Đại nghĩa diệt thân
(Tiểu thuyết lịch sử)
Hồ Biểu Chánh
(01/10/1885-04/09/1958)
Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.
Đại nghĩa diệt thân
(Tiểu thuyết lịch sử)
*Hồi tưởng lại năm xưa, chúng ta chẳng khỏi ngậm ngùi về nỗi thảm của tổ tiên ta, cách gần một trăm năm hồi trước, phải chịu cái cảnh thê lương nước mất nhà tan, sao dời vật đổi.
Trong lúc ấy trời Đồng Nhâm ở đất Gia Định rung rinh, cây cỏ héo sầu, sanh linh đồ than. Nhắc lại tình cảnh đó để truy niệm đau khổ của người trước, mà cũng đề phòng việc về sau, đặng suy cổ nghiệm kim rồi ung đúc tâm hồn mà giữ gìn non nước, làm như vậy tưởng không phải là làm việc vô ích.
Năm Tự Đức thứ 11, nhằm năm Mậu Ngọ 1858 nước Pháp lại cớ triều đình Việt Nam cấm đạo bèn phái Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly chỉ huy một đoàn thuyền qua đỗ bộ lên đánh hải khẩu Đà Nẵng (Tourane) có một tiểu đoàn binh Tây Ban Nha theo trợ lực. Giặc chiếm Đà Nẵng toan đánh vào đô thành Huế, nhưng gặp binh ta chống ngăn mạnh mẽ nên tiến không nổi.
Qua tháng Giêng năm sau là năm 1859, Trung tướng Rigault de Genouilly bèn đổi chiến lược để một tiểu đoàn ở lại giữ mấy đồn vùng Đà Nẵng, còn bao nhiêu binh thì chở xuống hết thuyền chiến đặng vào miền Nam định xâm chiếm đất Gia Định là vùng có tiếng phì nhiêu phong phú. Binh Pháp vào cửa Cần Giờ, bắn phá những phần tàu đóng hai bên sông Đồng Nai, rồi tiến thẳng lên đánh thành Gia Định.
Quan hộ đốc giữ thành Gia Định là cụ Võ Duy Ninh vừa hay tin binh đội Pháp khai chiến thì cụ tức tốc đến các tỉnh kêu binh lên tiếp viện đặng chống với giặc. Viện binh đến chưa kịp còn quân lính trong thành đủ, song thiếu huấn luyện, thiếu tinh thần chiến đấu, bởi vừa không biết cách phòng thủ để cho giặc tự do vào đánh có hai ngày đoạt được thành. Cụ Võ Duy Ninh phải tự tử để cho toàn tiết nghĩa. Giặc tóm thâu tất cả súng đại bác, thuốc đạn bạc tiền và lúa gạo. Rất tiếc thay!
Trung tướng Rigault de Genouilly phân binh, để Trung tá Jauréguiberry ở lại giữ thành Gia Định, còn bao nhiêu binh thì trở ra Đà Nẵng đánh nữa. Cũng không thắng nổi binh ta, lại nhuốm bịnh. Pháp định sai Thiếu tướng Page qua thay thế cho Trung tướng Rigault de Genouilly về Pháp an dưỡng
Kế đó nước Pháp với nước Anh có việc bất hòa với Trung Hoa nên hai nước hội binh đi đánh tàu. Chánh phủ Pháp sai Trung tướng Charner chỉ huy một đoàn chiến thuyền qua Viễn Đông, lại dạy Thiếu tướng Page phải rút binh Đà Nẵng và Gia Định đi theo Trung tướng Charner đặng tiếp chiến.
* Bữa sau ghe ra biển. Ông Giám ngồi nhìn trời cao biển rộng, ông nghĩ cuộc đời như giấc mộng, không có chi thiệt, mà cũng không có chi bền. Núi non cao vọi mà nhiều khi cũng sụp đổ. Sông rạch nước đầy mà có khi cũng cạn khô. Quốc gia đương hung thạnh rồi cũng phải nguy vong. Chồng vợ cha con đương hiệp hòa rồi lại phải ly tán.
Trớ trêu thay!
* Qua canh một Chí Linh mới về tới. Chàng bước vô chào ông Nhiêu và mừng anh. Sáu Tại hỏi ăn cơm chiều rồi hay chưa. Linh nói ăn rồi. Chàng hỏi ông Bảy đã về nói việc cụ Thủ khoa thể nào.
Ông Nhiêu nói ông Bảy về hồi chiều, ông cho hay thiệt quả cụ Thủ khoa bị tàu Tây bắt chở đi hồi sớm mơi rồi. Ông có giáp mặt với hai người chèo ghe họ nói rõ như vậy, không còn nghi ngờ gì được nữa.Chí Linh ngồi buồn hiu.
Ông Nhiêu nói:
- Cha nghe như vậy từ hồi chiều đến giờ cha nản chí, hết muốn lo tính gì nữa. Chuyến này nó thộp được cụ, mà có thêm việc Cổ Chi nữa, thì nó có thả cụ nữa đâu mà mong.
- Con dai quá. Chớ chiều hôm qua con rước cụ với cha vô Cổ Chi coi nghĩa binh ta chiến đấu cho mát ruột, rồi con đưa qua phía bên kia rạch mà vô đồng ở đỡ một đêm, đợi êm rồi đi thì xong quá.
- Trận Cổ Chi con đại thắng phải hôn?
- Con cho mai phục trong ngoài hai lớp, đợi giặc lọt vô giữa rồi hai đầu đánh áp lại, đánh ngã rạp hết. Chúng nó không có thì giờ mà bắn một phát súng. Con lấy được cả thảy hai mươi hai cây súng, lại có đạn nhiều lắm.
- Cha cậy bà Ba đi dọ thám. Hồi chiều bà về nói bà gặp Tây vô đông lắm, kiếm đem thấy về. Bà núp bà coi thì thấy họ võng bốn người, còn khiêng tay mười bảy, cộng hai mươi mốt người. Vậy thì có một người quăng súng chạy khỏi nên con mới lượm được tới hai mươi hai cây. Cha tưởng bốn người võng đó bị thương chớ chưa chết.
- Chết hết cha à, không thế nào sống nổi. Tàn rồi con có cầm đèn con rọi mà coi. Rạp hết, không có một mạng nào cựa quậy. Có một điều làm con hết vui...
- Điều gì?
- Đốc Thành mang lon đội, bị nghĩa binh đâm đổ ruột máu chảy lai láng.
- Đồ bội phản, chết đáng kiếp. Ham chơi dao phải đứt tay chớ sao.
- Đốc Thành chết không nói gì, ngặt quá, không dè anh Hai Đạt cũng chết nữa.
- Có thằng Đạt đi trong đó hay sao?
- Thưa, có. Con có dè đâu. Chiều hôm qua con hỏi cha như gặp anh Đạt con làm sao. Con hỏi đó là hỏi không chắc có ảnh. Chừng rọi coi con phòng hờ, con mới ngó thấy. Con buồn quá. Con có lật con coi kỹ. Ảnh bị roi, chớ không phải bị mác hay chĩa. Lúc hỗn độn ai gặp đâu đánh đó, có biết ai đánh ảnh đâu mà nói.
- Ối! Ai đánh cũng được, cần biết người đánh làm chi. Phàm đánh giặc hễ gặp thì đâm, thì đánh; nếu mình vị tình dục dặc, thì chúng giết mình còn gì. Nhứt là nó có súng nếu con chậm trễ thì nó bắn chết.
- Thiệt con chỉ huy, chớ con không có đánh. Nếu con gặp anh Hai con, thì có lẽ con bắt sống để cứu mạng ảnh. Rủi quá, con không thấy ảnh, nên mới bị người ta hạ.
- Hôm qua con hỏi, cha có nói: “Đại nghĩa diệt thân”. Làm việc đại nghĩa không nên kể tình thân thích. Cụ Thủ Khoa, là bực đại Nho, cụ cũng cho lời cha nói đó là phải. Con không cần hối hận. Thằng Đạt theo giặc tức thì nó là giặc. Con không nỡ giết nó, chắc gì nó dung con. Huống chi nó là thằng bán nước hại dân. Nó chết sớm chừng nào càng đỡ khổ cho dân cho nước chừng nấy. Muốn cứu dân thì phải giết nó chớ sao.
- Cha giận ảnh không nghe lời cha, ảnh bỏ mà đi đường khác, nên cha nói như vậy. Nhưng bề nào ảnh cũng là máu thịt của cha.
Tuy không phải tay con giết ảnh chết, song con chỉ huy trận đánh tức thị con giết, bởi vậy con thắng mà con không vui.
- Cha đã từ thằng Đạt rồi. Cha không nhìn nhận nó là con nữa.
- Cha vì đại nghĩa nên cha dứt tính cha con được. Cha không trách con. Nhưng về ở bên Tịnh Giang xưa rày, con nhận thấy anh Hai Đạt đầu giặc, mẹ không trách ảnh, không trách mà lại yêu ảnh lắm. Chị Hai với vợ con cũng vẫn yêu ảnh như thường. Chuyện này đổ bể mẹ cùng vợ con phiền trách con, chắc là con không thể về ở bển nữa được.
- Con đừng lo. Thằng Đạt chết, cha lãnh trách nhiệm. Ai có trách thì trách cha đây.
Ăn Theo Thuở Ở Theo Thời
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mớ
Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khả Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt trân trọng.
Vì nghĩa vì tình (Tái bản lần 2 năm 2020)
Hồ Biểu Chánh
(01/10/1885-04/09/1958)
Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.
Vì nghĩa vì tình
(Tái bản lần 2 năm 2020)
* Người đàn ông mon men đi lại bàn thờ lấy chai rượu đưa lên coi rồi rót ra chén chung mà uống. Người đàn bà xếp ba tấm giấy bạc kỹ lưỡng rồi bỏ vô túi áo nhỏ. Thằng nhỏ nằm trên võng cứ khóc hoài. Người đàn bà bước lại bồng nó đem để trên ván, rồi nhìn coi thì thấy nó mặc quần áo luôn một cái may bằng lụa trắng có sọc xanh, cổ có viền ren. Mặt mày tay chân nó trắng nõn, tóc nó hớt bôm bê nên trước trán vắn mà hai bên với sau ót lại dài.
Người đàn ông uống hai ba chung rượu rồi trở lại ván vỗ đầu thằng nhỏ mà nói rằng: “Đừng có khóc nữa. Nín đi, rồi sáng tao mua bánh tao cho ăn”. Thằng nhỏ sợ nên mắt ngó dớn dác ngoài cửa rồi khóc thút thít mà kêu rằng: “má ơi, má!”.
Người đàn bà cười mà nói rằng: “Má đâu có mà kêu. Mày ở đây với tao, không được về má mày nữa đâu. Má mày là tao đây, còn người này là tía mày biết hôn. Từ hồi đó đến giờ tao mượn người ta nuôi mày bây giờ tao bắt về. Rày sắp lên ở với tía má đây”.
Thằng nhỏ khóc ré lên. Người đàn bà dỗ nó hết sức mà nó không chịu nín. Người đàn ông trợn mắt nộ nó, nó sợ nên thôi khóc, mà nó còn thút thít hoài. Người đàn bà dỗ hỏi nó tên gì, thì nó nói tên Hội, mà vì nó nói nhỏ quá, lại vừa khóc vừa nói, hai người nghe không rõ, nên tưởng nó tên Hồi.
Người đàn bà bồng nó lại võng nằm mà dỗ nó ngủ. Gà trong xóm gáy vang rân; thầy chùa ở đằng chùa Phật thức dậy công phu, dộng chuông boong boong. Người đàn ông nằm ngay trên ván một lát rồi ngủ khò, mà đứa nhỏ đưa trên võng một hồi rồi cũng ngủ.
Thằng nhỏ này tên là Chánh Hội, cha nó là Lý Chánh Tâm, còn mẹ nó là Thái Cẩm Vân. Khi mẹ nó sanh nó ra được ít tháng thì cha nó đi Tây mà học, để mẹ con nó ở nhà với bà nội.
Cha đi học năm năm, lấy bằng cấp Tú tài rồi trở về xứ, vừa bước vô thì gặp cô nó là Lý Tố Nga, vì việc chồng con bối rối nên tự vận mà chết. Cha nó chôn cất cô nó rồi, kế gặp nhiều cái bằng cớ đủ tin mẹ nó lấy trai, lấy một người ở tỉnh Cần Thơ, mà lại tưởng mẹ nó lấy người ấy mà sanh ra nó đó nữa.
Trong lúc tức giận sầu não, cha nó đánh mẹ nó, rồi lại muốn trả thù sâu hiểm, nên thừa dịp bắt đặng ăn trộm trong nhà, mới bồng nó mà giao cho ăn trộm, cho ăn trộm tiền bạc, muốn ăn trộm đem giấu nó cho biệt tích và tập luyện tánh nết nó thế nào đặng chừng khôn lớn nó trở nên một đứa du côn trộm cướp, làm như vậy là có muốn phạt mẹ nó phải sầu não lìa con, và phạt nó là cái dấu tích dâm bôn, là cái duyên cớ làm cho cha nó đau đớn, xấu hổ. Tại như vậy đó, nên nó lọt vào chốn này đây.
Còn người đàn ông với người đàn bà này là hai vợ chồng: chồng tên là Tư Cu, vợ tên Tư Tiền. Vợ chồng thuở nay không có con, có hai chục sào đất với một cái nhà tranh ở cuối xóm Chí Hòa. Tư Cu không làm ruộng, không làm rẫy, thường nói với người trong xóm rằng để đi làm mướn ăn khỏe hơn, nhưng mà ít thấy làm việc gì cho ai trong làng, duy ban ngày thì be be đi xuống miệt Sài Gòn dọ đường rồi ban đêm rình mò coi nhà nào ngủ mê thì đào hầm, khoét vách mà ăn trộm đồ.
*Trời xui khiến thiệt là kỳ. Chánh Hội lìa mẹ, cách mẹ đã lâu, mà bây giờ sum hiệp, nó trìu mến cũng như thuở nay ở chung một nhà. Nó nói chuyện với mẹ mà cũng nói với cha; nó chọc cho hai người phải nói chuyện với nhau, nó muốn cho hai người đều yêu thương nó, nó nói tía lia, nó tính tưng bừng, làm cho Cẩm Vân chừng ăn rồi thì hết giận chồng nữa được.
Trọng Quí muốn thừa dịp này mà làm cho vợ chồng Chánh Tâm hòa hiệp với nhau, nên biểu Chánh Tâm ra khách sạn lấy hành lý đem vô đây mà ở. Chánh Tâm sửa soạn đi, Chánh Hội đòi đi theo, nó lại biểu mẹ nó cũng đi nữa, đặng chỉ cái nhà lầu hồi trước đó cho nó coi. Cẩm Vân dục dặc không chịu đi, mà không muốn cho con đi, ngặt vì Chánh Hội đòi quá, nên nàng phải đội khăn mà đi với chồng con. Trọng Quí ngồi trước với sốp-phơ và Phùng Sanh, thằng Quì ngồi kề một bên còn hai vợ chồng Chánh Tâm với Chánh Hội thì ngồi phía sau.
Xe chạy đường Thuận Kiều, chừng đi ngang qua nhà lầu, thì Chánh Tâm chỉ mà nói với con rằng: “Đó, nhà của mình đó, con. Để ít bữa ba đuổi họ đi rồi ba dọn đồ về đó cho con ở với ba má”. Thằng Hồi gặc đầu và cười. Nó lại ngó thằng Quì và nói với cha nó rằng: “Nè, ba nuôi thằng Quì nữa, nghe hôn ba. Tôi có hứa với nó hễ tôi gặp ba má tôi biểu ba má nuôi luôn nó nữa”.Chánh Tâm gặc đầu, Chánh Hội cười. Nó lại day qua nắm tay má nó mà nói rằng: “Má biểu ba mua cho cái xe hơi cho tôi đi chơi nghe hôn má”. Cẩm Vân ngó Chánh Tâm mà cười. Chánh Tâm cũng cười và nói rằng: “Con muốn xe hơi, để chiều ba mua cho”. Chánh Hội khoái chí bèn với tay vỗ lưng thằng Quì mà hỏi rằng: “Sướng hôn mậy? Chiều nay tao có xe hơi”.
Ra tới khách sạn. Trọng Quí ở lại đó với Phùng Sanh và thằng Quì, còn để Chánh Tâm lấy hành lý đi với Chánh Hội vô Chợ Lớn mà thôi. Cẩm Vân không chịu, cứ theo nài nỉ phải đi hết vô trong nhà nàng mà nghỉ. Trọng Quí lấy làm vui mà thấy Cẩm Vân đã thuận với chồng rồi, chàng không dám trái ý nàng, nên kêu sốp-phơ biểu đi trả tiền phòng và đem hết hành lý xuống xe.
Khi sửa soạn đi, Chánh Tâm bèn nói rằng: “Trong lúc con tôi bị hoạn nạn thì nó nhờ thằng Quì bảo hộ. Công ơn của thằng Quì tôi không thề quên được. Tôi muốn đem nó về tôi nuôi cũng như con tôi vậy, ngặt vì không biết tía nó có ngăn trở hay không. Vậy sẵn dịp đây, tưởng nên đi lên Đất Hộ kiếm cặp rằng Hơn đặng tôi nói chuyện một chút”.
* Mất con lìa vợ gần sáu năm trường rồi, thình lình trong một buổi mà cha con tương phùng, vợ chồng hội hiệp; làm người ai gặp cái cảnh như vậy, dầu tánh tình trầm tịnh đến thế nào đi nữa cũng khó mà giấu cái mừng, cái vui trong lòng được. Chánh Tâm được sum hiệp với vợ con, tuy chàng không lộ cái vẻ mừng của chàng cho ai thấy, nhưng mà chàng cứ ngồi ngó vợ rồi ngó con mà cười hoài. Lâu lâu chàng ngoắt con lại gần rồi ôm mặt nó mà hun, hoặc chàng lại đứng một bên vợ mà coi vợ may áo cho con bận. Chàng hưởng thú hòa hiệp một cách êm ái vậy đó, ngưởi ngoài dòm vô ai cũng tưởng chàng không vui mừng cho lắm duy Cẩm Vân biết tánh ý chồng, nên nàng hiểu cái cử chỉ ấy là cử chỉ khoái lạc của chồng thuở nay.
Cười Gượng - Một bức tranh xã hội Nam bộ đầy ám ảnh
Cái nhân và cái quả: Sự trớ trêu của số phận
"Cười Gượng" của Hồ Biểu Chánh đưa người đọc vào thế giới đầy ám ảnh của những con người chìm nổi lặn hụp trong biển khổ, mê mẩn say đắm những mùi trần. Câu chuyện xoay quanh Tú tài Hồng Xương - một người đàn ông ham giàu, bỏ rơi cô Hảo mang thai để cưới vợ khác. Hành động của anh ta là gieo một cái nhân không tốt, và kết cục, anh ta phải gánh chịu những hậu quả nghiệt ngã, khẳng định chân lý "nhân quả": "Hễ ai làm cái nhân tình thì được cái quả tốt, ai làm cái nhân dữ ắt được cái quả xấu cũng như chú lập vườn, hễ trồng giống cam ngọt thì tự nhiên hưởng trái cam ngọt, còn trồng giống cam chua thì tự nhiên hưởng trái cam chua."
Bức tranh xã hội Nam bộ vào đầu thế kỷ XX
Tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh xã hội Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX, với những nét văn hóa đặc trưng và sự chuyển biến mạnh mẽ. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận bi thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự đầy chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới.
Phong cách văn chương đặc trưng của Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo. Lối viết bình dị, ngôn ngữ gần lời nói thường ngày, tiểu thuyết của ông luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt trân trọng.
Review nội dung:
"Cười Gượng" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bức tranh xã hội chân thực, một tấm gương phản ánh những mảng tối của đời sống con người. Tác phẩm khiến người đọc suy ngẫm về đạo lý nhân quả, về sự lựa chọn và những hệ lụy của hành động, đồng thời đồng cảm với số phận bi thương của những con người bị cuốn vào vòng xoay nghiệt ngã của cuộc đời.
Với lối viết giản dị nhưng đầy sức lay động, "Cười Gượng" là một tác phẩm đáng đọc, giúp độc giả hiểu thêm về văn hóa và xã hội Nam bộ, đồng thời góp phần khẳng định vị trí của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học Việt Nam.
Thiệt giả giả thiệt - Đóa hoa rừng - Một đời tài sắc
Hồ Biểu Chánh
(01/10/1885-04/09/1958)
Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.
Tác phẩm này gồm ba truyện như sau: Thiệt giả giả thiệt - Đóa hoa rừng - Một đời tài sắc
Trích Thiệt giả giả thiệt
* Cô Phùng Xuân đương cảm xúc, không thể dằn lòng được nên cô mới thuật rõ tâm sự của cô cho bà Tư nghe, cô lại nói ngày cô mới lại tiệm ở may, cô thầy thuốc Cộn lại bận thử áo, người đó là vợ của người phụ bạc cô hồi trước. Bà Tư chưng hửng, ngồi ngẫm nghĩ một hồi rồi nói rằng: “Hèn chi bữa cô thầy thuốc Cộn bận thử áo cháu bợ ngợ, mà coi bộ thẹn thùa quá. Người đời nay phần nhiều họ không có tình nghĩa gì hết, miễn có tiền thì thôi. Thứ đờn ông vậy mà ra gì”.
* Cô cười mà nói rằng: “Nếu những lời ông nói đó mà thiệt có như vậy, thì cái quan niệm của ông về đạo vợ chồng kỳ cục quá. Phàm không chịu thì đừng cưới; còn nếu cưới thì phải ở trọn đời, chớ trước khi cưới mà ông đã lập tâm bỏ người ta, ông làm như vậy thì ông coi tiết giá của đờn bà rẻ quá”.
Ông thở ra mà đáp rằng:
- Tại tôi thương cô quá, nên tôi có kể gì là phải quấy.
- Ông thương tôi, sao từ ngày ông thi đậu rồi ông không bước chưn tới nhà mà thăm má tôi?
- Vừa về tới nhà thì cha mẹ ép cưới vợ bên Bạc Liêu. Tôi còn mặt mũi nào mà dám thấy mặt cô.Cô Phùng Xuân bỏ đi bắt ốc nữa, mà bây giờ mặt
cô buồn hiu.
Ông thầy thuốc Cộn, là người thông thạo tâm lý về ái tình, ông thấy cô buồn thì ông biết cô đã hết giận, ông bèn đi dan ra, để cho cô thong thả mà suy nghĩ.
Mấy cô đi trở lộn lại, song còn xa xa thì cô Huyện đã kêu hỏi cô Phùng Xuân bắt ốc được nhiều hay ít. Cô đáp rằng cô bắt được có ít con.
Ông Cộn sợ mấy cô đi tới rồi nói chuyện không được nữa, ông mới sáp lại gần mà nói nhỏ nhỏ rằng: “Cô Tư, bây giờ tôi nghĩ lại tôi nghe lời cha mẹ mà cưới vợ thiệt là tôi dại lắm. Bây giờ tôi mới hiểu tôi thấy cô làm vợ người khác thì không thế nào tôi chịu được. Tôi sẽ bỏ đứt vợ tôi. Tôi xin cô cho tôi biết coi tôi có nên nuôi cái hy vọng một ngày kia sẽ được sum hiệp một nhà với cô hay không? Xin cô đừng trả lời gấp. Cô suy nghĩ ít bữa rồi cô viết thơ cho tôi. Bao thơ cô đề tên tôi, gởi vô nhà thương Chợ Lớn thì tôi được. Miễn là cô nói “được” cho tôi sống với cái hy vọng ấy, dầu phải chờ bao lâu tôi cũng bền lòng mà chờ ”.
Cô Phùng Xuân ngó mấy chị em bạn ở xa xa rồi day qua ngó ông Cộn thì ông đứng nhìn cô, bộ buồn thảm mà quả quyết lắm. Cô thở dài một cái, ngó mông ra khơi, rưng rưng nước mắt, rồi bước chơn đi lại phía mấy chị em bạn kêu. Ông Cộn không dám đi theo, song ông đứng ngó cô và nói rằng: “Xin cô nhớ viết thơ trả lời, về đây tôi trông tin cô hàng ngày”.
* Rõ ràng tuy ông Cộn phụ bạc cô Phùng Xuân mà cưới vợ khác, song tình của cô vẫn còn thương ông như xưa. Ông Phán Thêm thấy vậy rồi nhớ lại hèn chi ngày ông nói mà cưới cô Phùng Xuân, thì cô đáp rằng tình cô đã cạn đã khô, cô sợ lấy chồng rồi cô không tròn đạo làm vợ.
Ông Phán bối rối, không biết bây giờ phải xử trí thế nào.
Có nên cắt nghĩa cho vợ hiểu ông Cộn là một tên bợm bải, lòng không ngay, tình không sạch, rồi khuyên vợ xa lánh ông hay không? Không nên. Ái tình chẳng bao giờ chịu dung nạp những lời cắt nghĩa. Mình chỉ chỗ xấu của ông Cộn thì sợ e vợ cho mình ghen mà nói xấu cho người ta, rồi chẳng những là không chịu cho ông Cộn xấu, mà lại còn chê mình hẹp hòi thấp thỏi nữa.
Có nên ngăn cấm, không cho vợ gần ông Cộn, đặng cho vợ khỏi lỗi đạo can thường hay không? Cũng không nên. Mình ngăn cấm bó buộc vợ, tuy ý mình muốn giữ gìn cho vợ khỏi lạc bước vào đường quấy, nhưng mà ai biết được hảo ý của mình, chi cho khỏi người ta nói, chồng già vợ trẻ sanh chứng ghen tuông, rồi vợ mình đã không thương mình mà lại còn oán mình nữa.
Có nên kiếm chỗ u nhàn thanh tịnh, cất nhà mà ở với vợ, đặng vợ chồng xa lánh mùi trần, khỏi nhiễm khói tục, riêng hưởng hạnh phúc gia đình chút đỉnh hay không? Cũng không nên. Vợ mình tuổi còn xuân xanh, chẳng khác nào một cái bông hường đương nở.
Nếu mình đem cái bông xinh đẹp ấy mà giấu kín một chỗ, để thưởng thức một mình, thì té ra mình vị kỷ quá, mình đã mang tội hẹp hòi, mà lại uổng cái bông xinh đẹp không ai được ngó thấy. Huống chi mình cưới vợ, mình đã có hứa với vợ rằng mình sẽ làm cho vợ vui vẻ trọn đời, có lẽ nào bây giờ mình quên lời hứa ấy, mình lo làm cho mình được vừa lòng, còn vợ thì ưu sầu khô héo.
Không được. Mình không nên phụ lời ước với vợ. Thế nào mình cũng phải lo làm cho được vợ vui vẻ, dầu sự vui vẻ của vợ phản chiếu ra sầu thảm cho mình đi nữa, mình cũng phải cam chịu. Cái tình của mình nó ở tại chỗ đó. Tình phải có khổ, có uất, thì mới sâu, mới cao. Mà bây giờ phải làm thế nào cho vợ được vui vẻ mà khỏi nhơ danh phạm nghĩa? Đó là một vấn đề ông Phán Thêm trưng ra đã mấy tuần lễ mà ông chưa giải quyết được.
Còn cô Phùng Xuân thì cô cũng cứ lờ đờ lững đững, cô cũng cứ buồn bực hoài, nhưng vì sự buồn bực của cô không có cửa ra, nên cô không biết đến chừng nào mới dứt được.
Trích Đóa hoa rừng
* Gần một tháng nay, hễ nói với Quế thì cậu Sáu xưng “tôi” và kêu Quế bằng “cô”. Hôm nay cậu đổi mà dung tiếng “qua” và tiếng “em”, hai tiếng ấy làm rung động cả tâm hồn Quế, nên Quế biến sắc trong lòng nghi, ngại, sợ, lo, lộn xộn. Quế quăng bó bẫy trên đám chồi, thủng thẳng ngồi xuống, ngồi chồm hổm trước mặt cậu Sáu. Cậu chong mắt nhìn Quế, nhìn mà không nói chi nữa hết.
* Cậu Sáu lặng thinh ngồi nhắm đóa hoa rừng một hồi, rồi cậu lắc đầu mà nói: “Chắc nay mai qua sẽ xa em; không biết xa rồi có gần lại được nữa hay không. Qua gặp em, trời xui khiến qua đem lòng thương em, qua thương như qua thương sự sống của qua vậy”.
“Khoảng đời của qua gần một tháng nay là khoảng đời vui vẻ, sung sướng, khỏe khoắn, an ổn nhứt, thuở nay qua chưa được biết. Qua muốn kéo khoảng đời nầy ra, cho thiệt dài, đặng luôn luôn sống một bên em, không thèm nhớ tới nhơn tình sự thế. Ngặt qua thiếu phước nên Phật Trời cho qua hưởng sung sướng một chút mà thôi không để qua hưởng lâu. Vậy trong giăng rừng Đường Long nầy đã quen mặt qua và bên cây dầu ngã đây chứng nhận lời qua, bữa nay qua nói cho em biết rằng dầu qua đi, song luôn luôn em ở trong tâm trí qua, chắc chắn không giây phút nào qua quên em được”.
Cậu Sáu không nói nữa. Quế liếc mặt dòm cậu thấy hai hàng nước mắt chảy dài xuống gò má cậu. Quế cũng khóc, đưa cánh tay quẹt nước mắt và thỏ thẻ hỏi: “Cậu đi đâu?”.
Cậu Sáu chau mày dụ dự rồi thở ra mà đáp: “Có biết đi đâu mà nói!”...
Quế nói tiếp: “Vậy mà tôi tưởng cậu về nhà chớ”.
Cậu Sáu ngó sững Quế, ngó chớ không nói nữa.
Quế thỏ thẻ: “Như cậu còn đi chơi nữa, thôi cậu nói với má tôi đặng dắt tôi theo nấu cơm cho cậu ăn”.
Cậu Sáu thở một hơi dài rồi lắc đầu đáp, đáp lớn: “Không được… Không thế được… Qua không nên làm khổ cho thân em”.
Cậu Sáu lấy cái khăn trắng trong túi áo ra với lau mặt cho Quế rồi cậu đứng dậy, nắm cánh tay Quế kéo đứng lên, và kéo vào nói: “Qua bậy lắm!…Nói làm chi cho em buồn… Qua ở đây, ở với em không đi đâu hết. Thôi em vui đi, đừng buồn nữa”.
Trích Một đời tài sắc:
* Hai người đều trẻ tuổi, bước đường đời còn dài. Những người theo phái vật chất thì họ đoán Thiện Ý bị song tình đưa đẩy rồi chàng sẽ theo đuổi làm cho Xuân Hương phải từ cửa Phật mà vào Động Tiên. Còn những người theo phái tinh thần thì họ đoán Thiện Ý tuy mang túi tình trịu trịu, song tình chàng cao thượng, nên không lẽ chàng dùng cái tình ấy mà đánh đổ cái tiết của chàng kính trọng đó bao giờ.
* Cô đương xần bần trong hoa viên, bỗng có chú thường xuyên ở nhà việc làng đem một tờ nhựt báo với một cái thơ lại giao cho cô. Cô cầm cái thơ mà coi ngoài bao, thấy đề tên cô, cô chắc là thơ của chị em bạn học gởi. Cô cám ơn chú thường xuyên rồi thủng thẳng trở vô nhà. Cô men men đi lại cái bàn viết đặng đọc thơ. Cô vừa ngồi lại thì thấy chơn dung của Hà Thiện Ý để trên bàn viết, cô liếc mắt ngó mà cười rồi thủng thẳng lấy cái dao rọc giấy mà rọc cái bao thơ cô mới được đó. Cô lấy cái thơ ra mà coi thì thơ như vầy:
Thạnh Hòa. Le 10 Aout 1933
Em Xuân Hương rất yêu dấu ôi!
“Mấy anh em học ở bên Tây, thấy má anh viết thơ cho anh, thường hay khen tài đức của em và khuyên anh ráng học cho thành danh, đặng chừng trở về xứ sánh duyên cùng em cho xứng đáng.
“Hồi nhỏ anh có giáp mặt em mấy lần mà không có nói chuyện gì với nhau. Từ khi anh đi Tây thì sẵn có tấm hình trong rương, hễ buồn thì anh lấy ra anh nhìn. Anh nhớ cái hình đó nung chí cho anh mới thành danh được.”
Hôm anh qua thăm chú thím, anh muốn tỏ lời tạ ơn em, song anh bợ ngợ không mở miệng được. Vì vậy nên anh phải viết bức thơ này mà bày tỏ cái tình của anh đối với em cho em biết và hứa chắc với em rằng anh sẽ hết lòng kính yêu bao bọc em trọn đời, cho tới chừng nào chết mới dứt”.
HÀ THIỆN Ý
Cô Xuân Hương đọc thơ rồi, cô xếp kỹ lưỡng mà bỏ vào túi. Cô với lấy cái hình của Thiện Ý trên bàn viết, cầm mà nhìn và miệng chúm chím cười.
* Hoàng Kiết móc túi lấy thuốc ra hút, coi bộ ngồi mết mà nói chuyện dần lân. Cô Xuân Hương bèn đứng dậy đi mở tủ lấy thuốc và hộp quẹt để trên bàn, rồi cô lại bàn viết mà đứng, không ngồi nữa. Hoàng Kiết hiểu ý chủ nhà muốn đuổi mình, nên chàng đứng dậy mà nói rằng: “Thôi, tôi xin kiếu cô tôi về. Để bữa nào có ông Hội đồng ở nhà rồi tôi sẽ qua ở nói chuyện chơi lâu”.
Hoàng Kiết từ cô rồi bước ra sân. Cô Xuân Hương đi theo ra đứng tại cửa giữa. Hoàng Kiết ngó quanh quất, thấy bên tay trái có mấy liếp hường trổ màu, mà bông nào cũng lớn thì day vô nói cô: “Cô trồng hường trổ bông đẹp quá. Xin cô cho phép tôi coi một chút. Tôi có tánh ái hoa, nên thấy hoa không thể đi được”. Chàng đi lại mấy liếp hường rờ rẫm từng bông, rồi lại day vô ngó cô Xuân Hương mà nói rằng:
- Yêu hoa thì phải để hoa trên nhành mà xem. Ngặt vì tôi không ở đây được mà xem, biết làm sao. Vậy xin cô cho phép tôi hái một bông đem về Rạch Giá làm kỷ niệm cái ngày tôi có phước mà được đến Cái Tắc.
Cô Xuân Hương gặc đầu mà thôi, chớ cô không đáp một tiếng chi hết.
Hoàng Kiết hái một cái bông hường trắng còn hàm tiếu, giắt tại túi trên áo, ngó cô Xuân Hương mà cười, rồi dở nón cúi đầu mà từ và bước lên xe.
Cô Xuân Hương trở vô, sắc mặt có vẻ buồn.
* Cô Xuân Hương nghe nói như vậy thì cô cười ngất. Ông Hội đồng tưởng nói ra cô buồn, chớ ông không dè nó cười, bởi vậy ông lấy làm lạ, ông ngó con trân trân. Cô Xuân Hương lập nghiêm lại, cô ngồi suy nghĩ một hồi rồi hỏi rằng: “Người ta nói như vậy mà coi ý bác Tổng thế nào?”.
Ông Hội đồng nín khe một lát rồi ông thở dài một cái rồi nói chậm rãi rằng: “Ý anh Tổng muốn ba làm sui với ông Huyện Trương Hà đặng cứu hết hai nhà”.
Cô Xuân Hương vùng đứng dậy hỏi lớn rằng: “Ba nói sao? Bác Tổng xúi ba gả con cho Trương Hoàng Kiết hay sao?”. Cô đứng nhìn cha trân trân. Ông Hội đồng day mặt nhìn chỗ khác.
Cô Xuân Hương gục gặc đầu và cười và nói rằng: “Mà cũng phải lắm. Nếu không làm như vậy thì có phương gì cứu hết được”. Cô thủng thẳng ngồi lại, nín khe mà suy nghĩ một hồi lâu rồi cô chậm rãi hỏi rằng:
- Bác Tổng muốn như vậy, còn ý ba thế nào, ba chịu hay không?
- Cái đó tự nơi con liệu. Con đành đâu thì ba gả đó không ép duyên con.
Cô Xuân Hương suy nghĩ một hồi nữa rồi cô nói rằng: “Việc này là việc quan hệ, con xin phép ba cho con suy nghĩ một đôi ngày rồi con sẽ trả lời”.
Ông Hội đồng biết con đau đớn trong lòng lắm, nên ông lặng thinh, không nói chi nữa.
Hai cha con vô nhà đóng cửa đi ngủ. Ông Hội đồng vô mùng nằm êm ru, nhưng mà ông không nhắm mắt được. Còn cô Xuân Hương cô vô phòng riêng của cô, cô đốt đèn để trên cái bàn nhỏ rồi cô ngồi ngó ngọn đèn, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng.
Làm thân con gái thuở nay lo ăn học, quyết học cho nên danh, đặng trước đẹp mặt nở mày cho cha mẹ, sau lấy chồng đồng tâm đồng chí. Thuở nay ôm ấp cái hy vọng làm tròn ơn tròn thảo với kẻ có công sanh thành, giữ trọn nghĩa trọn tình với người cha mẹ đã chọn lựa.
Nay học đã nên danh rồi, chỉ còn cái căn duyên nữa, nếu căn duyên xuôi thuận, thì đường đời đấm ấm, tiền tình rực rỡ, vui vẻ biết chừng nào.
Nào dè, đời tài sắc là đời đắng cay, kiếp con người là kiếp thống khổ, nếu trọn tình thì phải mất hiếu, nếu trọn hiếu thì phải mất tình, biết liệu làm sao bây giờ? Quyết nắm chặt lời giao ước của cha mẹ hai bên, tuy Thiện Ý chưa có lễ gì, nhưng mà bấy lâu nay cha mẹ thường chỉ người đó là nói là chồng mình, thì bây giờ mình biết một người đó mà thôi, dầu thế nào mình cũng quyết kết bạn trăm năm với người đó, chớ mình không đành nơi nào khác.
Quyết như vậy thì mình trọn nghĩa trọn tình; cha chả mà quyết như vậy thì mình được phần mình, rồi hai cái gia đình đều toang hoang hết, mẹ mình buồn rầu chắc chết gấp, hai em mình không tiền mà học nữa, cha chồng mình nhục nhã ắt phải vô chùa mà tu.
Vui phận mình mà buồn nhiều người, vui làm sao cho đặng? Rõ ràng bên hiếu nặng hơn bên tình nhiều lắm. Thí một đời mình trả thảo cho cha mẹ, lại trả thảo luôn cho bên chồng nữa, thì còn dụ dự nổi gì. Huống chi cha chồng mình cũng muốn cậy mình thì thân mình phải vui mà thí, chớ sao lại buồn rầu.
Cái đời mình hữu dụng là nhờ có dịp này, chẳng nên bỏ qua cái dịp tốt ấy. Mình coi kinh Phật thường thấy câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc; tan tức là hiệp, hiệp tức là tan”.
Chắc kiếp này con tội lỗi nhiều, nên Phật Trời mới khiến căn duyên mình lỡ dở. Vậy kiếp này mình nên chịu khổ về nỗi “tan” đặng kiếp sau mình được hưởng cái “hiệp”.
Cô Xuân Hương suy nghĩ tới đó rồi trong lòng cô thơ thới, nước mắt hết chảy ra nữa. Cô dẹp đèn mà đi ngủ.
Sáng bữa sau, cô vui vẻ như thường, cha lấy làm kỳ, còn mẹ với hai em không dè trong nhà có việc biến. Tối lại, cô đợi trong nhà ngủ hết, cô mới thưa với cha rằng: “Thưa ba, việc ba tỏ với con hôm qua đó, con đã suy nghĩ kỹ rồi. Con đành làm dâu ông Huyện Trương Hà. Vậy con xin ba trả lời hứa làm sui với người ta đi”.
Ông Hội đồng Nghiệp nhìn con, ông rưng rưng nước mắt mà nói rằng: “Ba biết con đau đớn lung lắm… Mà ba còn đau đớn nhiều hơn con nữa… Gia bần tri hiếu tử. Con trả ơn sanh thành nặng nề hơn người ta biết bao nhiêu!”
Nhân Tình Ấm Lạnh
… Thiệt quả, nhà Lâm Yên trưng rực rỡ, trước sân cất một cái rạp, ngoài treo cờ, trong thắt bông, khách khứa đông đầy, trẻ nhỏ trửng rần rật. Cô ngồi khoanh tay ngó hoài, không nói chi hết. Cách chừng nửa giờ đồng hồ, cô nghe con nít chạy la: “Rước dâu về” om sòm, rồi thấy xe hơi liên tiếp nhau tới, ngừng ngay trước cửa Lâm Yên. Thủ Hiệp đầu bịt khăn nhiễu đen, áo rộng mình xanh lót đỏ, trên xe vén áo bước xuống đưa tay vịn cho nàng dâu xuống xe…
—
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hoá đặc trưng của Nam Bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hoácuar con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Từ Hôn
Theo thói thường, con người hồi còn nhỏ thì phải đi học, chừng lớn khôn, con trai thì cưới vợ, con gái thì lấy chồng, rồi như giàu thì ở không đi chơi, còn như nghèo thì vợ chồng phải làm cực khổ đang kiếm tiền mà nuôi nhau. Trong ít năm sanh con đẻ cháu cả bầy, gánh gia đình mỗi ngày một thêm nặng. Những sự nghiệp mình đổ mồ hôi, xót con mắt, chai đầu gối, nát trí khôn, mà gây dựng ra đó, nó phưởng phất như khói bay rồi tan mất hết. Cái đường đời của con người từ xưa đến nay thì như vậy đó, có chỗ gì hay đâu mà mình phải đuổi theo hoài. Mình phải tìm cái đường khác mà đi, cho thân mình khỏi cực khổ, cho trí mình được thơ thới, tính như vậy có phải là dở hơn thiên hạ đâu chị.
Con Nhà Nghèo
Cuốn sách này lấy tên là “Cái vội của người mình” cũng là để quán triệt tinh thần một cái nhìn dựa hẳn vào những quan sát từ đời sống hàng ngày nhưng đã cố gắng bước đầu vươn lên những khái quát cần thiết.
Việc viết về những điều tốt đẹp đã là nội dung chủ yếu trong các công trình của các nhà văn nhà báo khác, phần những người chuyên đi vào thói hư tật xấu như tôi thì độ dăm bảy phần trăm. Và chăng khi đi sâu vào thói hư tật xấu, thật ra tôi có tìm hiểu rộng hơn các mặt tích cực của tính cách dân tộc.
Nội dung các phần:
Phần 1: Những thói hư tật xấu bộc lộ trong làm ăn kiếm sống, đi lại, các hoạt động nghề nghiệp
Phần 2: Những bất cập trong thói quen sinh hoạt, trong đời sống tinh thần mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ người với người hàng ngày
Phần 3: Những di lụy quá khứ đồng thời trong mỗi thói hư tật xấu đều mang dấu vết thời đại
Phần 4: Những hạn chế kéo dài trong tổ chức và quản lý xã hội
Phần 5: Nhìn thói hư tật xấu ở tầm khái quát để dần dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.
Con Nhà Giàu
Nội dung tác phẩm xoay quanh những mưu kế suy tín trong gia đình để chia tài sản và cuộc đời của công tử Chừng Thượng Tứ ham chơi, đua đòi, và thói tiêu tiền như nước, trở thành kẻ “phá gia chi tử”.
"Đi chơi bời thì ai nấy không vui lòng, nói đi chơi phải hư nhà hại thân. Muốn hòa hiệp với vợ, thì vợ không bằng lòng, nói không dám cãi lịnh cha mẹ. Tính ở phải với người nghèo khổ, thì vợ lại không chịu dự, nói làm như vậy là trái đời. Làm người có tiền sẵn mà không được xài đồng tiền, có vợ sẵn mà không được ở với vợ, muốn làm phải cũng không được làm, thế thì cái thân khốn nạn nầy trời sanh ra để giữ tiền bạc, phải chịu cảnh quạnh hiu, phải chiều phong tục cho đến mãn đời mãn kiếp hay sao?"
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.