Em đã bao giờ bắt gặp cảm giác đó chưa? Cái cảm giác: Ôi! Thật tiếc, chỉ một lần lướt qua nhau rồi mãi mãi cách xa… Anh thì bắt gặp nhiều lắm. Con người này sao mà khiến ta yêu mến quá chừng, cô gái này sao mà xinh đẹp quá chừng, trên đời không thể có kẻ thứ hai hút hồn ta đến vậy, ta tình cờ sượt qua người ấy trên đường, hoặc ngồi gần người ấy trong rạp hát, hoặc cùng bước xuống bậc thang lúc rời khỏi khán phòng sau một buổi hòa nhạc rồi cứ thế cách xa mà chẳng thể bắt gặp lần thứ hai trong đời. Dẫu là như thế, song ta chẳng thể níu chân một kẻ không quen để bắt chuyện. Đời là vậy ư? Những lúc ấy, anh buồn muốn chết, và trở nên như kẻ mất hồn. Muốn bám theo người ấy đến cùng trời mà không được. Bởi nếu muốn bám theo đến cùng trời, thì chỉ còn cách giết chết người ấy mà thôi.”
“Ánh sáng lập lòe của chiếc lồng đom đóm đung đưa bên hông người thiếu nữ, ngọn lửa từ đám cháy đêm ở bờ bên kia in bóng xuống hồ… Tất cả phản chiếu trong đôi mắt tràn đầy những vọng niệm của Momoi Gimpei, gã đàn ông kỳ quái. Một thế giới truyện ma mị mà rào cảo của hiện thực đã hoàn toàn bị tước bỏ.”
- Mishima Yukio, tác giả của Kim Các Tự
“Không có gió. Trăng sáng gần như trăng rằm, nhưng hơi đêm ẩm ướt khiến cho đường nét của đỉnh quả núi nhỏ được vẽ nên bởi những thân cây nhòe đi. Tuy nhiên không phải do chúng lay động vì gió.
Bụi dương xỉ bên dưới khoảng hiện Shingo đang ngồi cũng không lay động. Sâu trong những hẻm núi của Kamakura, đôi khi có thể nghe được tiếng sóng vào ban đêm, thành thử Shingo thoạt tưởng là tiếng động của biển, nhưng đó quả thật là tiếng núi.
Nó giống như tiếng gió ở xa, nhưng lại mang một sức mạnh ngầm, sâu thẳm tựa như tiếng đất rền. Tiếng động ấy như thế vang lên trong tâm tưởng khiến Shingo nghĩ mình bị ù tai, ông lắc lắc đầu.
Tiếng động chấm dứt.
Chỉ sau khi tiếng động chấm dứt, Shingo mới bắt đầu bị xâm chiếm bởi một nỗi sợ.
Ông lạnh người vì nghĩ rằng tiếng động ấy mách cho ông biết về ngày tận số của mình."
Kawabata Yasunari (1899-1972)
Là một trong những tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Văn học.
Tiếng núi được đánh giá là một tác phẩm đỉnh cao của nền văn học Nhật Bản sau Thế chiến 2 và đã được đăng rải rác từng chương trên nhiều tạp chí khác nhau suốt từ năm 1949 tới năm 1954.
Tác phẩm cùng tác giả do Nhã Nam xuất bản:
Hồ
Những người đẹp say ngủ
Đẹp và buồn
Rập Rờn Cánh Hạc
THÊM MỘT TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA ĐẠI VĂN HÀO KAWABATA YASUNARI SẼ ĐẾN TAY BẠN ĐỌC!!!
Câu chuyện của "Rập rờn cánh hạc" xoay quanh mối quan hệ của chàng trai trẻ Kikuji với bốn người phụ nữ, bốn con người chiếm những vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời anh, là trà sư Chikako, cô học trò Yukiko, phu nhân Ota và cô con gái Fumiko. Năm con người gặp gỡ, gắn kết với nhau, để rồi chia xa bên những chiếc bàn trà.
Rập rờn cánh hạc là một trong nhiều sáng tác quan trọng của Kawabata Yasunari, góp phần giúp ông giành giải Nobel Văn chương vào năm 1968.
Bồ Công Anh: Điên trong cõi yêu và yêu trong cõi điên
Giới thiệu
"Bồ Công Anh" là một tác phẩm độc đáo của nhà văn Nhật Bản Kawabata Yasunari, một tác phẩm tuy còn dang dở nhưng vẫn được đánh giá ngang tầm với những tác phẩm nổi tiếng khác của ông như "Hồ" hay "Những người đẹp ngủ say". Truyện xoay quanh Inako, một cô gái mắc chứng nhân thể khuyết thị, người luôn bị ẩn giấu trong câu chuyện nhưng lại là nhân vật trung tâm, là sợi dây kết nối tình yêu và sự bi thương của những người xung quanh.
Bi kịch nhân sinh
"Bồ Công Anh" ẩn chứa bi kịch nhân sinh sâu sắc. Câu chuyện là một bản hòa tấu buồn bã về tình yêu, sự mất mát và nỗi đau. Sự xuất hiện của Inako, cô gái gần như vô hình vô tiếng, được thể hiện qua tình yêu của người mẹ và chàng trai, qua những lời thoại, những dòng suy tưởng, và qua tiếng chuông chùa cô gióng lên.
Kawabata Yasunari đã khéo léo biến chứng nhân thể khuyết thị của Inako từ một bệnh lí thành một triết lí về sự khiếm khuyết trong tình yêu, trong cuộc sống. Như lời người yêu của Inako: "Chứng nhân thể khuyết thị chẳng phải là căn bệnh mà không nhìn thấy phần nào đó của mình, không nhìn thấy phần nào đó của người mình yêu thương, không nhìn thấy phần nào đó của cuộc đời sao?"
Thơ và lời
Nỗi lòng của Inako được nhà nghiên cứu Nhật Chiêu thể hiện qua những vần thơ đầy cảm xúc:
> "Ai mà như em ôi bồ công anh
> tan trong chiều đông long lanh long lanh
> gió giục rung mình em ánh sáng
> em rơi từ thiên thanh
> Khi tiếng chuông chùa ngân nga
> thiên nữ nghiêng mình bay tán hoa
> bàn tay sinh tử xui em múa
> em tung mình trong phôi pha."
Thơ của Nhật Chiêu chính là tiếng lòng của Inako, là sự cô đơn, mong manh, và yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh của cô gái ẩn mình trong cõi yêu thương.
Về tác giả
Kawabata Yasunari (1899 – 1972) là một trong những nhà văn Nhật Bản lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Ông hoạt động với tư cách một tác giả kiêm nhà phê bình văn học từ năm 1935. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1968 và để lại một di sản đồ sộ cho văn chương Nhật Bản và thế giới. Bên cạnh "Bồ Công Anh", ông còn là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như "Xứ tuyết", "Ngàn cánh hạc", "Hồ", "Những người đẹp ngủ say", "Đẹp và buồn" và hơn một trăm truyện ngắn.
Review
"Bồ Công Anh" là một tác phẩm đầy ám ảnh, chứa đựng sự buồn thương và đẹp đẽ. Câu chuyện về Inako, cô gái ẩn giấu trong cõi yêu thương, là một lời khẳng định về sự khiếm khuyết và sự trọn vẹn trong tình yêu. Kawabata Yasunari đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về nỗi buồn, sự mất mát, và tình yêu bất diệt, khiến người đọc phải suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và tình yêu.
Huy Hoàng thân mời các bạn đón đọc!
“Thời gian trôi. Nhưng thời gian của đời người có những dòng chảy khác nhau. Như dòng sông, dòng đời có chỗ nhanh chỗ chậm, có chỗ còn dừng lại như nước ao tù. Thời gian vũ trụ tất nhiên là một, nhưng thời gian trong tâm thay đổi với từng người. Dòng sông thời gian là một cho mọi người, nhưng mỗi người trôi đi trong dòng sông ấy một cách khác nhau.
Xấp xỉ bốn mươi, Otoko nghĩ Oki vẫn còn sống trong nàng, phải chăng là dòng thời gian của nàng đã không chảy. Hay hình ảnh Oki cùng nàng trôi với cùng một vận tốc, như cánh hoa trôi theo nước. Rồi nàng lại nghĩ, không biết nàng trôi theo dòng thời gian của Oki thế nào. Dù Oki vẫn không quên nàng, nhưng ông tất có một dòng thời gian khác.”
“Một hòa tấu tuyệt vời của thơ, của tình dục thường và bất thường, của tình yêu thường và bất thường, của thiên nhiên, của người của cảnh, của mộng và ác mộng...” - Dịch giả Mai Kim Ngọc
Xứ Tuyết
“Xứ tuyết”, một trong những tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nhật Bản Kawabata Yasunari, sẽ sớm ra mắt độc giả trong thời gian tới. Năm 1968, nhà văn Kawabata Yasunari được trao giải Nobel Văn chương, trở thành người Nhật đầu tiên nhận vinh dự này. Trong tuyên bố trao giải Nobel, “Xứ tuyết” cùng “Rập rờn cánh hạc” và “Cố đô” là ba tác phẩm được Ủy ban Nobel Văn chương nhắc đến như căn cứ để xem xét sự nghiệp của Kawabata Yasunari. “Xứ tuyết” được chuyển ngữ bởi dịch giả Uyên Thiểm, người đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm sang tiếng Việt như: Tiếng núi, Người đẹp say ngủ, Hồ (Kawabata Yasunari), Bí mật của Naoko (Higashino Keigo), Kitchen (Banana Yoshimoto), Giáo sư và công thức toán (Yoko Ogawa), Sa môn Không Hải (Yumemakura Baku) và Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương (Haruki Murakami).
“Cảnh đêm uy nghi như thể âm thanh của cả một vùng tuyết đang đông cứng rền lên từ đáy sâu lòng đất. Không có trăng. Khi anh ngước nhìn lên, những vì sao nhiều đến không tưởng hiện ra rõ mồn một tới nỗi ngỡ như chúng đang rơi xuống với tốc độ của hư vô. Những vì sao càng tiến đến gần mắt, bầu trời càng chìm sâu hơn vào màu đêm ở xa. Những ngọn núi của vùng ranh giới đã trộn lẫn vào nhau, không còn phân biệt được nữa, nhưng đổi lại chúng mang một màu đen như hun và dày dặn, thả một đối trọng dưới chân trời sao. Tất cả là một sự hài hòa trong vắt và tĩnh lặng.
[...]
Nhưng mặc cho màu núi đen, chẳng hiểu sao anh lại nhìn ra rõ ràng một màu tuyết trắng. Thế rồi anh dần có cảm giác như thể những ngọn núi là thứ gì đó trong suốt, buồn bã. Trời và núi chẳng hề hài hòa với nhau.”
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.