1. Sách
  2. ///

Tác Giả lê văn năm

Tổng hợp sách của tác giả lê văn năm tại KhoSach.com.vn
lịch sử việt nam bằng tranh - đại việt dưới thời lý nhân tông - bản màu - bìa cứng

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Đại Việt Dưới Thời Lý Nhân Tông

Vua Thánh Tông băng, con trưởng của người là Thái tử Càn Đức tiếp tục nghiệp lớn. Dù Thái tử nối ngôi khi còn nhỏ tuổi, nhưng với sự nhiếp chính của Linh Nhân Thái hậu, sự phò trợ đắc lực của Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành, chính sự đã được bình ổn, ngoại bang phải kính sợ.

Đến khi tự quyết định chính sự, vua Lý Nhân Tông đã định khoa chế để tuyển chọn nhân tài, chăm lo đê điều, phát triển nông nghiệp, bình Chiêm mở đất.

Với tài năng và đức độ, người được sử sách ngợi khen: "Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi triều Lý" (Đại Việt sử ký toàn thư).

bộ lịch sử việt nam bằng tranh 52: chúa minh - chúa ninh (tái bản 2022)

Sau những năm tháng dài Trịnh – Nguyễn phân tranh làm kiệt quệ về cả sức người, sức của, Đàng Trong và Đàng Ngoài chấp nhận đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Nguyễn Phúc Chu lên ngôi chúa khi Trịnh – Nguyễn đã đình chiến, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Đàng Trong phát triển. Chúa ra sức mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong xuống phương Nam, xác định chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa, Trường Sa; chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ thuế má lao dịch, giảm hình phạt,... Đặc biệt, người còn có những đóng góp to lớn trong việc phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, qua các sự kiện mời hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn cho tăng ni ở Phú Xuân, đúc chuông Thiên Mụ và viết bài minh khắc vào chuông.

Chúa Nguyễn Phúc Chu mất, con trưởng người là Nguyễn Phúc Chú lên nối ngôi, tiếp tục sự nghiệp phát triển Đàng Trong. Mặc Cửu mất, chúa cho con là Mạc Thiên Tứ làm Tổng binh Đại Đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho việc mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long sau này.

Những nội dung trên được truyền tải trong tập 52 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chúa Minh – Chúa Ninh” với phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 46 - những cải cách của trịnh cương (tái bản 2024)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 46 - Những Cải Cách Của Trịnh Cương

Dưới thời Trịnh Căn, cuộc chiến giữa hai họ Trịnh - Nguyễn chấm dứt. Đàng Ngoài phát triển trở lại sau những năm dài nội chiến. Năm 709, Trịnh Cương lên ngôi chú khi mới 23 tuổi. Ngay khi lên ngôi chúa Trịnh Cương đã đưa ra nhiều cải cách nhằm đưa đất nước sớm trở nên phồn thịnh.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 49 - chúa tiên nguyễn hoàng (tái bản 2024)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 49 - Chúa Tiên Nguyễn Hoàng

Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều phen biến thiên. Theo dòng biến thiên ấy, lãnh thổ nước ta dần được mở rộng về phía nam. Tiến trình này còn được gọi là: “Nam tiến” và kéo dài gần 700 năm, đem lại cho nước ta ba phần năm lãnh thổ như hiện nay.

Trong tiến trình ấy, Nguyễn Hoàng có thể được xem là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng đất phía nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.

Trong suốt 55 năm cai trị và phát triển vùng đất phía nam của mình, Nguyễn Hoàng đã được đánh giá là người có tầm nhìn xa trông rộng, khôn ngoan, có lòng nhân đức, biết thu phục lòng người nên được nhân dân cảm mến, gọi là chúa Tiên.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 44 - chiến tranh trịnh-nguyễn (tái bản 2024)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 44 - Chiến Tranh Trịnh-Nguyễn

Sách thể hiện lại toàn bộ hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến và kết quả của 7 cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài từ năm 1627 đến 1672.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 48 - nhà bác học lê quý đôn (tái bản 2024)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 48 - Nhà Bác Học Lê Quý Đôn

Lê Quí Đôn sinh ra trong buổi loạn lạc, triều đình nhiễu nhương, nhân dân cơ cực. Vẫn tưởng rằng tài năng ấy sẽ bị chôn vùi. Nhưng chính bởi nghị lực cá nhân và tinh thần ham học hỏi đã để lại cho lịch sử một nhân tài kiệt xuất, một con người tài đức vẹn toàn.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 26 - nhà trần xây dựng đất nước (tái bản 2024)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 26 - Nhà Trần Xây Dựng Đất Nước (Tái Bản 2024)

Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba, nhà Trần bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Dầu bị tàn phá nặng nề trong ba cuộc kháng chiến nhưng do thừa kế được thành tựu của những thế kỷ trước, lại cùng với hào khí của quân và dân sau chiến thắng, nhà Trần đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc.

Dưới đời các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông với lòng nhân đức do sùng đạo Phật cùng với tài năng, đức độ của hai vua, với sự giúp sức của các quý tộc như: Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, … lại thêm những võ tướng và văn thần lỗi lạc như: Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài … nhà Trần nhanh chóng phục hồi mọi mặt của đất nước và tiếp tục thịnh trị trong mấy chục năm.

Vua Trần Minh Tông băng hà, từ đây, nhà Trần cũng bước vào giai đoạn suy vong.

Những nội dung trên được truyền tải trong tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Nhà Trần xây dựng đất nước”. Phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Quang Vinh thể hiện.

Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 13 - vua lê đại hành

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 13 - Vua Lê Đại Hành

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Tân vương kế tục nghiệp lớn vẫn còn thơ dại, chưa thể tự mình quyết định chính sự. Ngoại bang không nguôi tham vọng xâm chiếm, bắc thì Tống rình mò, nam thì Chiêm Thành chầu chực. Ngay lúc thế nước lâm nguy, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, hợp với mệnh trời thuận với lòng dân, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm, vỗ yên dân chúng, trong nước thanh bình, bắc nam vô sự. Lê Hoàn băng, con cái tranh đoạt, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ ba ngày đã bị em là Long Đĩnh ám hại. Long Đĩnh lên ngôi, kế tục sự nghiệp Lê Hoàn. Do việc giết vua cướp ngôi, sách sử xưa vẫn thường nhắc đến Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, bạo tàn, độc ác mà lại ít nhắc đến công trạng của người. Lê Long Đĩnh ở ngôi chỉ bốn năm thì mất. Nhà Tiền Lê trải qua ba đời vua, kéo dài 29 năm đến đây thì chấm dứt vai trò của mình. Nhà Lý xuất hiện, mở ra một chương mới trong lịch sử nước nhà.

học tốt vật lí 11 (bám sát sgk kết nối)

Học Tốt Vật Lí 11 (Bám Sát SGK Kết Nối)

Nội dung cuốn sách sẽ hệ thống lại kiến thức trọng tâm để học sinh cần ghi nhớ những kiến thức cốt lõi của từng bài học, tiếp đó sẽ hướng dẫn hoặc gợi ý các em trả lời các câu hỏi của bài học, câu hỏi ở phần hoạt động hay câu hỏi trong bài thực hành,...

Ngoài ra, trong cuốn sách, để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh nhóm tác giả đưa thêm các câu hỏi phát triển năng lực nhằm kết nối kiến thức đã được học với thực tiễn trong đời sống, đặc biệt là bồi dưỡng tính hứng thú học tập cho học sinh.

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 12 - cờ lau vạn thắng vương (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 12 - Cờ Lau Vạn Thắng Vương

Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, nổi lên cát cứ ở nhiều nơi. Loạn mười hai sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.

Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai áo vải Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta với Trung Hoa.

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 50 - chúa sãi-chúa thượng (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 50 - Chúa Sãi-Chúa Thượng

Sau khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng tạ thế, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp chúa. Được sự giúp đỡ của của các công thần, đặc biệt là sự phò trợ của Đào Duy Từ, người đã ra sức hoàn thiện việc cai trị, phát triển nông nghiệp, sửa thành lũy, đặt quan ải, thu phục lòng người ở mảnh đất phương nam. Nguyễn Phúc Nguyên tấm lòng nhân từ, được dân xưng tụng là chúa Sãi, hay còn gọi là chúa Phật.

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mất, thế tử Nguyễn Phúc Lan lên thay, được nhân dân yêu mến gọi là chúa Thượng. Lên nắm chính quyền, chúa Thượng dùng nhân đức cai trị, bấy giờ vùng đất phương nam mưa nắng thuận hòa, dân giàu nước thịnh, cảnh thái bình ở khắp chốn.

Tập 50 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chúa Sãi, chúa Thượng xây dựng vùng đất phía nam” phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do họa sĩ Nguyễn Huy Khôi thể hiện.

Nhà xuất bản Trẻ trân trọng giới thiệu tập 50 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh đến độc giả.

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 47 - họ trịnh trên đường suy vong (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 47 - Họ Trịnh Trên Đường Suy Vong

Thịnh suy của một triều đại là lẽ tự nhiên, dẫu cực kỳ chói sáng như triều Lý, oanh liệt vẻ vang như triều Trần vẫn không tránh khỏi ngày diệt vong. Triều Lý tồn tại được hơn hai trăm năm, triều Trần được gần hai thế kỷ. Nhà Lê đánh đuổi ngoại xâm, lại bị họ Mạc tiếm quyền. Họ Trịnh dựng lại triều Lê, dẹp nhà Mạc, đưa vua Lê về Thăng Long. Các chúa Trịnh nối nhau cai quản đất nước, vua Lê không có thực quyền. Chúa Trịnh trải qua một thời cực thịnh. Nay trong phủ chúa, hoạn quan lộng hành, mưu quyền đoạt vị. Chính nghĩa không mạnh, quang minh đã mờ. Họ Trịnh lâm vào con đường suy vong.

Tập 47 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể về giai đoạn “Họ Trịnh trên đường suy vong” với phần lời do Ngô Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt thể hiện. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

a history of vietnam in pictures (in colour) - the victorious pampas king - bìa cứng

A History of Vietnam in Pictures (In Colour) - The Victorious Pampas King

Dương Tam Kha’s usurpation of the Ngô fuelled widespread riots throughout the land. The notorious Riot of the Twelve Rebellious Warlords went on for more than 20 years (994-968). It only ended when Đinh Bộ Lĩnh unified the country and founded Đại Cồ Việt- the first absolute monarchy in the history of Việt Nam.

Đinh Bộ Lĩnh’s beginning was humble- a buffalo boy in the countryside. This buffalo boy grew up to be the hero who brought peace with his outstanding talent and wisdom. In the year Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh became Emperor. His title was Đại Thắng Minh Hoàng Đế (The Great Glorious Victorious Emperor). He gave the country the name Đại Cồ Việt and chose Hoa Lư to be the capital. With this he laid down the foundation for an independent and unified Việt Nam in relation to her neighbour China.

-----

Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta trước Trung Hoa.

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 55 - quang trung đại phá quân thanh

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 55 - Quang Trung Đại Phá Quân Thanh

Vì lo sợ mất ngai vàng, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, quên đi đời trước Lê Thái Tổ đã mất mười năm để đánh đuổi quân Minh.

Việc cầu cứu của mẹ con Lê Chiêu Thống rất hợp ý vua tôi nhà Thanh. Nhà Thanh huy động được 290 ngàn quân, chia làm ba mũi tấn công nước ta. Trở về theo chân quân Thanh, Lê Chiêu Thống luồn cúi ngoại bang nhưng trả thù dã man những người đã từng hợp tác với Tây Sơn, và vơ vét thóc và để cung ứng cho quân Thanh. Nguyễn Ánh cũng sai mang 500 ngàn cân gạo ra tiếp tế cho chúng.

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về lập phòng tuyến ở núi Tam Điệp và cấp báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) rồi ra lệnh xuất quân. Trên đường tiến ra Bắc, ngài cho dừng chân tại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, lực lượng Tây Sơn đã tăng lên đến 100 ngàn người. Quang Trung ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc. Ngài cho quân ăn Tết trước, hẹn mùng 7 vào Thăng Long sẽ ăn Tết lớn.

Đêm 30 Tết (25/1/1789), đạo quân chủ lực của Tây Sơn vượt bến đò Gián Khẩu trên sông Đáy bắt đầu cuộc tiến công. Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, v.v. rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, vội phóng ngựa tháo chạy. Sang được bờ bắc sông Hồng, hắn ra lệnh chặt đứt cầu phao, 10 ngàn quân xô đẩy nhau nhảy xuống sông bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối.

Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung dẫn đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long giữa sự hân hoan chào đón của mọi người. Ngày mùng 7 quân dân Thăng Long tưng bừng ăn Tết khai hạ, ăn mừng chiến thắng, đúng như vua đã hẹn.

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 56 - quang trung xây dựng đất nước

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 56 - Quang Trung Xây Dựng Đất Nước

Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung tập trung xây dựng đất nước. Ông chú ý thâu nạp nhân tài, tiêu biểu là việc mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Quang Trung cũng chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, thể hiện tinh thần dân tộc qua việc cho sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. Ông ra chiếu khuyến khích, mở mang việc học trong nước, bỏ lối học từ chương, khuôn sáo để chuyển sang lối học thiết thực hơn. Quang Trung còn ban chiếu khuyến nông để tận dụng nhân lực và đất đai vào phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quang Trung cũng chú trọng phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao thương với các nước; xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh với các vũ khí hiện đại.

Cái chết đột ngột của vua Quang Trung đã khiến những cải cách tiến bộ của nhà vua bị bỏ dở dang. Những cải cách của vua Quang Trung nếu được thực hiện trong một thời gian dài có thể sẽ đem đến cho đất nước những khả năng phát triển mới. Tiếc rằng Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung, đã không thể tiếp nối được sự nghiệp to lớn đó và triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu.

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Xây Dựng Đất Nước - Bản Màu

Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung tập trung xây dựng đất nước. Ông chú ý thâu nạp nhân tài, tiêu biểu là việc mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Quang Trung cũng chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, thể hiện tinh thần dân tộc qua việc cho sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. Ông ra chiếu khuyến khích, mở mang việc học trong nước, bỏ lối học từ chương, khuôn sáo để chuyển sang lối học thiết thực hơn. Quang Trung còn ban chiếu khuyến nông để tận dụng nhân lực và đất đai vào phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quang Trung cũng chú trọng phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao thương với các nước; xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh với các vũ khí hiện đại.

Cái chết đột ngột của vua Quang Trung đã khiến những cải cách tiến bộ của nhà vua bị bỏ dở dang. Những cải cách của vua Quang Trung nếu được thực hiện trong một thời gian dài có thể sẽ đem đến cho đất nước những khả năng phát triển mới. Tiếc rằng Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung, đã không thể tiếp nối được sự nghiệp to lớn đó và triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu.

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Đại Phá Quân Thanh - Bản Màu

Vì lo sợ mất ngai vàng, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, quên đi đời trước Lê Thái Tổ đã mất mười năm để đánh đuổi quân Minh.

Việc cầu cứu của mẹ con Lê Chiêu Thống rất hợp ý vua tôi nhà Thanh. Nhà Thanh huy động được 290 ngàn quân, chia làm ba mũi tấn công nước ta. Trở về theo chân quân Thanh, Lê Chiêu Thống luồn cúi ngoại bang nhưng trả thù dã man những người đã từng hợp tác với Tây Sơn, và vơ vét thóc và để cung ứng cho quân Thanh. Nguyễn Ánh cũng sai mang 500 ngàn cân gạo ra tiếp tế cho chúng.

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về lập phòng tuyến ở núi Tam Điệp và cấp báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) rồi ra lệnh xuất quân. Trên đường tiến ra Bắc, ngài cho dừng chân tại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, lực lượng Tây Sơn đã tăng lên đến 100 ngàn người. Quang Trung ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc. Ngài cho quân ăn Tết trước, hẹn mùng 7 vào Thăng Long sẽ ăn Tết lớn.

Đêm 30 Tết (25/1/1789), đạo quân chủ lực của Tây Sơn vượt bến đò Gián Khẩu trên sông Đáy bắt đầu cuộc tiến công. Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, v.v. rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, vội phóng ngựa tháo chạy. Sang được bờ bắc sông Hồng, hắn ra lệnh chặt đứt cầu phao, 10 ngàn quân xô đẩy nhau nhảy xuống sông bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối.

Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung dẫn đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long giữa sự hân hoan chào đón của mọi người. Ngày mùng 7 quân dân Thăng Long tưng bừng ăn Tết khai hạ, ăn mừng chiến thắng, đúng như vua đã hẹn.

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu - bìa cứng

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Đại Phá Quân Thanh - Bản Màu - Bìa Cứng

Vì lo sợ mất ngai vàng, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, quên đi đời trước Lê Thái Tổ đã mất mười năm để đánh đuổi quân Minh.

Việc cầu cứu của mẹ con Lê Chiêu Thống rất hợp ý vua tôi nhà Thanh. Nhà Thanh huy động được 290 ngàn quân, chia làm ba mũi tấn công nước ta. Trở về theo chân quân Thanh, Lê Chiêu Thống luồn cúi ngoại bang nhưng trả thù dã man những người đã từng hợp tác với Tây Sơn, và vơ vét thóc và để cung ứng cho quân Thanh. Nguyễn Ánh cũng sai mang 500 ngàn cân gạo ra tiếp tế cho chúng.

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về lập phòng tuyến ở núi Tam Điệp và cấp báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) rồi ra lệnh xuất quân. Trên đường tiến ra Bắc, ngài cho dừng chân tại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, lực lượng Tây Sơn đã tăng lên đến 100 ngàn người. Quang Trung ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc. Ngài cho quân ăn Tết trước, hẹn mùng 7 vào Thăng Long sẽ ăn Tết lớn.

Đêm 30 Tết (25/1/1789), đạo quân chủ lực của Tây Sơn vượt bến đò Gián Khẩu trên sông Đáy bắt đầu cuộc tiến công. Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, v.v. rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, vội phóng ngựa tháo chạy. Sang được bờ bắc sông Hồng, hắn ra lệnh chặt đứt cầu phao, 10 ngàn quân xô đẩy nhau nhảy xuống sông bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối.

Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung dẫn đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long giữa sự hân hoan chào đón của mọi người. Ngày mùng 7 quân dân Thăng Long tưng bừng ăn Tết khai hạ, ăn mừng chiến thắng, đúng như vua đã hẹn.

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu - bìa cứng

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Xây Dựng Đất Nước - Bản Màu - Bìa Cứng

Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung tập trung xây dựng đất nước. Ông chú ý thâu nạp nhân tài, tiêu biểu là việc mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Quang Trung cũng chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, thể hiện tinh thần dân tộc qua việc cho sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. Ông ra chiếu khuyến khích, mở mang việc học trong nước, bỏ lối học từ chương, khuôn sáo để chuyển sang lối học thiết thực hơn. Quang Trung còn ban chiếu khuyến nông để tận dụng nhân lực và đất đai vào phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quang Trung cũng chú trọng phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao thương với các nước; xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh với các vũ khí hiện đại.

Cái chết đột ngột của vua Quang Trung đã khiến những cải cách tiến bộ của nhà vua bị bỏ dở dang. Những cải cách của vua Quang Trung nếu được thực hiện trong một thời gian dài có thể sẽ đem đến cho đất nước những khả năng phát triển mới. Tiếc rằng Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung, đã không thể tiếp nối được sự nghiệp to lớn đó và triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu.

lịch sử việt nam bằng tranh - con rồng cháu tiên (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Con Rồng Cháu Tiên (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.

Hùng vương là một giai đoạn có thật trong lịch sử nước ta, đặt nền móng dựng nên nước Văn Lang, mở đầu cho nền văn minh dân tộc.

Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện những chuyện truyền miệng trong dân gian. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong buổi sơ khai… Những truyện dân gian ấy ít nhiều mang bóng dáng của thời kỳ mà câu chuyện thể hiện. Đó là những huyền sử.

Tập sách này bao gồm hai huyền sử: “Con Rồng cháu Tiên” và “Thánh Gióng”.

lịch sử việt nam bằng tranh - lê quý đôn (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lê Quý Đôn (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".

Lê Quý Đôn sống trong thế kỷ 18 đầy loạn lạc, triều đình nhiễu nhương, nhân dân cơ cực. Vẫn tưởng rằng tài năng ấy sẽ bị chôn vùi, nhưng chính nghị lực vá nhân và tinh thần ham học hỏi đã để lại cho lịch sử một nhân tài kiệt xuất, một con người tài đức vẹn toàn.

lịch sử việt nam bằng tranh - lý thánh tông và nước đại việt (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lý Thánh Tông Và Nước Đại Việt (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Dựng nên nhà Lý là vua Lý Thái Tổ và làm rạng danh nhà Lý chính là vua Lý Thánh Tông. Khi vừa lên ngôi, vua Lý Thánh Tông cho đổi quốc hiệu là Đại Việt. Quốc hiệu này được sử dụng trong khoảng 750 năm, trải từ qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn. Lý Thánh Tông là người văn võ song toàn, ông nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Người dùng đức cai trị nên được trăm họ mến phục, ít có việc giặc giã nhưng vẫn khiến cho phương Bắc kiếng nể, phương Nam kinh sợ. Ông xứng đáng là người mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách

 

lịch sử việt nam bằng tranh - nguyễn trãi (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Nguyễn Trãi (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.

-------------------

Trong thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi. Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, ông trở thành mưu sĩ, đất nước hòa bình, ông trở thành công thần. Tuy nhiên, năm 1442, ông cùng toàn bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi viên. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông.

__________

"Sự lộng hành của bọn xu nịnh, sự giảo hoạt của bọn cơ hội và sự tự mãn của những người vừa được trao chức tước lớn... khiến cho Nguyễn Trãi vô cùng lo âu. Những cái chết oan ức của Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo và Lưu Nhân Chú... khiến cho ông xót xa, đau đớn. Và đúng lúc ấy, đến lượt Nguyễn Trãi cũng bị gièm pha, khích bác..."

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - chiến thắng quân nguyên mông lần 2 (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Chiến Thắng Quân Nguyên Mông Lần 2 (Bản Màu)

Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Nguyên Mông lại nuôi dã tâm bành trướng, thâu tóm Đại Việt. Với lòng yêu nước, đoàn kết quyết tâm, quân và dân nhà Trần một lần nữa đẩy lùi cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông.

"Đứng trước các vị trưởng lão râu tóc bạc phơ, Thượng hoàng hỏi: “Nên hòa hay nên chiến?”. Lập tức cả ngàn tiếng nói cùng hòa làm một trong khí thế bừng bừng, tất cả hô vang: “Quyết chiến, quyết chiến”. Lòng can đảm và ý chí quật cường của các bô lão làm nức lòng triều đình cùng dân chúng. Hội nghị Diên Hồng mãi mãi là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết chống kẻ thù xâm lược của nhân dân ta".

lịch sử việt nam bằng tranh - chúa tiên nguyễn hoàng (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (Bản Màu)

Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều phen biến thiên. Theo dòng biến thiên ấy, lãnh thổ nước ta dần được mở rộng về phía nam. Tiến trình này còn được gọi là: “Nam tiến” và kéo dài gần 700 năm, đem lại cho nước ta ba phần năm lãnh thổ như hiện nay. Trong tiến trình ấy, Nguyễn Hoàng có thể được xem là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng đất phía nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này. Trong suốt 55 năm cai trị và phát triển vùng đất phía nam của mình, Nguyễn Hoàng đã được đánh giá là người có tầm nhìn xa trông rộng, khôn ngoan, có lòng nhân đức, biết thu phục lòng người nên được nhân dân cảm mến, gọi là chúa Tiên.

lịch sử việt nam bằng tranh - cờ lau vạn thắng vương (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Cờ Lau Vạn Thắng Vương (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta trước Trung Hoa.

lịch sử việt nam bằng tranh - hai bà trưng (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Hai Bà Trưng (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Một ngày mùa xuân năm Canh Tý (tức năm 40 sau Công nguyên), trên cửa sông Hát, nghĩa quân bạt ngàn đứng kín cả các cánh bãi bồi, dưới sông neo dài những đoàn chiến thuyền với những chiến binh tay rìu tay giáo đang đứng tề chỉnh, mắt hướng về đàn tế dựng giữa trung quân. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng ngựa hí, voi rống vang động, Hai Bà Trưng làm lễ tế cáo trời đất, ra quân giết giặc cứu nước.

Trước đó, có người khuyên Trưng Trắc mặc tang phục để làm lễ xuất quân, nhưng Trưng Trắc đã khảng khái trả lời: “Mặc áo tang sẽ làm mất nhuệ khí binh sĩ”. Trong bộ giáp binh sáng lấp lánh, Trưng Trắc long trọng thề:

 

“Một xin rửa sạch nước nhà,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

lịch sử việt nam bằng tranh - lam sơn dấy nghĩa (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lam Sơn Dấy Nghĩa (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Ở buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa.

Thời kỳ hoạt động ở núi rừng Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn - vừa chống giặc Minh, vừa chống Ai Lao. Đối mặt với sự vây khốn của kẻ thù, nghĩa quân đã bao lần lâm vào tình thế hiểm nghèo: ba lần rút chạy lên núi Chí Linh, thiếu quân lương, binh sĩ hao hụt, quân tâm lung lay,... Dù vậy, nghĩa quân vẫn giương cao ngọn cờ kháng chiến, tin vào thắng lợi tương lai.

lịch sử việt nam bằng tranh - lê sơ sụp đổ (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lê Sơ Sụp Đổ (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Vua Túc Tông mệnh yểu, nối nghiệp lớn không được bao lâu thì theo các tiên vương. Nhà Lê gặp bước ngoặt lớn. Các vua sau tên thì tàn ác, kẻ thì xa hoa trụy lạc, người thiếu sáng suốt. Triều đình lại thiếu bề tôi trung, quyền thần nổi lên như ong. Các vua đều không có đủ năng lực điều hành đất nước khi biến loạn xảy ra. Đúng khi ấy, Mạc Đăng Dung xuất hiện. Dựa vào sự thông minh lẫn mưu mô của bản thân, ông đã dần thâu tóm quyền lực, vô hiệu hóa vua Lê, thưc hiện mưu đồ của bản thân. Dầu tham vọng nhưng không thể phủ nhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ là người xô ngã cây gỗ mục chứ không phải là người đốn ngã một cây tốt tươi.

lịch sử việt nam bằng tranh - ngô quyền đại phá quân nam hán (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Ngô Quyền Đại Phá Quân Nam Hán (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Chờ đến khi nước triều xuống, trận địa cọc nhô lên, Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công. Ngô Quyền dẫn đạo quân chủ lực phục sẵn, ào ra, bất ngờ đánh xuống chặn đầu quân Nam Hán. Quân địch bị tấn công bất ngờ, đâm ra rối loạn, ất ý chí chiến đấu, đánh cầm chừng rồi bỏ chạy.

Nhưng vừa tới cửa sông, đạo quân của Lưu Hoằng Tháo sa vào trận địa cọc; thuyền lớp bị cọc đâm lủng, lớp bị dồn lại kẹt cứng không sao thoát ra biển được. Quân Nam Hán vô cùng hoảng loạn, nhiều tên nhảy xuống sông hòng bơi lên bờ chạy trốn.

Lúc đó đội thủy quân của Ngô Quyền truy kích đến nơi, xáp vào quyết chiến một trận kinh hồn. Quân giặc lớp bị giết, lớp bị thương, lớp rơi xuống sông vướng vào cọc nhọn kêu la, than khóc vang trời.

 

lịch sử việt nam bằng tranh - lý thường kiệt (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lý Thường Kiệt (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Vào thời nhà Lý, một vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nước ta xuất hiện, đó là Lý Thường Kiệt. Là bậc võ tướng kỳ tài, ông đã thống lĩnh quân đội, bình Chiêm, phá Tống, ghi danh muôn thuở.

Sử cũ chép về Lý Thường Kiệt:

“Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ?”

(Theo Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ)

lịch sử việt nam bằng tranh - thăng long buổi đầu (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Thăng Long Buổi Đầu (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Đầu thế kỷ 11, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý. Nhà Lý  kéo dài hơn 200 năm, là một trong ba vương triều ổn định nhất trong lịch sử nước nhà. Một trong những đóng góp to lớn của triều Lý với dân tộc ta chính là việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

“Theo truyền thuyết, lúc ấy ở làng Cổ Pháp có một cây gạo bỗng dưng bị sét đánh, vỏ cây bị tước ra làm lộ mấy câu sấm với ý nghĩa như sau:

Vua thì non yếu 

Tôi thì cường thịnh

Họ Lê mất

Họ Lý lên

Hướng đông mặt trời mọc

Hướng tây sao lặn đi

Trong khoảng sáu bảy năm

Thiên hạ sẽ thái bình”.

lịch sử việt nam bằng tranh - vua lê đại hành (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Vua Lê Đại Hành (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Sau khi vua Đinh bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Dương Thái hậu đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm.

"Vua Lê Đại Hành vừa lên ngôi không lâu, nhà Tống đã cho người đem thư sang đe dọa:“Giao Châu của ngươi xa ở cuối trời... vì thế cần mở lòng ngu tối của ngươi để được thấm nhuần thánh giáo của ta... nếu khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước ngươi thì lúc ấy hối sao kịp nữa. Ta đương chuẩn bị xe ngựa, quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống. Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái mệnh thì ta quyết đánh...”"

 

lịch sử việt nam bằng tranh - trần hưng đạo (bản màu) (tái bản 2023)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Trần Hưng Đạo (Bản Màu) (Tái Bản 2023)

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.

-------------------

Vó ngựa xâm lược và mộng bành trướng của giặc Nguyên Mông đã đặt Đại Việt trước thử thách tồn vong. Nhưng chính trong bối cảnh cam go ấy, lòng yêu nước của hoàng tộc, quan lại và nhân dân Đại Việt của được dịp phát huy. Bên cảnh những kẻ sinh lòng phản trắc, Đại Việt bấy giờ không thiếu những tấm lòng ưu quân ái quốc, mà nổi bật nhất chính là vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo.

Vì nước nhà gạt bỏ thù riêng, vì đại sự gạt đi hiềm khích, biêt dùng người tài không màng chuyện cũ, khó tiền cử người tài chẳng màng xuất thân..., bên cạnh tài cầm quân thao lược làm nên một Hưng Đạo vương văn võ song toàn, toàn tài vẹn đức được sử sách hết mực ngợi ca.

----------

"Thế giặc mạnh như nước vỡ bờ. Chẳng mấy chốc, chúng đã chiếm được ải Chi Lăng. Để bảo toàn lực lượng, Trần Hưng Đạo cho rút quân về Vạn Kiếp. Một số vương hầu và quan lại hoảng sợ ra đầu hàng giặc. Trước thế nước nguy nan, vua Trần Nhân Tông không khỏi nghĩ ngợi, ngài vội tìm gặp Trần Hưng Đạo hỏi xem có nên hàng để tránh cảnh chiến tranh, Trần Hưng Đạo khẳng khái tâu:

-    Lời của bệ hạ quả là lời của bậc nhân nghĩa, nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Xin bệ hạ chém thần rồi hãy hàng".

 

bộ lịch sử việt nam bằng tranh 27: nhà trần suy vong (tái bản)

Cuối thời nhà Trần, các vua cùng quý tộc nhà Trần chỉ thích xa hoa, triều chính ngày càng rối loạn. Cuộc sống dân chúng trở nên lầm than, cơ cực. Giờ đây, lực lượng nhà Trần suy yếu, không thể chống đỡ các cuộc tấn công của Chămpa. Sự suy sụp ấy càng nhanh chóng hơn bởi những tranh chấp ngay trong nội bộ triều Trần.

lịch sử việt nam bằng tranh - chúa tiên nguyễn hoàng

Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều phen biến thiên. Theo dòng biến thiên ấy, lãnh thổ nước ta dần được mở rộng về phía nam. Tiến trình này còn được gọi là: “Nam tiến” và kéo dài gần 700 năm, đem lại cho nước ta ba phần năm lãnh thổ như hiện nay. Trong tiến trình ấy, Nguyễn Hoàng có thể được xem là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng đất phía nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này. Trong suốt 55 năm cai trị và phát triển vùng đất phía nam của mình, Nguyễn Hoàng đã được đánh giá là người có tầm nhìn xa trông rộng, khôn ngoan, có lòng nhân đức, biết thu phục lòng người nên được nhân dân cảm mến, gọi là chúa Tiên.

lịch sử việt nam bằng tranh - cờ lau vạn thắng vương (bản màu)

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Cờ Lau Vạn Thắng Vương (Bản Màu)

Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta trước Trung Hoa.

a history of vn in pictures - emperor lê đại hành (in colour)

With the assassination of both Đinh Tiên Hoàng (First Emperor of the Đinh) and his son Đinh Liễn, the country Đại Cồ Việt again faced a grave challenge - a matter of survival. The new king was still a child. He was far from ready for his big role. Neighbouring states were yet to give up their expanding ambitions. Across the northern border, the Tống (Song dynasty) was keenly watching Đại Cồ Việt’s every move. So was Chiêm Thành (Champa) in the south.

In that fragile situation, Empress Dowager Dương Vân Nga put the country first. She entrusted power to the right person so that he could guide the country through fierce waves of history. Lê Hoàn ascended to the throne, blessed by Heavens. He was widely supported by the public. He quickly defeated the Tống, stabilised the Chiêm and offered great reassurance to the common people. Peace and order were restored from north to south.  

lịch sử việt nam bằng tranh - lý thường kiệt (bản màu)

Vào thời nhà Lý, một vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nước ta xuất hiện, đó là Lý Thường Kiệt. Là bậc võ tướng kỳ tài, ông đã thống lĩnh quân đội, bình Chiêm, phá Tống, ghi danh muôn thuở.

Sử cũ chép về Lý Thường Kiệt:

“Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ?”

(Theo Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ)

lịch sử việt nam bằng tranh - vua lê đại hành (bản màu)

Sau khi vua Đinh bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Dương Thái hậu đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm.

"Vua Lê Đại Hành vừa lên ngôi không lâu, nhà Tống đã cho người đem thư sang đe

dọa:“Giao Châu của ngươi xa ở cuối trời... vì thế cần mở lòng ngu tối của ngươi để được thấm nhuần thánh giáo của ta... nếu khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước ngươi thì lúc ấy hối sao kịp nữa. Ta đương chuẩn bị xe ngựa, quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống. Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái mệnh thì ta quyết đánh...”"

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM

icon shopee