Sau những năm tháng dài Trịnh – Nguyễn phân tranh làm kiệt quệ về cả sức người, sức của, Đàng Trong và Đàng Ngoài chấp nhận đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Nguyễn Phúc Chu lên ngôi chúa khi Trịnh – Nguyễn đã đình chiến, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Đàng Trong phát triển. Chúa ra sức mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong xuống phương Nam, xác định chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa, Trường Sa; chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ thuế má lao dịch, giảm hình phạt,... Đặc biệt, người còn có những đóng góp to lớn trong việc phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, qua các sự kiện mời hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn cho tăng ni ở Phú Xuân, đúc chuông Thiên Mụ và viết bài minh khắc vào chuông.
Chúa Nguyễn Phúc Chu mất, con trưởng người là Nguyễn Phúc Chú lên nối ngôi, tiếp tục sự nghiệp phát triển Đàng Trong. Mặc Cửu mất, chúa cho con là Mạc Thiên Tứ làm Tổng binh Đại Đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho việc mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long sau này.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 52 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chúa Minh – Chúa Ninh” với phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.