Góc Nhìn Sử Việt - Nguyễn Tri Phương: Vị Nguyên Soái Tài Trí Nước Nam
I. Đối tượng độc giả
Bộ sách "Góc nhìn sử Việt" được thiết kế dành cho mọi đối tượng độc giả, từ những người yêu thích lịch sử và văn hóa Việt Nam đến những nhà nghiên cứu và học sinh từ lớp 8 trở lên.
II. Tóm tắt nội dung
Cuốn sách "Nguyễn Tri Phương - Vị nguyên soái tài trí nước Nam" tập trung khắc họa cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng tài ba Nguyễn Tri Phương, một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của triều Nguyễn. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, nổi bật với những chiến công tại Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội.
Sách không chỉ ghi lại những chiến tích hiển hách của ông mà còn miêu tả những đóng góp to lớn của Nguyễn Tri Phương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, thể hiện tấm lòng trung thành và tinh thần yêu nước sâu sắc.
III. Điểm độc đáo của cuốn sách
**"Nguyễn Tri Phương - Vị nguyên soái tài trí nước Nam"** được đánh giá cao bởi cách tái hiện đầy đủ và chân thực cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng kiệt xuất Nguyễn Tri Phương.
Sách cung cấp những chi tiết cụ thể về các chiến công của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ việc bảo vệ Đà Nẵng, Gia Định cho đến Hà Nội. Nguyễn Tri Phương được khắc họa là một chiến lược gia tài ba, có tầm nhìn chiến lược và tinh thần quả cảm, luôn hết lòng vì nước, vì dân.
Ngoài ra, cuốn sách cũng nhấn mạnh những đóng góp của ông trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia và phát triển quân đội, khẳng định tài năng quân sự lỗi lạc của vị tướng tài ba này. Sự trung thành và lòng yêu nước của Nguyễn Tri Phương được thể hiện rõ nét qua những quyết định và hành động dũng cảm của ông trong những thời khắc khó khăn của đất nước.
**"Nguyễn Tri Phương - Vị nguyên soái tài trí nước Nam"** không chỉ là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá mà còn là nguồn cảm hứng về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm của một vị tướng tài ba. Những chi tiết phong phú và phân tích sâu sắc giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của Nguyễn Tri Phương trong lịch sử Việt Nam.
IV. Trích đoạn hay
"Lúc sống huân danh trùm vũ trụ
Thác về thần khí rạng sơn hà
Nếp nhà vẫn giữ mầu thanh đạm
Lo nước nào hay tóc bạc pha..."
(Trích thơ phúng viếng Nguyễn Tri Phương của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý)
Mùa đông năm 1859, nhà vua ngự trên lầu bán nguyệt, nhìn cảnh mưa sa gió táp, sực nghĩ đến Nguyễn Tri Phương, tuổi quá lục tuần mà vẫn còn xông pha chinh chiến, dãi gió dầm sương thì buồn bã vô cùng. Vua Tự Đức liền cởi chiếc ngự phục bằng nhung, có thêu lưỡng long triều nguyệt, truyền thị vệ giao cho trạm đem ban cho Nguyễn Tri Phương…
[...]
Với Nguyễn Tri Phương, trải thân làm tướng, đã có bổn phận gìn giữ non sông, ông chỉ còn cách là vua sai cầm quân nơi nào thì ông chống giữ nơi ấy cho đến kỳ cùng. Cái quan niệm ấy, thủy chung ông vẫn giữ được đến chết.
V. Giới thiệu tác giả
Phan Trần Chúc (1907 - 1946) là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo các sách nghiên cứu chép lại, ông sinh ra ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.
Ông là chủ bút của tờ Việt Cường, Tân Việt Nam..., một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại lịch sử ký sự, lịch sử tiểu thuyết. Tác phẩm của ông khá đồ sộ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
**Review:**
Cuốn sách "Nguyễn Tri Phương - Vị nguyên soái tài trí nước Nam" là một tác phẩm đáng đọc, mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng tài ba Nguyễn Tri Phương. Lời văn giản dị, dễ hiểu, kết hợp với những dẫn chứng lịch sử cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người, tài năng và tinh thần yêu nước của vị tướng lỗi lạc này.
Cuốn sách không chỉ là một tài liệu lịch sử giá trị mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm và sự cống hiến hết mình cho đất nước.
Góc Nhìn Sử Việt - Bánh Xe Khứ Quốc
BÁNH XE KHỨ QUỐC hay là cuộc đời trôi nổi và đau thương của vua Lê Chiêu Thống
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Sau khi Đức ông Hoàng Trừ - Thái tử Lê Duy Vỹ bị chúa Trịnh bức hại, Lê Hoàng phi cùng ba con trai cũng bị cầm tù. Mười năm sau, một sự kiện nhỏ bao hàm trong một cuộc tình cờ lớn đẩy nước Việt Nam vào một cuộc loạn ly ròng rã tới một phần tư thế kỷ, đó là một cuộc đảo chính mà người đương thời gọi là "Kiêu binh nổi loạn" đã giải thoát Lê Hoàng phi cùng ba con một bước từ nhà ngục đến lầu vàng. Một trong ba vị hoàng tôn này là Lê Duy Khiêm - người sau này kế vị vua lấy niên hiệu Lê Chiêu Thống, từ đó cái vinh và cái lụy của chiếc ngai vàng hoàng đế bám riết lấy cuộc đời ông cho đến tận cuối đời.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Gánh trên vai cái tội cõng rắn cắn gà nhà, giờ thì bị người đời sau xem như kẻ bán nước mà lên án, vua Lê Chiêu Thống sống không yên mà thác cũng chẳng yên. Cha bị hại chết; chưa được hưởng trọn vẹn tuổi thơ êm ấm thì đã bị đẩy vào ngục, tròn mười năm, từ lúc còn là một đứa trẻ bảy tuổi đến khi trở thành thiếu niên mười bảy; rồi lại đột ngột được đưa lên ngai vàng. Nhưng vua dù ngồi trên đế vị thì cái ngai vàng ấy cũng chẳng khi nào là thực, quyền bính lúc thì trong tay kiêu binh, lúc thì dưới tên Yến Đô vương, khi lại rơi vào tay tướng Nguyễn Hữu Chỉnh. Nhà vua hết sức xoay sở, nhưng dù có tâm mà không có lực nên đành giương mắt nhìn cơ đồ triều đại dựng xây hàng trăm năm lọt vào tay kẻ khác.
Những dòng viết về cuối đời vua là những câu chữ đau đớn nhất:
"Nhà vua ở đâu?
Một nơi rất xa xôi và chung quanh toàn là người lạ: lạ cả phong tục, ngôn ngữ lẫn y phục.
Nhà vua chờ gì?
Không gì hết. Vì cái hy vọng xin viện binh đã chết ỏ trong óc nhà vua ngay từ hồi bọn Lê Văn Trương phải đi đầy.
Tuy nhiên nhà vua vẫn phải sống, sống trong những ngày giờ phẳng lặng và không có màu sắc gì cả."
Vua thọ được 28 tuổi. Ngoài bảy năm đầu đời, Lê Duy Khiêm không lúc nào được yên. Mười năm trong tù. Mười năm lưu lạc. Nếu sinh ra trong một gia đình bình thường, cuộc đời vua chắc đã chẳng khốn khổ đến vậy. Đọc mà chỉ đành thở dài cho cuộc đời trôi nổi và đau thương của vua Lê Chiêu Thống, vị vua mà ngai vàng với ngài chẳng đem lại vinh mà chỉ toàn thấy lụy.
Độc giả Huyen Pham đăng ngày 30/12/2017
********
Tôi thích những cuốn sách thế này, khi những nhân vật phi anh hùng được chọn làm trung tâm. Người ta đã quá quen với những kỳ tích quân sự của Nguyễn Huệ và đi cùng với đó là sự đớn hèn của vua Lê chúa Nguyễn. Nhưng qua cuốn sách này, tôi nghĩ mình có thể cảm thông với hoàn cảnh và sự lựa chọn của Lê Chiêu Thống. Bắc Hà chao đảo, lòng người ly tán, Hữu Chỉnh nổi lên rồi chết, xung quanh toàn một lũ bất tài vô dụng, thử hỏi Lê Chiêu Thống có thể dựa vào ai? Chính bản thân chúng ta, nếu đặt trong bối cảnh xã hội và hoàn cảnh riêng của Lê Chiêu Thống, có ai dám chắc sẽ làm khác y không? Vì lẽ ấy, sự lựa chọn của Lê Chiêu Thống, dù tôi không ủng hộ nhưng vẫn phải thừa nhận là một sự lựa chọn rất con người. Cái chết uất ức vì bị lừa dối, khinh khi, nơi đất khách quê người, trong trang phục và hình hài của người phương Bắc đã là một cái kết xứng đáng cho sự lựa chọn ấy rồi. Không cần thêm bia miệng của ba trăm năm sau nữa đâu.
Độc giả: Nguyên đăng ngày 16/10/2015
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Phan Trần Chúc (1907-1946) là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo các sách nghiên cứu ghi lại, chỉ biết ông được sinh ra ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.
Ông là chủ bút của tờ Việt cường, Tân Việt Nam... là một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại ký sự lịch sử, tiểu thuyết lịch sử.
Ông để lại một gia tài trước tác khá đồ sộ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Góc Nhìn Sử Việt - Giọt Máu Sau Cùng
Giọt Máu Sau Cùng - Câu Chuyện Về Yến Đô Vương Trịnh Bồng Và Cuộc Khởi Nghĩa Thái Nguyên 1917
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY?
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” được thiết kế dành cho nhiều đối tượng độc giả, từ những người đam mê lịch sử, những người đang tìm kiếm kiến thức về văn hóa Việt Nam đến các bạn học sinh từ lớp 6 trở lên.
II. TÓM TẮT NỘI DUNG
"Giọt Máu Sau Cùng" là câu chuyện về Yến Đô vương Trịnh Bồng, vị chúa cuối cùng của họ Trịnh, xoay quanh cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Sau khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải thua trận, tự sát, vương nghiệp họ Trịnh tưởng chừng như sụp đổ. Vài tháng sau, Nguyễn Huệ tiến quân về Thuận Hóa, Trịnh Bồng được dịp nổi lên, được vua Lê Chiêu Thống phong làm Yến Đô Vương, kế thừa vương nghiệp họ Trịnh. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa vua và chúa ngày càng trở nên căng thẳng, những kẻ quyền thần tự tung tự tác, đẩy cha con Yến Đô Vương vào vòng xoáy tranh giành quyền lực và mưu hại.
III. ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CUỐN SÁCH
Tiểu thuyết lịch sử viết về giai đoạn cuối cùng của vương triều nhà Trịnh khá hiếm, "Giọt Máu Sau Cùng" là một tác phẩm hiếm hoi giúp độc giả hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử đầy biến động này.
Tác phẩm khắc họa chân thực cuộc sống trong cung vua phủ chúa, với những âm mưu thoán đoạt, mưu hại, những mối quan hệ phức tạp, ràng buộc lẫn nhau. Qua đó, người đọc dễ dàng hình dung bối cảnh loạn lạc, hỗn loạn của thời bấy giờ.
IV. REVIEW NỘI DUNG
"Giọt Máu Sau Cùng" là một tác phẩm lịch sử hấp dẫn, mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về giai đoạn lịch sử cuối cùng của họ Trịnh. Tác giả Phan Trần Chúc đã khéo léo lồng ghép các yếu tố lịch sử, chính trị vào câu chuyện, tạo nên một tác phẩm vừa mang tính tư liệu, vừa giàu tính giải trí.
Bằng lối viết linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã khắc họa chân dung của Yến Đô Vương Trịnh Bồng, một nhân vật đầy phức tạp, vừa có những tham vọng quyền lực, vừa mang trong mình nỗi đau mất mát, sự bất lực trước dòng chảy lịch sử. Bên cạnh đó, tác phẩm còn tái hiện sinh động bối cảnh xã hội, cuộc sống của người dân trong thời loạn lạc.
"Giọt Máu Sau Cùng" không chỉ là một cuốn sách lịch sử, mà còn là một tác phẩm văn học giàu giá trị nghệ thuật. Nó mang đến cho người đọc những bài học về lịch sử, về cuộc sống, về con người và những biến động thăng trầm của xã hội.
V. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Phan Trần Chúc (1907-1946) là một nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Ông sinh ra tại Thái Bình nhưng lại lớn lên và hoạt động văn học chủ yếu tại Hà Nội. Ông là chủ bút của các tờ báo như Việt cường, Tân Việt Nam... và được biết đến là một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách ký sự lịch sử và tiểu thuyết lịch sử.
Phan Trần Chúc để lại một gia tài văn học đồ sộ, bao gồm nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. "Giọt Máu Sau Cùng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, góp phần làm nên danh tiếng của một nhà văn tài năng, am hiểu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Ba Đình
Cuốn sách “Ba Đình (Truyện ký) của nhà văn Phan Trần Chúc một trong những cây viết tiểu thuyết lịch sử tạo được dấu ấn riêng thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
Nội dung cuốn sách tái hiện diễn tiến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình từ khởi nguồn đến khi kết thúc thông qua từng câu chuyện, được sắp xếp tuần tự theo thời gian và sự kiện xảy ra, gắn liền với tên tuổi Đinh Công Tráng , Phạm Bành cùng một số văn thân, sĩ phu yêu nước đương thời.
Chuyện Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh
Nhiều sử gia đánh giá Nguyễn Hữu Chỉnh là người có tài ứng biến, xoay chuyển cục diện lịch sử. Với mưu lược và khả năng điều binh, khiển tướng, ông đã hiến kế giúp quân Tây Sơn đánh Chúa Trịnh, lập công lớn phò tá Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú Xuân rồi tiến ra Bắc diệt Trịnh, tạo ra thế cục mới. Dẹp xong thế lực họ Trịnh, ông còn thiết kế nên cuộc hôn nhân chính tr ị của Nguyễn Huệ và Công chúa Ngọc Hân, con gái của vua Lê Hiển Tông. Tuy nhiên, chính vì tự mãn, chủ quan, ông đã trở thành bại tướng trong cuộc đấu trí và đấu lực với anh em nhà Tây Sơn, đồng thời góp phần đẩy nhà Lê lâm vào tình cảnh bi đát. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử dân tộc, đặc biệt là những nhân vật lịch sử có nhiều dấu ấn trong sử sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chuyện Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh của tác giả Phan Trần Chúc.
Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc thêm một góc nhìn về nhân vật lịch sử hiện còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau – Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
Chuyện Trịnh Sâm Và Thời Lê Mạt
Cuốn sách Chuyện Trịnh Sâm và thời Lê mạt của ông khắc họa chân dung vị Chúa Trịnh thứ 9 – Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Phan Trần Chúc mô tả Trịnh Sâm là người có công mở cõi đất nước xuống phía Nam, cải cách hành chính, bình trị nội chiến và phát triển nền văn học nước nhà. Mặc dù là người văn võ song toàn, trí tuệ hơn người, nhưng nửa cuối đời, vì quá si mê người tỳ thiếp là Đặng Thị Huệ nên Chúa Trịnh Sâm đã có nhiều quyết định sai lầm – một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cơ nghiệp của họ Trịnh.
Bùi Viện Với Cuộc Duy Tân Của Triều Tự Đức
Bùi Viện (1839-1878) là một danh nhân văn hóa nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở làng Trình Phố, tổng An Bồi, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là thôn Trình Trung, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).
Bằng thái độ cởi mở cùng tầm nhìn thức thời về an ninh hàng hải và phát triển thương mại đường sông, đường biển, Bùi Viện đã tạo ra những hướng phát triển rất tích cực cho đất nước trong nửa cuối thế kỷ XIX, điển hình như khai mở cảng Ninh Hải (tức cảng Hải Phòng ngày nay), lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) và hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển nhằm phục vụ quốc kế dân sinh. Ông không chỉ dâng sớ lên triều đình đề xuất chủ trương cải cách mà còn chủ động chịu trách nhiệm triển khai tổ chức Tuần dương quân và bước đầu thu được những kết quả khả quan. Tiếc thay, ông đột ngột qua đời ở tuổi 40, bỏ lại sau lưng sự nghiệp lớn còn dang dở.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là những danh nhân văn hóa của đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới đông đảo bạn đọc cuốn sách Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức của tác giả Phan Trần Chúc - nhà văn chuyên viết thể loại ký sự, tiểu thuyết lịch sử... thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nội dung cuốn sách không chỉ giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Viện mà còn miêu tả cuộc hành trình của ông - vị sứ giả đầu tiên của Việt Nam đặt chân đến nước Mỹ. Hành trình ấy đã giúp ông học hỏi và tích lũy những kiến thức về văn minh thế giới để trở về tiến hành công cuộc cải cách với mong muốn xây dựng một lực lượng thủy quân hùng mạnh cho nước nhà.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi