Kinh Tỳ - Kheo Na - Tiên - Hán - Việt
Kinh Tỳ-Kheo Na-Tiên còn có tên là Kinh Di-lan-đà vấn đạo, là một quyển kinh rất có giá trị trong Phật học. Thật ra đây không phải là kinh do phật thuyết, mà là một tập sách được soạn ra về sau này, khoảng thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai dương lịch. Sách này được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản chữ Hán được lấy tựa là Na-tiên tỳ kheo kinh, xuất hiện vào khoảng đời Tấn, đã mất tên người dịch. Bản tiếng Phạn lấy tựa là Milinda-panha, tức là Vua Di-lan-đà hỏi đạo. Cả hai bản này đều đã được dịch sang tiếng Pháp.
Toàn bộ nội dung sách trình bày lại cuộc đối thoại giữa một vị cao tăng là tỳ-kheo Na-tiên và vị quốc vương uy dũng thời bấy giờ là vua Di-lan-đà. Ngoài phần đầu của kinh có lẽ do những người sau này ghi lại đã thêm vào theo truyền thuyết hoặc theo suy nghĩ của riêng mình, còn phần nội dung chính rất mạch lạc của kinh là những kiến giải tinh tế của một vị cao tăng, được trình bày rất sinh động và rõ ràng, đầy ấn tượng. Người học Phật có thể tìm thấy ở đây gần như trọn vẹn tất cả những vấn đề mà mình quan tâm.
Ấn bản minh hoạ SƠN HẢI KINH mới mẻ và đầy ấn tượng, tái hiện kí ức văn hoá SƠN HẢI KINH.
Phiên bản SƠN HẢI KINH kèm minh hoạ màu, nội dung phong phú, dễ đọc dễ hiểu. Chiêm ngưỡng sơn hải, cất bút hoạ thần, từng câu văn cổ kính đã mở ra một không gian tưởng tượng vô biên trong tâm trí tác giả, những linh cảm bừng hiện lập tức được ghi lại qua ngòi bút. Bằng phong cách đột phá trong nghệ thuật thuỷ mặc phương Đông, những câu văn đã được chuyển hoá thành trí tưởng tượng tráng lệ mà phóng khoáng, kết hợp với nguyên văn súc tích và giải nghĩa chuẩn xác, tái hiện trước mắt chúng ta một thế giới thần thoại đầy mĩ cảm.
Cuốn sách được chia làm 6 quyển, gồm 5 quyển SƠN KINH và 1 quyển HẢI KINH, tập hợp hơn trăm loài dị thú, phô diễn trọn vẹn các hình tượng dị thú cổ xưa trong SƠN HẢI KINH, để độc giả thưởng lãm.
“Trong vô số phiên bản SƠN HẢI KINH đang hiện diện trên thị trường sách hiện nay, đây chính là một ấn bản thuộc hàng xuất sắc. Nghe nói SƠN HẢI KINH ban đầu có kèm tranh vẽ, nhưng rồi tranh vẽ thất truyền, chỉ còn văn tự lưu lại. Người đời sau căn cứ vào văn tự để vẽ lại hình, nhưng chất lượng minh hoạ đều không ổn. Cuốn sách này đã tập hợp một bộ tranh minh hoạ tuyệt đẹp về các loài dị thú SƠN HẢI KINH, rất giàu giá trị nghệ thuật và trí tưởng tượng bay bổng. Càng đáng trân trọng hơn nữa, cuốn sách này không chỉ là tập tranh, mà còn tập hợp nhiều chú giải tường tận cho nội dung SƠN HẢI KINH, hỗ trợ đắc lực cho độc giả ngày nay trong việc đọc hiểu cuốn kì thư cổ đại.”
- Trương Thần Lương (nhà bảo tàng học, biên tập viên tạp chí Bảo tàng)
“Con người vốn dĩ rất khó mường tượng về những thứ mình chưa nhìn thấy, vậy nên cho dù là những tưởng tượng bay bổng nhất, nếu phân tích cặn kẽ, ta vẫn sẽ nhận ra rằng kì thực đó là sự chắp ghép và tái tổ hợp từ rất nhiều nhân tố có thực trong giới tự nhiên. SƠN HẢI KINH chính là một minh chứng hùng hồn về trí tưởng tượng bay bổng và lãng mạn của cư dân viễn cổ. Thế nhưng, trong thời đại của khoa học và lí trí như ngày nay, khi chúng ta cùng cổ nhân dạo bước sơn hải để ngắm lại những thần thú tiên cầm, có bao giờ ta nghĩ đâu là nguyên mẫu của những sinh vật đó trong giới tự nhiên? Và giờ đây, một tác giả rất mực tài hoa đã nói cho ta biết đáp án trong tâm trí anh qua ấn bản SƠN HẢI KINH này.”
- Hà Sâm Bảo (chuyên viên Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc)
Tác giả:
Sam Trạch: (Tên thật Lý Nhất Phàm) Tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật thuộc Đại học Tứ Xuyên, hoạ sĩ tranh quốc hoạ, làm việc sáng tác tự do, mảng sáng tác chủ lực là nghệ thuật minh hoạ thuỷ mặc phương Đông, dựa trên nền tảng hội hoạ truyền thống mở ra phong cách hội hoạ mang tính thách thức truyền thống, hình thành nên chất hội hoạ độc đáo vừa hoa mĩ, lộng lẫy lại vừa phóng khoáng, sắc sảo. Từng lọt vào danh sách đề cử cho giải Kim Long lần thứ 9 hạng mục hoạ sĩ minh hoạ xuất sắc nhất, tác phẩm đã tham gia nhiều triển lãm danh tiếng trong nước, được đưa vào Tuyển tập tranh đen trắng 100 hoạ sĩ Trung Quốc.
Sách đã xuất bản: Đen trắng hoạ ý – Sách lược vẽ trang minh hoạ chuyên nghiệp; Lạc Hoàng Cấp…
Lương Siêu Cao: học viên Học viện Văn học và Báo chí trực thuộc Đại học Tứ Xuyên, chuyên ngành nghiên cứu là văn hoá truyền thông, truyền thông và xã hội, phụ trách sưu tập tài liệu tham khảo và biên soạn nội dung cho SƠN HẢI KINH.
---
Một ấn phẩm của WINGS BOOKS - Thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng.
Thẩm Thanh truyện và Xuân Hương truyện là hai tác phẩm tiêu biểu, được xem là viên ngọc quý trong kho tàng văn chương cổ điển bán đảo Triều Tiên. Hai câu chuyện tiếp cận hai chủ đề khác nhau nhưng đều lột tả được tính cách của con người Triều Tiên cũng như bảo lưu được đạo đức truyền thống dân tộc. Nếu Thẩm Thanh truyện là câu chuyện đầy tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc, được thể hiện thông qua hình tượng người con gái hiếu thảo Thẩm Thanh, không vì hạnh phúc của bản thân mà rời bỏ người cha nghèo mù lòa Thẩm Hạc Khuê để đi tìm một cuộc sống sung sướng, thì Xuân Hương truyện lại là khúc hát ngợi ca tình yêu của Xuân Hương và Lý Mộng Long trong hành khúc chiến đấu chống lại bạo lực và áp bức của chế độ phong kiến.
Dãu được ra đời cách nay nhiều thế kỷ, nhưng giá trị nhân văn, đạo đức trong Thẩm Thanh truyện và Xuân Hương truyện vẫn được khơi dậy và cổ xúy trong thế giới hiện đại, như một biểu trưng bất diệt cho tinh thần của con người bán đảo Triều Tiên.
Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại (Bình thoại về Tam quốc chí, bản tranh minh họa đầy đủ, bộ mới) là tác phẩm viết về đề tài Tam quốc được khắc in vào niên hiệu Chí Trị (1321-1323) thời Nguyên Anh Tông, trước khi La Quán Trung cho ra đời bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.
Sách không chia thành chương hồi mà chia thành ba quyển: thượng, trung, hạ. Nội dung văn bản chia làm hai phần: phần trên là ảnh minh họa và phần dưới là văn bản bình thoại. Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập ra nhà Đông Hán và kết thúc bằng sự kiện Lưu Uyên tiêu diệt nhà Tấn, lập ra nhà Hậu Hán.
Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại nằm trong một loạt bản in năm bình thoại giảng sử về các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về bản chất của khái niệm “bình thoại”. Mặc dù có sự giải thích chi tiết khác nhau, nhưng Trương Chính Lương và G. Kramp cũng như Ja Prushek đều quan niệm “bình thoại” (chữ “bình” nghĩa là bàn luận) là lời bàn, giải thích cho những câu chuyện được thể hiện bằng thơ (vịnh thi) hoặc bằng các bức tranh. Tuy nhiên, dựa vào tiêu đề của Tam quốc chí bình thoại (chữ “bình” nghĩa là bằng phẳng), nhà nghiên cứu B. L. Riftin cho rằng bình thoại là hình thức kể chuyện chủ yếu bằng văn xuôi, lời nói thông tục thường ngày, phân biệt với loại hình kể chuyện nặng về chất thơ vốn ra đời sớm hơn.
Nếu không nói trên diện rộng là toàn cõi Á Đông này, hay cho đến toàn thế giới, riêng ở Việt Nam thì hầu như không ai không biết đến tác phẩm trứ danh của La Quán Trung là Tam quốc diễn nghĩa, được xếp vào tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Hồng lâu mộng, Tây du ký và Thuỷ hử truyện. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm dựa theo bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ, qua tài nghệ văn chương của tác giả đã tạo tác ra một tác phẩm như là sử nhưng lại là tiểu thuyết, lưu truyền rộng rãi đến người đọc, vừa được thưởng thức văn chương, vừa hiểu được thêm về sử.
Ở đây, Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc mang một sứ mệnh khác, nội dung cuốn sách là những mẩu truyện về những nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhưng mang một hình hài khác, dáng dấp khác. Một số những tình tiết về nhân vật không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa, tức là những mẩu truyện được người trong dân gian lưu truyền, hầu hết đều là hư cấu, mục đích của hư cấu là để kích thích hưng phấn cho người đọc, khiến cho người đọc tò mò. Thậm chí những tình tiết hư cấu mang tính chất văn hoá dân gian, tôn giáo dân gian rất rõ rệt, ví dụ như để giải thích một hiện tượng thờ cúng tín ngưỡng ở một nơi nào đó của Trung Quốc, giải thích tại sao một hòn đá lại mang hình hài con rùa lớn, tại sao vùng đất kia bằng phẳng, hay chung quanh toàn muỗi mòng và ếch nhái nhưng nơi này lại không…
Những nhân vật trong Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc này đôi khi được thiêng hoá, mang dáng dấp của một vị thần, có năng lực siêu việt để xử lý một vấn đề mà rất nhiều người bình thường hợp lại với nhau cũng không thể nào xử lý được; nhân vật được giao tiếp với thần tiên, ma quỷ một cách không trở ngại gì, thậm chí còn có thể thắng cả quỷ thần để bảo vệ một tòa thành, cứu sống một mạng người từ tay thần chết hay thượng đế. Đôi khi những nhân vật ấy lại bị hạ bệ, giải thiêng hóa, như trong truyện đề cập đến sự xảo trá và quỷ quyệt của Lưu Bị, sự trẻ con của Trương Phi và thậm chí kể cả với Quan Công...
Quyển sách cũng có truyện kể về sự ra đời của Quan Công mà hầu như ít được đề cập đến. Hoặc việc thu phục Châu Xương của Quan Công cũng có hai thuyết kể lại khác nhau, cùng những mẩu truyện hấp dẫn ly kỳ khác mà hết sức bình dân…
Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc được thu thập điền dã bởi một đội ngũ đông đảo và công phu như Châu Dương Phàm, Trương Hồng Hoa, Phùng Kim Bình, Châu Học Trung, Trần Liên Trung… qua những lời kể của những người lớn tuổi tại địa phương, mang màu sắc văn hoá dân gian đậm nét.
Tập sách không chỉ là một tập truyện mang tính giải trí đơn thuần, mà nó còn là một tập tài liệu cho giới nghiên cứu văn hoá dân gian, tín ngưỡng dân gian.
Căn cứ vào lời giới thiệu của tác giả ở đầu cuốn sách, có thể xác định Trúc thư kỷ niên là một bộ sử của nước Ngụy thời Chiến Quốc, được dùng làm đồ tùy táng chôn theo trong mộ của Ngụy Tương vương (hoặc Ngụy An Ly vương). Sau này, đến thời nhà Tấn có một tên trộm mộ tên là Bưu Chuẩn tình cờ đào trộm đúng vào mộ của Ngụy Tương Vương, phát hiện nên bộ sách và nhiều sách khác.
Trúc thư kỷ niên là tên do người sau đặt, gọi “trúc thư” do là sách thẻ tre, các sự kiện được chép theo năm nên gọi là “kỷ niên”. Trúc thư kỷ niên nguyên bản được viết bằng chữ khoa đẩu, sau này được chỉnh lý, sắp xếp và viết lại bằng văn tự đương thời.
Cuốn sách là bản dịch toàn văn Kim bản Trúc thư kỷ niên dựa trên bản in nằm trong bộ Hội khắc tam đại di thư, được in vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi hai đời nhà Minh, tương ứng với năm 1594 theo Tây lịch, do Triệu Tiêu biên soạn.
Bố cục cuốn sách gồm hai quyển, được chép theo thể biên niên. Quyển thượng chép các sự kiện từ thời Hoàng Đế Hiên Viên thị đến hết thời nhà Ân; quyển hạ chép việc trong thời nhà Chu, từ Chu Vũ Vương tới năm thứ mười sáu đời Chu Noản Vương.
Nội dung trong sách bao gồm: phần chính văn chép việc theo năm; phần phụ văn chép việc xuyên suốt theo sự kiện, nội dung chủ yếu là bổ sung cho chính văn; phần nguyên chú là phần chú thích gốc trong văn bản, chủ yếu chú thích cho các câu từ có nghi vấn hoặc cung cấp thêm một số thông tin; và phần chú thích của người dịch, ngoài việc giải thích một số từ hay câu mà lời dịch chưa thật sự rõ ý, còn có thêm các ghi chép về cùng sử kiện trong các tài liệu khác.
Dương Gia Tướng
Thời Bắc Tống, câu chuyện về Dương gia tướng đã đợc lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử, tác phẩm đã mô tả chân thực về truyền thống dân tộc về nhà họ Dương. Tác phẩm đã xây dựng hệ thống nhân vật sống động như Dương Kế Nghiệp, Sa Thái Quân, Mộc Quế Anh,… tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sáng tác nghệ thuật văn học sau này.
Để thuận tiện cho việc giới thiệu độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi đã lựa chọn những chương nổi tiếng nhất rút gọn với dung lượng vừa phải kết hợp minh họa tinh tế để toát nên nét hùng tráng của những câu chuyện kịch tính, bi hùng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi