phán Frankfurt và có nhiều nghiên cứu về sự tương tác giữa tâm lý học và xã hội, đồng thời từng giữ nhiều chức danh giáo sư về tâm lý học ở cả Mỹ và Mexico vào giữa thế kỷ XX.
Ông thường được coi là một trong những nhà phân tâm học có ảnh hưởng và nổi tiếng nhất ở Mỹ, và các tác phẩm của ông đã bán được hàng triệu bản trên khắp thế giới, dịch ra nhiều ngôn ngữ.
TÓM TẮT NỘI DUNG:
Tâm trí vô thức hay gọi ngắn gọn là vô thức, bao gồm các quá trình trong tâm trí xảy ra tự động. Hiểu đơn giản là các quá trình này xảy ra phía bên dưới bề mặt ý thức. Các thí nghiệm chứng minh thực tế cho thấy rằng, vô thức bao gồm các cảm giác bị kìm nén, phức cảm, ám ảnh và ham muốn. Những khái niệm này được nhà thần kinh học người Áo Freud phổ biến. Có thể nói, quá trình vô thức sẽ biểu hiện trong những giấc mơ ta thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Ẩn ức, kìm nén sâu kín trong vô thức sẽ bộc lộ trong những giấc mơ của chúng ta. Đôi khi những giấc mơ kỳ lạ, quái đản khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu, không có cách nào lý giải.
Phần ý thức của chúng ta chỉ là ba phần nổi của tảng bang trôi, đương nhiên 7 phần còn lại chính là vô thức. Trong tâm lý học, vô thức là một trong những vấn đề quan trọng, có sức chi phối mạnh mẽ đến sức khỏe, hoạt động thường ngày của chúng ta. Giả sử, nếu ý thức và vô thức hoạt động không đồng bộ, bài toán ý thức sẽ không giống bài toán ở vô thức. Kết quả bài toán ở phần ý thức sẽ không giúp bạn hạnh phúc mà bạn phải tự phân tích được phần vô thức của mình thì mới có thể mang tới sinh lực sống cho chính bản thân mình.
Nghiên cứu về vô thức, ý thức mang ý nghĩa then chốt và quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và phân tâm học nói riêng. Những nhà tâm lý học nổi tiếng như Freud, Carl Jung đã bày tỏ quan điểm của mình về ý thức, vô thức, cái tôi, giấc mơ… thông quan những công trình quan trọng bậc nhất thế kỷ. Ngoài những tên tuổi đáng kính kể trên có thể kể tới Erich Fromm ông được xem là một trong những nhà phân tâm học nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Cuốn sách Nghệ thuật tâm thức của ông chia sẻ cho chúng ta về nghệ thuật để làm đồng bộ hoạt động giữa ý thức và vô thức, nhờ đó giúp cho chúng ta đạt được trạng thái hiện hữu vẹn toàn, loại bỏ được những hư hại, đang đục khoét tâm hồn, loại bỏ bệnh tật tinh thần, đồng thời phát huy được hết tiềm năng của tâm trí mình.
Tự do có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?
Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm và được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Tự do là đích ngắm mà mọi người đều hướng đến, và nhiều khi người ta phải đấu tranh để giành lấy nó. Vậy mà ngay từ tựa đề cuốn sách, Erich Fromm đã khiến người đọc tò mò khi đặt ra một nghịch lý: nếu đã muốn sở hữu tự do, thì tại sao lại phải trốn thoát nó?
Bằng cách tập trung vào khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc khủng hoảng văn hóa và xã hội trong thời đại của chúng ta, cuốn sách “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh nghịch lý này, một cách thỏa đáng.
“Trốn thoát tự do” là một phần trong công trình nghiên cứu khái quát về cấu trúc tính cách của con người hiện đại và những vấn đề về tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội mà tác giả đã dày công tìm hiểu suốt nhiều năm. Cuốn sách hàm chứa một nội dung vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa nhân văn lớn lao đối với con người và sự phát triển của xã hội hiện đại; qua đó, thể hiện sự tiếp nối dòng tư tưởng khám phá về con người trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, và của tâm lí học xã hội - chính trị nói riêng.
Sách gồm 7 chương và Phụ lục. Chương 1: Tự do - một vấn đề tâm lý; Chương 2: Sự trỗi dậy của con người cá nhân và sự mơ hồ của tự do; Chương 3: Tự do trong thời kì Cải cách; Chương 4: Hai khía cạnh của tự do đối với con người hiện đại; Chương 5: Những cơ chế trốn thoát; Chương 6: Hệ tâm lý của chủ nghĩa Quốc xã; Chương 7: Tự do và dân chủ; Phụ lục: Tính cách và tiến trình xã hội. Từ những nội dung được luận giải xuyên suốt cuốn sách, chúng ta thấy rằng, Erich Fromm đã thể hiện một cách tiếp cận mới mẻ và đặc sắc về ý nghĩa của tự do đối với con người hiện đại.
“Luận điểm của cuốn sách này là con người hiện đại, mặc dù thoát khỏi những ràng buộc của xã hội tiền chủ nghĩa cá nhân, vốn vừa đem đến sự an toàn vừa giới hạn anh ta, lại không đạt được tự do theo nghĩa tích cực trong nhận thức về bản ngã cá nhân; tức là, việc thể hiện những tiềm năng trí tuệ, cảm xúc và giác quan. Tự do, mặc dù đem đến sự độc lập và lý tính, đã khiến con người trở nên bị cô độc và, do đó, hoang mang và bất lực. Tình trạng cô lập này là không thể chịu đựng nổi và con người đối diện với những lựa chọn thay thế: hoặc chạy trốn những gánh nặng tự do của bản thân bằng sự lệ thuộc và phục tùng mới, hoặc tiến tới nhận thức đầy đủ về tự do tích cực, điều dựa trên tính độc đáo và cá nhân của con người.” (Erich Fromm)
Tác phẩm là một tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến tư tưởng phương Tây thời kì hiện đại nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Một phân tích xuất sắc về chứng loạn thần kinh trong nền văn hóa của chúng ta.” ― The Nation
“Một tác phẩm quan trọng và đầy thử thách.” ― The New York Herald Tribune
“Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.” - The Washington Post
TRÍCH ĐOẠN HAY
Có lẽ bên cạnh khao khát tự do bẩm sinh, người ta còn có một mong muốn bản năng đối với sự lệ thuộc? Nếu không, làm sao chúng ta có thể lý giải được sức hút của việc phục tùng mà một thủ lĩnh có được đối với quá nhiều người ở thời điểm hiện tại? Sự khuất phục phải chăng luôn là trước một queen lực công khai, hay còn trước những queen lực bị chủ quan hóa, như nghĩa vụ hoặc lương tâm, trước những thúc ép bên throng hoặc trước những queen lực ẩn danh như dư luận xã hội? Phải chăng có một sự thỏa mãn ngầm khi quy phục kẻ khác, và bản chất của nó là gì? (tr.23+24).
Những khuynh hướng cao thượng nhất cũng như xấu xí nhất của con người không phải là một phần throng bản chất cố định và sẵn có về mặt sinh học, mà là kết quả từ quá trình xã hội [đã] nhào nặn nên con người đó. Nói cách khác, xã hội không chỉ có chức năng trấn áp – mặc dù nó cũng có chức năng đó – mà còn có chức năng sáng tạo. Bản chất của con người, những đam mê và sợ hãi của anh ta đều là sản phẩm văn hóa; trên thực tế, bản thân con người là tạo tác và thành tựu quan trọng nhất throng nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân loại, là đỉnh cao của cái mà chúng ta gọi là lịch sử. (tr. 32).
Chừng nào con người còn là một phần không thể thiếu của thế giới, chưa nhận thức được khả năng và trách nhiệm của hành động cá nhân, chừng đó họ không cần phải e sợ điều đó. Khi một người trở thành một cá nhân, anh ta đứng một mình và đối mặt với thế giới mà ở mọi khía cạnh đều nguy hiểm và vượt trội về sức mạnh. (tr. 54)
Bất kỳ một loại tư tưởng nào, dù đúng hay sai, nếu nó vượt lên trên một sự phù hợp hời hợt bề ngoài với những quan điểm thông thường, đều được thúc đẩy nhờ nhu cầu và lợi ích chủ quan của người suy tưởng. Thường thì một số lợi ích tăng lên nhờ việc tìm ra sự thật, một số khác thì bằng cách hủy hoại nó. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, động cơ tâm lý đều là những yếu tố khích lệ quan trọng để đi tới
tiến trình xã hội, bằng cách xác định phương thức sống của cá nhân, tức là, mối quan hệ của anh ta với người khác và với lao động, tạo nên cấu trúc tính cách của anh ta; những ý thức hệ mới – tôn giáo, triết học, hoặc chính trị – bắt nguồn và thu hút cấu trúc tính cách đã thay đổi này, và do đó, tăng cường, thỏa mãn và khiến nó thêm vững vàng; đặc điểm tính cách mới được hình thành, tới lượt nó, đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển xa hơn về mặt kinh tế và tác động tới tiến trình xã hội; mặc dù, ban đầu, những đặc điểm này đóng vai trò là một phản ứng trước sự đe dọa của những lực lượng kinh tế mới, chúng đã dần trở thành những động lực sản xuất mạnh mẽ hơn và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế mới. (tr.152)
Đỉnh cao của sự phát triển tự do throng lĩnh vực chính trị và nhà nước dân chủ hiện đại dựa trên nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng và họ có queen ngang nhau khi tham gia vào chính queen thông qua những đại diện do chính họ lựa chọn. mỗi người đều được phép hành động vì lợi ích của mình, đồng thời, hướng tới sự thịnh vượng chung của dân tộc. (tr.158)
… có thể thấy bản thân ta, về nguyên tắc, cũng là đối tượng tình yêu của ta giống như người khác. Sự khẳng định của đời sống riêng, hạnh phúc, sự phát triển, tự do cá nhân, bắt nguồn từ sự sẵn sàng và khả năng cơ bản cho một lời quả quyết như vậy. Nếu cá nhân có sự sẵn sàng này, anh ta cũng có thiện chí đó với chính mình; nếu chỉ có thể “yêu” người khác, anh ta không thể yêu gì cả. (tr.169)
CÂU QUOTE HAY
… động lực tìm kiếm tự do là cố hữu trong bản chất con người, dù có thể bị hủy hoại và đàn áp, nhưng vẫn luôn có xu hướng tự khẳng định hết lần này đến lần khác. (tr.15)
Trạng thái cô độc về mặt thể chất trở nên không chịu đựng nổi chỉ khi nó bao hàm cả trạng thái cô độc về mặt tinh thần. (tr. 41)
Anh ta tự do – tức là anh ta cô đơn, tách biệt, phải đối diện với hiểm nguy từ mọi phía. (tr.100)
Cuộc tìm kiếm sự xác tín một cách bắt buộc … không phải là biểu hiện của đức tin chân chính mà bắt nguồn từ nhu cầu đánh bại nỗi hoài nghi không thể chịu đựng nổi. (tr. 120)
Mục đích của chúng ta là chứng minh rằng cấu trúc của xã hội hiện đại, cùng một lúc, ảnh hưởng tới con người theo hai cách: anh ta trở nên độc lập, tự tin, và hay chỉ trích hơn, đồng thời cũng trở nên tách biệt, cô độc, và sợ hãi hơn. Nhận thức đầy đủ về vấn đề tự do phụ thuộc vào khả năng nhìn thấy cả hai mặt của tiến trình và không để “mất dấu” mặt này trong khi đang theo dõi mặt kia. (tr.154)
Chúng ta bị mê hoặc trước sự lớn mạnh của tự do với những quyền lực bên ngoài bản thân và không nhìn thấy những ràng buộc, cưỡng ép, và sợ hãi bên throng, những điều có xu hướng làm suy yếu thành tựu mà tự do đã giành được trước những kẻ thù truyền thống. (tr.156).
VỀ TÁC GIẢ
ERICH FROMM (1900 -1980) là nhà phân tâm học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Phân tâm học của Sigmund Freud đến tân Freud, người đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng có nhiều đóng góp và ảnh hưởng throng lĩnh vực Phân tâm học xã hội.
The fiftieth Anniversary Edition of the groundbreaking international bestseller that has shown millions of readers how to achieve rich, productive lives by developing their hidden capacities for love
Most people are unable to love on the only level that truly matters: love that is compounded of maturity, self-knowledge, and courage. As with every art, love demands practice and concentration, as well as genuine insight and understanding.
In his classic work, The Art of Loving, renowned psychoanalyst and social philosopher Erich Fromm explores love in all its aspects—not only romantic love, steeped in false conceptions and lofty expectations, but also brotherly love, erotic love, self-love, the love of God, and the love of parents for their children.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi