Người rỗng là tác phẩm đỉnh cao của John Dickson Carr trong thể loại “mật thất án mạng”. Xuyên suốt truyện là bí ẩn của hai vụ giết người: một vụ xảy ra trong căn phòng khóa kín, nạn nhân chỉ có thể mấp máy vài từ đứt đoạn; một vụ diễn ra trên con phố vắng, có nhân chứng ở hai đầu. Trong cả hai vụ, kẻ thủ ác đều biến mất không dấu vết. Nhân chứng nhìn thấy hắn, rồi để hắn thoát đi như một màn ma thuật. Kẻ thủ ác là ai? Có chăng hắn là người rỗng dưới vỏ bọc hữu hình để rồi sau khi giết người lại biến mất vào không khí? Độc giả như bị đặt vào mê lộ của sự bất khả, và rồi những suy luận của các nhà điều tra cũng đều dần dần đi vào ngõ cụt. Án chồng án, quá khứ vươn dài xoắn xít vào thực tại khiến người đọc rối trí, nút thắt này chưa gỡ xong đã bị Carr buộc vào một nút thắt khác khó gỡ hơn. Chính những điểm gút liên hoàn được buộc và gỡ một cách xảo diệu, bất ngờ như vậy đã tạo nên sức hút cho Người rỗng, giúp tác phẩm đứng vững trong hàng ngũ những tiểu thuyết trinh thám hay nhất mọi thời đại.
Vài nét về tác giả:
John Dickson Carr (1906 – 1977) là nhà văn trinh thám Mỹ nổi tiếng, được mệnh danh là “ông hoàng mật thất”, John Dickson Carr bắt đầu sáng tác từ khi chuyển đến Anh Quốc vào đầu thập niên 1930. Tại đây, ông đã tạo dựng nhiều hình tượng được yêu thích như đại tá March, ngài Henry Merrivale, và nổi bật nhất là tiến sĩ Fell. Từ năm 1948, ông trở lại Mỹ sinh sống khi đã là một tác gia danh tiếng thế giới rồi giành được nhiều giải thưởng danh giá của làng văn trinh thám như Special Edgar Award (1950, 1970) và Grand Master Award (1963). Cuối đời, ông bị tai biến liệt nửa người nhưng vẫn miệt mài viết, cho đến năm 1977 thì qua đời vì căn bệnh ung thư phổi.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:
Người rỗng (The Hollow Man, 1935)
Chiếc bản lề cong (The Crooked Hinge, 1938)
Vụ án viên nhộng xanh (The Black Spectacles, 1939)
Nhận xét về tác phẩm:
“Đây là một trong số những – hay có lẽ nhiều – tiểu thuyết của Carr mà độc giả phải đọc hai lần liên tiếp: một lần để bị ‘lừa’ và lần thứ hai để ‘sáng mắt’ trước màn lừa ấy.” – Nhà phê bình văn học S. T. Joshi
“Cốt truyện sắc sảo tài tình làm thỏa lòng độc giả.” – Báo Daily Mail
“…(cuốn tiểu thuyết án mạng phòng kín năm 1935 này) vẫn sánh ngang bất kì tiểu thuyết trinh thám nào ngày nay, được xem là ‘sách giáo khoa’ của các nhà văn trinh thám, tuyệt đối không thể bỏ qua.” – Tạp chí Big Issue North
Nếu Người rỗng khiến óc suy luận của người đọc bị những nút thắt lắt léo gút chặt từng hồi thì Chiếc bản lề cong lại mở ra một vụ án mạng li kì phảng phất nét huyền bí. Ngày nọ, tại một điền trang yên bình do tòng nam tước John Farnleigh làm chủ, khách lạ bỗng xuất hiện tự xưng là John Farnleigh thật, tố cáo trang chủ mạo danh. Khi thật giả chưa phân thì một trong hai người chết một cách bí hiểm. Bốn bề không người nhưng trên cổ nạn nhân lại in hằn ba nhát dao đoạt mạng, cái chết kì lạ này dấy lên nhiều nghi hoặc cho các nhà điều tra. Ngoài yếu tố trinh thám, cốt truyện còn đan xen những tình tiết kì bí như người máy cổ biết cử động, tín đồ Quỷ Đạo đi dự hội lúc nửa đêm… khiến những người duy lý nhất trong một thoáng giây nào đó cũng phải chùng lòng. Trong vụ án này ai chân ai giả? Liệu có tồn tại một kẻ giết người hay phải quy tội ác vào phạm trù siêu nhiên? Khúc mắc chất chồng dẫn dắt độc giả đến với những thủ pháp bất ngờ và suy luận tài tình. Không những thế, thành công của Chiếc bản lề cong còn đến từ tính song hành của quá khứ và thực tại, của tội lỗi và lương tri bao trùm tác phẩm.
Vài nét về tác giả:
John Dickson Carr (1906 – 1977) là nhà văn trinh thám Mỹ nổi tiếng, được mệnh danh là “ông hoàng mật thất”, John Dickson Carr bắt đầu sáng tác từ khi chuyển đến Anh Quốc vào đầu thập niên 1930. Tại đây, ông đã tạo dựng nhiều hình tượng được yêu thích như đại tá March, ngài Henry Merrivale, và nổi bật nhất là tiến sĩ Fell. Từ năm 1948, ông trở lại Mỹ sinh sống khi đã là một tác gia danh tiếng thế giới rồi giành được nhiều giải thưởng danh giá của làng văn trinh thám như Special Edgar Award (1950, 1970) và Grand Master Award (1963). Cuối đời, ông bị tai biến liệt nửa người nhưng vẫn miệt mài viết, cho đến năm 1977 thì qua đời vì căn bệnh ung thư phổi.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:
Người rỗng (The Hollow Man, 1935)
Chiếc bản lề cong (The Crooked Hinge, 1938)
Vụ án viên nhộng xanh (The Black Spectacles, 1939)
Nhận xét về tác phẩm:
“Sự bất khả thi được chứng minh là khả thi... màn phù phép, trò người máy, thủ thuật tâm lí, tất cả đều có trong vụ án này.” – Tạp chí điểm sách Kirkus Review
“Bối cảnh rùng rợn, không khí ma quái tạo nên một chất quỷ dị hiếm thấy trong truyện của Carr.” – Mục điểm sách của trang web Thư viện công Nashville
“U ám chẳng khác gì quỷ Satan ngự trị lên toàn bộ câu chuyện… Tuyệt đối đáng đọc, một cuốn sách không nên bị lãng quên.” – Tiểu thuyết gia trinh thám, nhà phê bình văn học Martin Edwards
Vụ án viên nhộng xanh: Mê cung tâm lý và trò chơi đánh lừa
Câu chuyện về một vụ án kỳ lạ
"Vụ án viên nhộng xanh" là một trong những tác phẩm trinh thám nổi tiếng nhất của John Dickson Carr, được mệnh danh là "ông hoàng mật thất". Câu chuyện xoay quanh cái chết bí ẩn của Marcus Chesney, chủ sở hữu những nhà kính trồng đào tại Sodbury Cross. Marcus bị đầu độc chết trong một màn trình diễn do chính mình sắp đặt, nhằm chứng minh lập luận: nhân chứng không thể kể lại chính xác những gì đã xảy ra ngay trước mắt họ.
Thật không may, Marcus đã đúng. Tất cả các nhân chứng đều có mặt tại hiện trường nhưng lại như bị "đeo kính đen", mọi thứ trở nên mơ hồ và bị che phủ bởi những mánh khóe tinh vi. Họ nhìn thấy, nghe thấy nhưng lại không thể nắm bắt được sự thật.
John Dickson Carr khéo léo dẫn dắt người đọc vào ma trận của những lời khai mâu thuẫn, khiến ta phải nghi ngờ từng nhân vật, từng lời thoại. Ông đặt ra một câu hỏi hóc búa: Liệu con người có thể tin tưởng vào chính giác quan của mình?
Vén màn bí mật
"Vụ án viên nhộng xanh" không chỉ là một câu chuyện trinh thám thông thường, mà còn là một cuộc hành trình khám phá tâm lý con người. Carr khéo léo sử dụng những bẫy gài liên hoàn, khiến các nhân chứng bị đánh lừa một cách tinh vi, đồng thời nêu bật vai trò quan trọng của các nhân chứng trong làng văn trinh thám.
Qua tác phẩm này, John Dickson Carr giúp chúng ta nhìn nhận lại bản chất của sự thật, sự chủ quan trong nhận thức của mỗi người.
Review sách
"Vụ án viên nhộng xanh" là một tác phẩm đáng đọc với những điểm nổi bật:
Bí mật hấp dẫn: Tác phẩm mang đến một câu chuyện bí ẩn, đầy bất ngờ và những tình tiết được sắp xếp một cách logic, khiến người đọc không thể rời mắt.
Nhân vật phức tạp: Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều mang những bí mật riêng, tạo nên một mạng lưới quan hệ phức tạp, giúp tăng thêm độ hấp dẫn cho câu chuyện.
Lời giải độc đáo: Lời giải của vụ án giản đơn, nhưng lại ẩn chứa sự tinh tế, khiến độc giả phải ngạc nhiên khi mọi thứ được hé lộ.
Lời kết
"Vụ án viên nhộng xanh" là một tác phẩm kinh điển trong làng văn trinh thám, được đánh giá cao bởi sự độc đáo, sự phức tạp của câu chuyện, cũng như những chi tiết được cài cắm một cách tài tình. Đây là một cuốn sách chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi