Với khoảng trên 150 mục từ THUẬT NGỮ VĂN HỌC, cuốnsách nhỏ này chưa thể bao quát toàn bộ các bình diện, cấp độ, sắc thái của một loại hiện tượng văn hoá nhân bản đặcsắc và vô cùng phong phú là văn học và các chuyên ngành nghiên cứu nó…
Cuốn sách này gồm khoảng trên 150 thuật ngữ văn học. Số lượng thuật ngữ ở đây quả là còn xa mới bao quát được toàn bộ các bình diện, các cấp độ, các sắc thái, dù ở mức khái lược, của một loại hiện tượng văn hoá nhân bản đặc sắc và vô cùng phong phú là văn học và các chuyên ngành nghiên cứu nó. Những mục từ đã soạn và đưa vào đây cũng chưa mang tính hệ thống hoá chặt chẽ. Tuy vậy, từng mục từ, dưới một thuật ngữ cụ thể với các hàm nghĩa chứa đựng trong đó, luôn luôn có tính độc lập tương đối. Ở phương diện này, cuốn sách có thể có ích cho sinh viên, giáo viên, giảng viên và nhà nghiên cứu mới vào nghề.
Trong ý hướng soạn sách tham khảo, người soạn không cố giữ cân đối về độ dài, về nội dung giữa các mục từ; thuật ngữ nào còn được biết hơi ít, khái niệm nào còn chưa mấy phổbiến nhưng đáng được quan tâm, v.v... - sẽ được người soạn đề cập kỹ lưỡng hơn.
Tìm Hiểu Tác Gia Phan Khôi
Phan Khôi (1887-1959) là một trong những tên tuổi lớn của hoạt động báo chí, văn học, tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nhiều đời đỗ đạt, nhưng đã từ bỏ con đường chí sĩ để tham gia vào công cuộc viết văn viết báo, “phụng sự tổ quốc về văn hóa”.
Phan Khôi nổi bật trên trường dư luận văn chương báo chí tiếng Việt khắp ba miền Việt Nam những năm trước 1945, với những đóng góp lớn cho nền quốc văn và công cuộc đổi mới tư tưởng nước nhà.
Những đóng góp to lớn của Phan Khôi tưởng như đã bị thời gian đào sâu chôn chặt, nay đã được “trục vớt” lại, qua một công trình nghiên cứu tâm huyết, bài bản và mất nhiều năm mới tập hợp được.
Cuốn sách Tìm hiểu tác gia Phan Khôi của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đã đúc kết lại công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi với một kết cấu linh hoạt và dễ tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả, kể cả những ai chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về vị tác gia này. Qua việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của một tác gia lớn của thời đại, cuốn sách cũng mở ra bức tranh báo chí và văn chương nước nhà thế kỷ XX.
Dư luận nữ quyền tại Huế (1926-1929) là một công trình biên khảo, tư liệu được hai nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và Nguyễn Kim Hiền sưu tầm, khảo cứu và giới thiệu. Cuốn sách thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư – Tủ sách Giới và Phát triển của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, vốn đã và đang được ghi nhận tích cực từ đông đảo độc giả và giới chuyên môn.
Phong trào phụ nữ ở Việt Nam khởi phát vào những năm đầu thế kỉ XX vốn được ví như một luồng gió mới rung chuyển những tư tưởng cổ hủ, tối thời, kìm kẹp không chỉ người phụ nữ mà còn cả xã hội Việt Nam nói chung. Những tờ báo, tạp chí mới nổi lúc bấy giờ chính là những “vũ khí” mạnh mẽ và trực tiếp nhất của các học giả, nhà tư tưởng ước mong đổi thay cái phận đàn bà nước nhà vẫn lầm lũi trong bóng tối của phong kiến và Nho giáo. Có thể kể đến những cái tên nổi bật với dư luận khi ấy như tạp chí Nam phong những năm 1917-1920 viết về nữ học, mục “Văn đàn bà” của tạp chí Hữu Thanh, mục “Nhời đàn bà” của báo Trung Bắc tân văn hay Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn (1929-1935). Đi kèm đó là những cây bút như Đạm Phương – người khơi lên sớm nhất về “vấn đề phụ nữ”, Phan Bội Châu, Hoành Sơn Đặng Văn Bảy… Phong trào diễn ngôn báo chí tuy thật có sôi nổi, liên tục và kéo dài nhiều năm nhưng vẫn phần nhiều được ghi nhận ở Hà Nội và Sài Gòn. Bởi lẽ đó, rất cần có một cái nhìn toàn cảnh hơn tới những dữ liệu và hoạt động báo chí nữ quyền sôi nổi ở Trung Kỳ đầu thế kỷ, đặc biệt ở Huế, để thấy đây là một bộ phận ngôn luận cũng mạnh mẽ và đanh thép không kém hai kỳ còn lại.
Cuốn sách gồm 04 phần chính. Phần I/ Các tài liệu về nữ học, nữ công tại Huế (1926) giới thiệu một số bài diễn thuyết, diễn văn của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Đạm Phương Nữ Sử tại một số trường nữ thục hay vận động các chị em tham gia nhiệt tình hơn vào các chi nhánh Nữ công học hội, tuyên ngôn rõ ràng về mục đích, tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Hội, xem đây như một lí tưởng mới để chị em ở dải Trung Kỳ tự tin mà noi theo, làm theo. Phần II tuyển tập các bài báo và tin trên báo “Tiếng dân” giai đoạn 1927-1929. Những cây bút xuất hiện thường xuyên và nổi bật có thể kể đến như Huỳnh Thị Bảo Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Trác, Dã Lan nữ sĩ, Hoàng Thị Xuân, Tuyết Như… Nội dung các báo đề cập đa dạng các khía cạnh nữ quyền luận từ thuở sơ khai đến khi cách mạng tư tưởng và tận cùng hơn là cách mạng bạo lực ở nhiều quốc gia đã khai phá đến. Những bài báo không chỉ gói gọn việc cập nhật cho chị em trong nước thời thế của phụ nữ đang biến động từng giây, từng phút ngoài kia mà còn đánh thẳng vào việc chị em cần thay đổi bản thân, từ ngoại hình đến tư tưởng, nếp nghĩ về phận đàn bà để giải phóng mình, để sống mà nhận thức tối đa nhất cái năng lực vẫn còn bị nam giới và xã hội hủ bại kìm hãm. Phần III và Phần IV tập trung giới thiệu hai cuốn sách “Phụ nữ vận động” và phụ lục sách “Xã hội” – “Phụ nữ và xã hội” trong Quan hải tùng thư, lược lại những dấu mốc chính trong phong trào nữ quyền ở các các nước phương Đông và phương Tây, để thấy phụ nữ các nước đã đạp bỏ những rào cản trong tinh thần và thậm chí đi đến bạo lực cách mạng để đòi quyền ngang hàng nam giới.
Đọc và quan sát hoạt động báo chí nữ quyền tại Huế giai đoạn 1926-1929 này, có thể thấy ngoài những giảng giải dễ hiểu về các quyền của đàn bà mà các cây bút vốn chuyển sang giọng tâm sự, tâm tình, gần gũi và áp vào đời sống vẫn quanh quẩn khuê phòng, nội gia, ta còn thấy được chút hóm hỉnh, thi vị của những tranh luận qua lại số báo này nối tiếp số báo khác; coi thể các bậc nữ nhi đâu ngại gì không ngả vào các quyền của giới quần thoa mà trào phúng, mà chọc ghẹo, mà hãnh diện tranh luận hết mực với giới còn lại. Tất cả đã tạo nên toàn cảnh giai đoạn đòi bình quyền đầy màu sắc Việt nữ đầu thế kỉ XX.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng được giới thiệu cùng bạn đọc.
Tác giả
Lại Nguyên Ân
(bút danh: Vân Trang, Ngân Uyên, Tam Vị, Nghĩa Nguyên)
Nhà phê bình, nghiên văn học. Sinh năm 1945 tại Hà Nam.
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Hoạt động chủ yếu là phê bình, nghiên cứu văn học, biên dịch thông tin lý luận văn hoá văn nghệ.
Giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2010.
Một số công trình và sách tiêu biểu đã xuất bản: Phê bình & Tiểu luận (NXB Hội nhà văn, 2009), Phan Khôi – Vấn đề phụ nữ ở nước ta (sưu tập chuyên đề, NXB Phụ nữ, 2016), Tìm lại di sản (tiểu luận – phê bình, NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2012, Đọc lại người trước – Đọc lại người xưa (tiểu luận – tạp văn, NXB Hội nhà văn, 1998), tuyển tập Phan Khôi – tác phẩm đăng báo (nhiều cuốn, NXB Tri thức)…
Nguyễn Kim Hiền
Nhà nghiên cứu văn học. Hiện đang sống và làm việc tại Pháp.
Về Tủ sách Phụ nữ tùng thư
Tủ sách Phụ nữ tùng thư (Tủ sách Giới và Phát triển) của Nhà xuất bản Phụ nữ là tủ sách công bố các công trình về vấn đề phụ nữ (the question of women), hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ (women’s rights), cũng như đấu tranh cho nữ quyền (feminism), vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tủ sách gồm:
- Loại Biên khảo, tư liệu: tập hợp các tư liệu trên báo chí, các công trình, bài viết của các nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật, nhà hoạt động nữ quyền, ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi vấn đề phụ nữ trở thành một bộ phận quan trọng trong các dự án cải cách xã hội và đấu tranh vì sự bình đẳng giới;
- Loại Hợp tuyển, tinh tuyển: tập hợp sáng tác của các tác gia nữ trong di sản văn chương Việt Nam thời trung đại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa do phụ nữ Việt Nam sáng tạo;
- Loại Nghiên cứu: giới thiệu các tập tiểu luận chuyên đề, các chuyên khảo nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ ở Việt Nam và thế giới;
- Loại Dịch thuật: giới thiệu các công trình kinh điển của thế giới đấu tranh cho sự nghiệp của phụ nữ, các lý thuyết và thực hành nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ, các vấn đề về giới và nữ quyền,; dịch và giới thiệu các công trình tìm hiểu các vấn đề của phụ nữ Việt Nam ra thế giới.
Với tủ sách này, Nhà xuất bản Phụ nữ mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về các vấn đề Giới và Phát triển; về vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay trên mọi phương diện chính trị - văn hóa - xã hội - kinh tế; góp phần xây dựng xã hội Việt Nam phát triển hài hòa, bền vững.
Tác phẩm đã xuất bản:
Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta
Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta
Phan Bội Châu: Vấn đề phụ nữ ở nước ta
Nguyễn Văn Vĩnh: Nhời đàn bà
Một Điểm tinh hoa
Nam nữ bình quyền
Tự Lực Văn Đoàn với Vấn đề phụ nữ ở nước ta
Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta là cuốn sách tư liệu gồm 6 phần, tập hợp những bài viết và tác phẩm của Phan Khôi về vấn đề phụ nữ. Có thể nói, Phan Khôi là một trong những tác gia Việt Nam đầu tiên tiếp cận tư tưởng nữ quyền một cách hệ thống và thuyết phục.
Học giả Phan Khôi là một trong số những tác gia quan trọng của lịch sử báo chí, tư tưởng văn hóa Việt Nam thế kỷ XX. Trong số những vấn đề xã hội mà Phan Khôi đã đề xuất và lên tiếng trong dư luận báo chí ở Việt Nam từ những năm 1930, không thể không kể tới vấn đề phụ nữ. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã rất kì công để tuyển chọn những bài báo tiêu biểu của Phan Khôi trên Phụ nữ tân văn, Phụ nữ Thời đàm, Tràng An, Thần chung, Sông Hương… luận bàn về các khía cạnh căn bản của "vấn đề phụ nữ": từ đòi hỏi xem xét người nữ trong tư cách làm người nói chung chứ không chỉ trong tư cách làm vợ làm mẹ, nhân đó nêu các vấn đề phụ nữ với "quốc sự" (chính trị), vấn đề nữ lưu giáo dục, vấn đề nữ công, vấn đề về nhân phẩm, hôn nhân gia đình… cho thấy rõ sự thực hiện mục tiêu vận động, sửa đổi phong tục, đưa xã hội Việt Nam thoát dần ra khỏi đời sống lạc hậu. Có những vấn đề được ông đề cập đến ngọn ngành, sâu sắc. Chẳng hạn, vấn đề trinh tiết, "chữ trinh", Phan Khôi đề xuất sự phân biệt "tiết trinh" và "nết trinh". Cái "nết" là sự tự nguyện giữ gìn phẩm giá đoan chính của người nữ. Trong khi cái “tiết” là bổn phận của người phụ nữ chết chồng, là đòi hỏi nghiêm khắc, mang tính áp đặt phi nhân của Nho giáo, nhất là Tống nho, đối với người phụ nữ, và suy cho cùng nó là "do lòng tham lam và thói ích kỷ của bọn đàn ông bày ra, rất là không công bình". Một nét khá đặc trưng cho ngòi bút và tính cách Phan Khôi là khi xuất hiện trên mặt báo, ông không những không giấu giếm con người thực, gia cảnh thực của mình, trái lại, có khi còn đưa các sự việc trong gia cảnh mình ra làm chất liệu để phân tích các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, do xuất thân từ Hán học, Phan Khôi có nhiều lợi thế để khai thác nguồn sách sử cũ; trong thời gian làm các tờ báo phụ nữ, ông đã kịp đưa ra một phác thảo về "Việt Nam phụ nữ liệt truyện" để ghi nhớ những nhân vật nữ người Việt trong quá khứ, những tên tuổi phụ nữ nổi bật đương thời; giới thiệu sinh hoạt phong tục phụ nữ Việt Nam qua tục ngữ phong dao tiếng Việt, là một kiểu nghiên cứu xã hội học phong tục, từ cứ liệu thơ ca dân gian. Truyện Trở vỏ lửa ra được tuyển chọn trong tập sách là thiên truyện dài đầu tiên và duy nhất trong đời viết văn của ông với đề tài chống lại tình trạng bất bình đẳng nam nữ.
Có thể thấy, những bài viết và tác phẩm của Phan Khôi được tuyển tập trong Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta sẽ khơi gợi được nhiều vấn đề ý nghĩa để các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc quan tâm tới lịch sử, văn hóa cùng suy nghĩ và luận bàn.
Một số trích đoạn tiêu biểu:
Tiết khác nghĩa với nết. Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mình thuộc về. Một người đàn bà chết chồng, không lấy chồng khác, mà gọi là tiết phụ, cũng chẳng khác nào một người bầy tôi chết vì vua mà gọi là tử tiết hay là tận thần tiết. Tiết phụ là một người vợ đã làm hết bổn phận đối với chồng cũng như "tử tiết chi thần" là một người tôi đã làm hết bổn phận đối với vua.Cũng thì trinh, mà chuộng cái tiết thì hóa ra ti bỉ không cao thượng bằng chuộng cái nết, do cái lẽ một đằng thì vì mình mà một đằng thì vì người.
Trinh mà chuộng về nết thì một người đàn bà chết chồng có thể lấy chồng khác, không gọi là thất trinh được, miễn là trong khi có chồng khác đó cũng vẫn đoan chánh và chánh chuyên. Nhưng chuộng về tiết thì chết chồng mà lấy chồng khác là thất tiết. Cái luật nghiêm khắc ấy do lòng tham lam và thói ích kỷ của bọn đàn ông bày ra, rất là không công bình.
Trải xem sử sách, thấy người đời xưa chỉ chuộng cái nết trinh mà không ép người đàn bà phải giữ cái tiết trinh. Bên Tàu, từ trước cho đến cuối thế kỷ thứ mười, đối với việc đàn bà cải giá, xã hội coi là thường, không hề phi nghị. (1*) Những sự cấm chế vô lý là từ các ông Tống nho về sau.
(Chữ trinh: cái tiết với cái nết)
Tôi nói: ở nước Nam ta, chẳng có cái gì là đáng gọi là "nữ công" hết."Chết! Sao thầy mở miệng ăn mắm ăn muối mà nói bậy thế? Sao thầy dám cả gan mạt sát hết thảy?" – Có bà sẽ bảo tôi như thế.
Không. Mạt sát hết thì tôi không mạt sát hết. Song cả nước An Nam 10 triệu đàn bà mà có một vài trăm hay là một vài ngàn hay là một đôi vạn người lành nghề đi nữa, cũng không đủ gọi là một nền nữ công cho xứng đáng được. Mà tôi nói đây là nói về một nền nữ công xứng đáng của đàn bà An Nam.
Hai chữ "nữ công" chắc ai cũng đã biết nghĩa nó. Song, chữ "công" 工 có nghĩa là "việc" đành rồi, mà cũng có nghĩa là "thợ" là "khéo" nữa. Vậy trong khi ta nói "nữ công" không nên chỉ biểu nó là "việc của đàn bà" mà thôi, mà phải hiểu là hết thảy đàn bà làm những việc mình làm, đều là "tay thợ" cả, đều là "khéo" cả, mới được.
Cái định nghĩa của chữ nữ công là như vậy, các bà các cô có chịu không? Nếu có chịu thì tôi xin hầu chuyện.
(Nữ công)
150 Thuật Ngữ Văn Học - Hành Trang Cho Người Nghiên Cứu Văn Học
Hành trình khám phá thế giới văn học rộng lớn bắt đầu từ việc nắm vững những thuật ngữ cơ bản. Cuốn sách "150 Thuật Ngữ Văn Học" chính là người bạn đồng hành lý tưởng, cung cấp kiến thức nền tảng cho bạn đọc thuộc mọi đối tượng, từ học sinh, sinh viên đến giáo viên, giảng viên và những nhà nghiên cứu văn học mới vào nghề.
150 Mục Từ - 150 Cửa Ngõ Vào Thấu Hiểu Văn Học
Với khoảng 150 mục từ được chọn lọc kỹ càng, cuốn sách mang đến những dẫn giải chi tiết về hàm nghĩa, đặc tính và phẩm chất bề sâu của các hiện tượng văn học. Bằng cách giải mã những thuật ngữ này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về thế giới văn học, từ đó dễ dàng tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học một cách hiệu quả.
Review Nội Dung Sách: Hành Trang Bổ Ích Cho Người Nghiên Cứu Văn Học
Tác giả Lại Nguyên Ân, một nhà nghiên cứu văn học uy tín với bề dày kinh nghiệm, đã chắt lọc và trình bày kiến thức một cách dễ hiểu, khoa học.
Cuốn sách là công cụ hữu ích cho việc tra cứu nhanh chóng và hiệu quả những thuật ngữ văn học cơ bản.
Bên cạnh việc cung cấp định nghĩa, tác giả còn đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể, giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức.
Với lối viết giản dị, dễ hiểu, cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng, từ người mới bắt đầu nghiên cứu văn học đến những người đã có kinh nghiệm.
Về Tác Giả: Lại Nguyên Ân - Nhà Nghiên Cứu Văn Học Uy Tín
Bút danh: Vân Trang, Ngân Uyên, Tam Vị, Nghĩa Nguyên.
Quê quán: Phù Đạm, Phù Vân, Kim Bảng, Hà Nam.
Học vấn: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1968.
Hoạt động: Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1987.
Tác phẩm: Trên 60 cuốn sách thuộc nhiều thể loại, bao gồm phê bình, tiểu luận, nghiên cứu văn học, sưu tầm biên soạn tư liệu văn học sử Việt Nam, sách dịch và biên dịch.
"150 Thuật Ngữ Văn Học" là một lựa chọn thông minh cho những ai muốn chinh phục thế giới văn học đầy hấp dẫn. Cuốn sách nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, là hành trang bổ ích cho hành trình khám phá và nghiên cứu văn học của bạn.
Ngòi bút của Phan Khôi đề cập hầu hết các khía cạnh căn bản của Phụ nữ, từ đòi hỏi xem xét người nữ trong tư cách làm người nói chung chứ không chỉ trong tư cách làm vợ làm mẹ, nhân đó nêu các vấn đề phụ nữ với " quốc sự" (chính trị), vấn đề nữ lưu giáo dục, vấn đề "nữ công", và nhất là các vấn đề về nhân phẩm, về hôn nhân gia đình,.v.v...
Con Mèo Mắt Ngọc - Tập Truyện Viết Cho Thiếu Nhi
Những sáng tác viết cho thiếu nhi trước 1945 của Nam Cao, có thể sẽ khiến bạn đọc ngày nay bất ngờ và hiểu hơn về sự nghiệp của một nhà văn tài năng. Không chỉ am tường xã hội đương thời, thấu tỏ những bất công và thân phận con người, khi viết cho thiếu nhi, tác phẩm của Nam Cao thật ý nhị, đa sắc và hàm ẩn triết lí nhân sinh.
Hãy đọc cổ tích “hiện đại” Con mèo mắt ngọc, gặp Ba người bạn, qua Người thợ rèn, tham dự cuộc phiêu lưu trên Đảo Hang Cọp, trải nghiệm kinh dị cùng Người đàn bà nuôi rắn rồi Thám hiểm châu Phi xa tít...
“... Ở di sản sáng tác của Nam Cao, bên cạnh số truyện ngắn, tiểu thuyết đã và đang được lưu hành, vẫn còn một số lượng đáng kể những tác phẩm có nguy cơ mất hẳn, dù đã được công bố trên sách báo ngay lúc tác giả còn sống. Cuốn sách này chỉ mới tìm lại thêm được một số sáng tác của Nam Cao, chủ yếu là những truyện ông đã viết và in trong các loại sách phổ thông dành cho tuổi học trò của một số nhà sách ở Hà Nội những năm 1940-1945.” - LẠI NGUYÊN ÂN
---
Nhà văn NAM CAO (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Tri, bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt.
Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao được ghép hai chữ đầu của tên tổng và huyện quê hương ông.
Nam Cao là nhà văn hiện thực có tên tuổi, một nhà báo, chiến sĩ, liệt sĩ cách mạng, một trong những tác giả tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỷ 20, có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông viết nhiều và có những tác phẩm đặc sắc: Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Tư cách mõ, Mò sâm banh, Đôi mắt, Sống mòn...
Với những cống hiến cho văn học nghệ thuật nước nhà, năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.