1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả ryunosuke koike

Tổng hợp sách của tác giả ryunosuke koike tại KhoSach.com.vn
name

“Tôi thích bị khổ đau.”

Hẳn chúng ta đều nghĩ, trên thế gian làm gì có ai kỳ quặc như vậy. Mỗi người chúng ta, trên khía cạnh chủ quan, luôn tự nhủ: “Làm gì có chuyện muốn bị khổ đau, dù ít hay nhiều.”

Tuy nhiên, vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Có lẽ bạn thấy khó tin, nhưng ở một tầng ý nghĩa nào đó, tâm lý ẩn sâu bên trong con người có xu hướng hoạt động theo chiều hướng “muốn khổ sở”.

Khi xuất hiện cảm giác “khổ sở”, bộ não sẽ tạo kích thích mãnh liệt. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy “khó chịu, chán ghét”. Tuy nhiên, nếu đánh giá từ khía cạnh cơ chế trái tim con người, thì trái tim sẽ chào đón những khổ sở đó bởi trái tim “thích tiếp nhận nhiều kích thích”.

Ví dụ, khi công việc trục trặc, ta bị sốc vì ánh mắt lạnh toát từ chung quanh. Dĩ nhiên, khi ấy ai cũng thấy khó chịu đúng không? Lúc này, dù là ai đi nữa thì cũng muốn “không bị cuốn theo cảm xúc khó chịu, thay đổi tâm trạng bức bối lúc này”. Tuy nhiên, trên thực tế là cả nửa ngày trôi qua, ta vẫn bận tâm, bị cuốn theo sự việc khiến bản thân khó chịu, cảm thấy vô cùng khổ sở. Thậm chí, ta nghĩ: “Trời! Thất bại tới mức như thế, thật không tài nào tha thứ. Nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sao…”

Cứ như vậy, mỗi lần cảm thấy “khổ sở”, ta tiếp tục lặp lại vài lần. Thực ra, nguyên nhân của vòng xoáy lặp lại là vì trái tim chào đón cảm giác khổ sở mà chúng ta phải chịu đựng. Tôi nhận ra rằng, với tư cách là một sinh vật sống, việc chịu đựng cảm giác khó chịu có liên quan tới bản năng sinh tồn của con người. Để dễ dàng sống sót, ta có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn của bản thân. Nếu con người bị đặt trong tình trạng không thoải mái, bộ não sẽ phát ra tín hiệu khó chịu: “Nguy hiểm đấy. Phải chạy thôi”. Có thể nói, quá trình truyền đi hệ thống tín hiệu khó chịu đó chính là một cơ chế của sinh vật sống. Tín hiệu này hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người nên bộ não bộ được cấu tạo để cảm nhận rằng: “Phát ra tín hiệu không thoải mái là việc làm có ích”.

Như vậy, tạm thời có thể nhận định, sự thực là, tín hiệu “khổ sở” giúp chúng ta né tránh sự nguy hiểm, là yếu tố hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người. Tuy nhiên, trải qua mỗi lần như vậy, chúng ta lại ghi nhớ các thông tin tiêu cực quá đỗi mãnh liệt, lặp lại nó nhiều lần và khiến bản thân khắc ghi nó, từ đó biến chất thành khổ đau. Hẳn là bạn ngờ ngợ có chút kì quặc đúng không?

Nếu xét từ phương diện giúp tránh né mối nguy, việc kích thích nhiều lần mạch thần kinh khổ đau để ghi nhớ thông tin tiêu cực vẫn là hành động tốt. Tuy nhiên, nếu bắt đầu thấy khổ sở vì thất bại, thì dần dần trong công việc sẽ nảy sinh ý thức sợ hãi, cuộn trào cảm giác kém cỏi, muốn chạy trốn. Nếu bạn thấy khổ sở trong mối quan hệ với mọi người chỉ vì bị bạn thân nói lời tổn thương, bạn sẽ gặp rắc rối vì sợ hãi mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh.

Khi thử nghĩ như vậy, bạn có thể hiểu, mạch thần kinh khổ sở vốn dĩ có ích cho việc chạy trốn khỏi nguy hiểm lại sẽ mang nguy hiểm đến bên bạn, chẳng hạn như bạn sẽ cứ mãi khắc ghi câu chuyện khó chịu, bám chặt lấy ý thức sợ hãi, hay có thói quen muốn chạy trốn.

Nếu để mạch thần kinh khổ sở hoạt động mạnh mẽ và biến thành thói quen, tâm hồn sẽ trở nên dễ phấn khích, dễ nóng giận, dễ hoang mang, dễ bực tức, phá vỡ sự yên tĩnh và ôn hòa vốn có.

Vì thứ thuốc mê gây ra sự khó chịu bên trong não bộ, khiến tâm hồn rơi vào trạng thái không thoải mái, giống như liều thuốc gây nghiện, nên dù tuyệt đối chẳng hay ho, chúng ta lại dễ dàng nhào nặn thành thói quen của bản thân. Và chỉ cần bị phê bình một chút, chỉ cần tin nhắn trả lời của người khác chậm một chút thôi, bạn sẽ tức giận ngay lập tức. Lúc này, “khổ đau” biến chuyển thành thói quen.

Thói quen “khổ đau” càng nhuốm màu đen đặc vào tâm hồn, trái tim càng dễ hưng phấn, đồng thời vô tình khiến thái độ dành cho người khác không còn khe hở để bình tĩnh. Đương nhiên, việc này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với mọi người.

“Nỗi khổ đau” được tạo thành để bạn sống tiếp cuộc đời sẽ dần gặm nhấm thần kinh bạn như ma túy. Khi phó mặc cho khổ đau, con người sẽ cuồng loạn. Để chặn đứng cơn cuồng loạn ấy, hãy cùng tôi luyện tập bài “Đừng khổ đau vô nghĩa”. Đó là chủ đề cốt lõi của cuốn sách bạn đang cầm trên tay.

Để loại bỏ khổ đau nơi tâm hồn, hãy cùng tôi tìm kiếm trí huệ mà Đức Phật, bậc vĩ nhân xuất chúng, để lại cho nhân gian, giúp những con người hiện đại sống trong an yên, không còn khổ sở. Lời răn Đức Phật dạy cho đệ tử được tổng hợp trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Nếu muốn tóm lại chỉ bằng một câu nói thì là: “Hãy tìm kiếm nguyên nhân gây ra căn bệnh khổ đau và chữa trị nó”. Khi dân chúng ở thôn làng Kesaputta thỉnh cầu Đức Phật: “Xin Người hãy giáo hóa cho chúng con làm thế nào để biết ai nói lời chính trực, ai nói điều ngang trái”, Người đáp lại hết sức đơn giản và rõ ràng: “Nếu khiến nguồn cơn khổ đau gia tăng, đó là sai trái. Nếu khiến khổ đau tiêu biến, đó là chính trực”.

Nói tóm lại, khi đánh giá sự vật sự việc, thước đo thật sự quan trọng vốn dĩ vô cùng đơn giản. Đó là chỉ cần cả tâm hồn và thể xác khẳng định chắc chắn rằng vật hay việc đang chồng chất hay gạt bỏ khổ đau. Nếu có thể lựa chọn khiến bản thân không còn buồn khổ, thì điều ước thỉnh cầu một tâm hồn an yên, sống hết mình trong hạnh phúc, sẽ trở thành hiện thực.

Dẫu thế, chúng ta thường không kiểm tra kỹ lưỡng tín hiệu của khổ đau hay cân nhắc kỹ tâm hồn và thể xác như đã đề cập, mà thay vào đó, chúng ta thường có xu hướng hành động tùy tiện, nói chuyện tùy tiện, suy nghĩ tùy tiện. Nói cách khác, chúng ta thực hiện hành động, phát ngôn, tư duy trong khi không ý thức, không tự giác nhận thức.

Bởi hành động khi không ý thức, chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng khổ sở cho bản thân, kèm theo đó là phát ngôn và hành động cũng khiến nỗi khổ nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn, bạn bừng bừng khí thế, thao thao bất tuyệt trước đám đông, nhưng rồi sau đó hối hận: “Chắc người ta nghĩ mình là kẻ khoác lác mất thôi”, kết cục là tâm trạng trùng xuống. Suy nghĩ tiêu cực như vậy chỉ khiến nỗi day dứt của bạn tăng lên mà thôi. Hoặc là, để từ chối lời nhờ cậy, bạn nói dối: “Em cũng muốn lắm, nhưng mà bây giờ công việc của em bận quá nên em không giúp được”, từ đó sinh ra mâu thuẫn với suy nghĩ thật tâm, nỗi day dứt tăng lên.

Một ví dụ khác, khi ngồi trên ghế làm việc, tư thế dần gục xuống, cong lưng. Khi cong lưng, áp lực tạo lên lưng lớn. Nếu không thả lỏng đúng cách và kịp thời, dần dà bạn sẽ trói chặt cơ thể trong tư thế mỏi mệt. Ảo giác “cong lưng chắc chắn thoải mái hơn” khiến ta không nhìn thấy hiện thực mỏi mệt.

Trong ba ví dụ trên, suy nghĩ chất chứa trong bạn lần lượt là: “Nếu hối hận, lần sau chắc chắn sẽ không lặp lại”, “Nếu mình thêu dệt lời nói dối, chắc chắn sẽ không làm đối phương tức giận”, “Nếu cong lưng, sẽ đỡ căng thẳng”.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả ba trường hợp đều khiến bạn hao mòn suy kiệt. Suy nghĩ “trở nên thoải mái” dần dần biến thành thờ ơ với tâm hồn và thể xác ở hiện thực. Nếu thử kiểm tra tâm hồn và thể xác khi tồn tại ảo giác: “Chắc chắn sẽ thoải mái”, “Kiểu gì cũng vui vẻ”, bạn sẽ hiểu, thực ra tất cả đều đớn đau.

Bạn sẽ dần nhận ra rằng, những suy nghĩ, phát ngôn, hành động theo sở thích thực ra không khiến bản thân thoải mái, mà ngược lại là khổ đau. Hãy kiểm tra cảm giác của cơ thể, chứ không phải trong suy nghĩ. Khi bừng tỉnh: “À, thực ra cái này làm mình khổ”, suy nghĩ, ngôn từ, hành động khó chịu sẽ bị khai trừ, cả tâm hồn và thể xác sẽ cùng nhẹ nhõm. Có thể nói, phương pháp “Trui rèn để tiêu biến khổ đau” là hành trình sử dụng ý chí để điều khiển mạch thần kinh sinh ra cảm giác khó chịu.

Nếu bạn đọc thấy tâm trí như bừng sáng: “Thầy à, đúng là em không ngờ được, thì ra ngay cả việc này cũng khiến em đau đầu”, coi đó là cơ hội để xoay bánh lái suy nghĩ về khổ đau, thì mục đích của cuốn sách này đã đạt được một nửa.

Cuốn sách này không nói về tôn giáo, cũng không phải về Phật giáo. Đây là cuốn sách giúp bạn lắng tai nghe Đức Phật, người thầy thời cổ đại, để từ đó, học hỏi, rút ra công cụ giúp ích cho cuộc sống nhân sinh. Bởi trên tất cả, lời răn của Đức Phật là chiếc bè, là công cụ giúp ta băng qua con sông mang tên khổ đau.

Vậy thì hãy cùng tôi vượt qua con sông này nhé. Trong quá trình ấy, ở mỗi mục có bốn ô truyện tranh dí dỏm được chị Suzuki Tomoko phác hoạ. Tôi nghĩ, khi xem chúng, bạn sẽ bật cười trong thoải mái đấy.

Mục lục:

Nhào nặn quan hệ nhân sinh 

Vững tâm trước chỉ trích 

Trở thành người lớn 

Thước đo khoảng cách với gia đình 

Tỏ bày lòng hiếu thuận 40

Để bạn đồng hành bình yên nơi tâm khảm 

Phân biệt rõ ràng người bạn thật sự 

Song hành cùng người tốt 

Chống chọi với chia ly 

Bảo vệ bản thân khỏi ác ma

Tĩnh lại tâm hồn nóng giận 

Chỉnh đốn bản ngã 

Chiến thắng bản thân 

Không nói dối 

Tích thiện nghiệp 

Nếm trải cô độcNăng nổ

Chấp nhận không tự do 

Sống trọn vẹn khoảnh khắc này

Thấu hiểu cái tôi nguyên thủy 

Không mỹ hóa

Nhìn thấu cơ thể 

Vứt bỏ bận tâm về vẻ ngoài 

Hô hấp tĩnh 

Nhìn thấu ảo giác của não bộ

Rời xa ý kiến 

Vứt bỏ tự hào 

Chuẩn bị cho cái chết

Trích đoạn sách:

Vững tâm trước chỉ trích

Khi con bị người đời nói xấu, chỉ cần tin tưởng rằng: “Nói xấu là đương nhiên thôi, nó vẫn không ngừng tiếp diễn từ thuở nguyên sơ rồi”.

Loài người chỉ trích người trầm mặc là “kẻ buồn tẻ”, chỉ trích người nói nhiều là “kẻ ồn ào”, thậm chí người nói chuyện nhẹ nhàng và vừa đủ sẽ vẫn bị khiển trách: “Chắc chắn có uẩn khúc bên trong”.

Dẫu ra sao đi nữa, con người sẽ nói xấu, kể cả phải cưỡng ép để tìm lý do. Nhân gian ít nhiều chính là thế.

Trong lịch sử, chưa từng tồn tại người không bị ai khác chỉ trích, dù chỉ một người, kể cả hiện tại và tương lai, chắc chắn sẽ không xuất hiện.

Khi bị người khác chỉ trích, tôi thường nhớ lại lời dạy này của Đức Phật.

Giả như nói chuyện với mười người, có thể mười người sẽ tán thành câu chuyện của tôi, nhưng nếu đối tượng trò chuyện tăng lên gấp đôi, 20 người, chắc chắn tỷ lệ người thấy khó chịu sẽ tăng.

Đặc biệt, khi trở thành bậc vĩ nhân giống như Đức Phật, vì danh xưng truyền tai đến nhiều người, sẽ có một bộ phận trong đó tán thưởng, nhưng một bộ phận khác thì phê bình thậm tệ. Những ví dụ về việc này được ghi chép rất nhiều trong kinh điển Phật giáo. Chắc chắn càng được nhiều người biết đến, thì càng nhiều người phản bác suy nghĩ của bạn.

Quá khứ, hiện tại hay tương lai, bất cứ nơi đâu trên thế gian này, tuyệt đối không tồn tại người không bị chỉ trích hay nói xấu sau lưng. Thời hiện đại, thông qua vô vàn công cụ trên Internet, có nhiều trường hợp, phát ngôn của bản thân hướng tới số lượng lớn con người không cụ thể đối tượng và vấp phải chỉ trích, đúng không?

Khi nhận lấy bình luận phản đối trên mạng, bị châm chọc về cách nghĩ mà bản thân luôn tin tưởng, bạn cảm thấy một cơn đau chạy dọc khắp cơ thể, bạn tức giận vì bị tổn thương, từ đó mất một khoảng thời gian chẳng thể tập trung vào việc khác.

Bởi vì, ở đâu đó trong trái tim chúng ta tồn tại ảo tưởng: “Người vĩ đại như mình mà lại bị phủ nhận thì đúng là kỳ quặc, nếu mọi người không công nhận thì mình sẽ không tha thứ”.

Có thể, nhiều con người hiện đại chủ trương dung hoà rằng: “Thực ra, mỗi người có một ý kiến riêng mà”, nhưng tận sâu trong trái tim, tư duy ấu trĩ “Biết là thế, nhưng cách nghĩ của mình là đúng nhất và chân thành nhất” sẽ mạnh hơn. Dẫu muốn hiểu theo tư duy đẹp đẽ “Mỗi người mỗi khác”, nhưng thực tế, sâu thẳm trong tâm hồn lại nghĩ điều hoàn toàn ngược lại. Việc này, đến bản thân người đó cũng không biết.

Ngoài thực tiễn, người không tán đồng với cách nhìn nhận của bản thân chắc chắn sẽ xuất hiện, từ đó chúng ta sẽ hứng chịu sự xung đột làm phá vỡ ảo tưởng thoải mái trong não bộ.

Nếu khó chịu thì bạn chỉ cần dứt khoát vứt bỏ sự phục tùng dành cho suy nghĩ ấy. Tuy nhiên, ở đâu đó trong tâm khảm bạn lại bập bùng ngọn lửa kỳ vọng: “Giá như không bị chỉ trích, giá như được tán dương thì tốt biết mấy”, từ đó khiến bản thân chẳng thể từ bỏ.

name

The Practice Of Not Thinking: A Guide To Mindful Living

THE INTERNATIONAL BESTSELLER

'Practical and life-changing ways to get out of our heads and back into really living' YOU Magazine

What if we could learn to look instead of see, listen instead of hear, feel instead of touch? Former monk Ryunosuke Koike shows how, by incorporating simple Zen practices into our daily lives, we can reconnect with our five senses and live in a more peaceful, positive way.

When we focus on our senses and learn to re-train our brains and our bodies, we start to eliminate the distracting noise of our minds and the negative thoughts that create anxiety. By following Ryunosuke Koike's practical steps on how to breathe, listen, speak, laugh, love and even sleep in a new way, we can improve our interactions with others, feel less stressed at work and make every day calmer. Only by thinking less, can we appreciate more.

name

Nếu bận tâm, trọng lực sẽ dồn vào vai, khiến chúng ta căng thẳng.

Nếu không bận tâm, trọng lực sẽ được giải toả, chúng ta quay về một bản thân tự do tự tại như vốn dĩ.

Nếu bận tâm, những “người”, “vật”, và “hiện tượng” không đáp ứng được bận tâm ấy, tất thảy đều trở thành “kẻ địch”. Mỗi khi chạm trán kẻ địch, căng thẳng nảy sinh.

Nếu không bận tâm, “kẻ địch” trên nhân gian tiêu biến. Tâm hồn trong trẻo và an yên.

Nếu bận tâm, chúng ta sẽ bị bó buộc bởi suy nghĩ phục tùng, cả sở thích và tư duy đều bị đồng nhất hóa, đóng lại cánh cửa phát kiến khả năng mới.

Nếu không bận tâm, chúng ta không còn bị bó buộc, song hành cùng cảm giác tự do nhẹ bẫng nơi tâm khảm, mở ra cánh cửa tâm hồn hướng đến đổi thay chói lòa. Được rồi. Vậy thì, cho đến bây giờ, các bạn đã bước đi trên con đường nào trong hai con đường trên? Sau khi đọc xong cuốn sách này, liệu rằng các bạn sẽ muốn tiến bước trên con đường nào?

Khi tranh cãi, có lúc bạn khăng khăng ý kiến của bản thân, chỉ bận tâm đến điều mình đang khẳng định, để rồi sau đó nhìn lại, bạn hối hận mình đã phá hỏng một mối quan hệ thân hữu chỉ vì sự việc vặt vãnh ấy.

Dù là hành động gì đi nữa, tất cả đều chỉ là suy nghĩ ở hiện tại, sau này, khi thay đổi sở thích hay suy nghĩ, lúc đó bạn sẽ tự nhủ: “Tại sao mình lại thích cái đó nữa không biết?”

Nếu bạn phục tùng theo một chủ trương nào đó thì liệu rằng điều gì sẽ xảy ra? Đúng vậy, bạn sẽ “vui vẻ” khi tiếp xúc với người hay vật phù hợp với mối bận tâm của bản thân, và “khó chịu” khi tiếp xúc với người hay vật không phù hợp với mối bận tâm của mình. Cứ như thế, tâm hồn bị bóp méo.

Chẳng hạn, nếu bạn phục tùng phong cách sinh hoạt “thuận tự nhiên”, theo đuổi kiệt cùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay tái sử dụng, từ đó tâm hồn bạn cảm thấy “kỳ cục”, “sai trái” khi nhìn thấy phong cách sinh hoạt coi tính tiện lợi và giá thành rẻ là trên hết của người hiện đại, thì kết cục, bạn sẽ chỉ muốn nói lời càm ràm chỉ trích.

Tình trạng này xuất phát từ lý do rất đơn giản. Nếu tiếp xúc với hiện tượng đi ngược lại mối bận tâm, cả cơ thể sẽ cảm nhận sự khó chịu, rồi bị nó chi phối, từ đó nảy sinh ra suy nghĩ phủ định hay hành động và ngôn từ phê phán.

Việc coi tư tưởng nguyện cầu hòa bình và yêu thương động vật là “thiện” cũng tương tự. Mỗi khi đối đầu với hiện thực vẫn còn chiến tranh và nghèo đói, bạn sinh ra cảm giác khó chịu nơi cơ thể vì nó đi ngược lại mối bận tâm hướng đến “hòa bình” của bản thân. Chính vì sự khó chịu đó, bạn tức giận, gào thét, chỉ trích, công kích. Nói tóm lại, bạn biến hóa thành tư duy mang tính bạo lực, không còn hòa bình.

Quả thực, nếu nhìn, nghe, tiếp xúc với sự việc đồng nhất với mối bận tâm của bản thân, bạn sẽ cảm thấy “vui vẻ”, “thoải mái”. Nhưng thật đáng buồn, khoảng 90% hiện tượng trên thế gian này đều được tạo thành từ những sự việc đi ngược lại mối bận tâm của chúng ta.

Khi bận tâm ngày càng mạnh, mỗi khi tiếp xúc với mọi người xung quanh hay sự việc trên nhân gian, số lần và cường độ nếm trải cảm giác “khó chịu” nơi cơ thể càng có xu hướng khuếch đại.

Vậy mà, cho đến tận bây giờ, thế gian vẫn tồn tại lời khuyên: “Hãy bận tâm hơn nữa.”

Tuy nhiên, thử nghĩ sâu xa hơn, khi ai đó bắt đầu nỗ lực giải thích về những mối bận tâm của người đó, chúng ta thường chán ghét, điều này chẳng phải vốn dĩ do ta ngờ ngợ hiểu rằng bận tâm thực chất chỉ là vị kỷ một cách phiền phức hay sao?

Tôi thấy rằng, trong xã hội hiện đại, tính lưu động ngày càng cao, cá nhân này có thể dễ dàng thay đổi bằng cá nhân khác. Chính vì thế việc chứng tỏ mình khác biệt bằng cách bận tâm đến một vấn đề đặc thù nào đó, gào thét: “Tôi không dễ dàng bị thay thế”, đang là trào lưu.

Con đường mang tên Phật đạo lại hoàn toàn đi ngược lại trào lưu này. Phật đạo chỉ ra, càng khi buông lơi và vứt bỏ “bận tậm” thì con người mới càng hạnh phúc và đủ đầy.

Vậy thì rốt cuộc, bận tâm nghĩa là gì? Thực ra, bất kỳ mối bận tâm nào cũng vậy, việc lưu lại trong ký ức tâm trạng “thoải mái” sau khi cảm nhận “vui vẻ, hạnh phúc”, từ đó bị cuốn theo ước vọng muốn lặp lại “vui vẻ, hạnh phúc” kia, làm sinh ra bận tâm.

Nếu thấy “vui vẻ, hạnh phúc”, ước muốn lặp lại cảm giác đó sẽ sinh sôi, từ đó lựa chọn lối suy nghĩ, ý kiến, phong cách sinh hoạt để hiện thực hóa ước vọng của bản thân.

Nếu nhìn từ tâm thế Phật giáo, bận tâm đòi hỏi quá nhiều “thích thú”, giới hạn mạch suy nghĩ cảm nhận “thích thú”, khiến con người tiếp nhận những việc khác là “không hạnh phúc”, thậm chí là nguồn cơn của cảm giác “khó chịu.

Điều nhân loại chúng ta bận tâm nhất, thứ ta muốn tóm lấy bên trong “thích thú”, chính là: “Muốn trở thành bản thân lý tưởng, cảm giác trọn vẹn”. Nói cách khác là bận tâm đến bản ngã. Thế là, mỗi khi xảy ra sự việc khiến ta không thể là một bản thân đúng như lý tưởng, chúng ta có cảm giác “khó chịu” và khổ sở.

Tôi nguyện cầu cuốn sách này có thể trở thành sợi dây dẫn đường, giúp bạn thoát khỏi con ngõ cụt, để tận thưởng tâm hồn an nhiên không còn bận tâm trước sự đời biến hóa.

Để bạn nhẹ nhàng và thư thái: “Việc đó sao cũng được”.

Mục lục:

Không bận tâm có bạn hay không 

Không bận tâm về việc khiến ta hạnh phúc 

Không bận tậm về trẻ trung 

Không bận tâm về cảm ơn 

Không bận tâm về nơi ở 

Không bận tâm bởi kỳ vọng của người khác 

Không bận tâm về nơi bản thân trực thuộc 

Không bận tâm về bình đẳng 

Không bận tâm đến quy tắc

Không bận tâm đến ăn uống

Không bận tâm đến tang lễ

Không bận tâm về hân hoan hay khó chịu 

Không bận tâm về bản sắc 

Không bận tâm về tâm linh

Không bận tâm về xóa nhòa tự ngã 

Không bận tâm về “nên làm”

[…]

Trích đoạn sách:

Không bận tâm về việc khiến ta hạnh phúc

Có nhiều sợi dây ràng buộc và cưỡng ép tâm hồn của chúng ta, cướp đi tự do của chúng ta, trong đó, một đại diện tiêu biểu chính là “việc khiến ta hạnh phúc”.

Tại sao lại là “việc khiến ta hạnh phúc”? Nếu tôi thay đổi cách nói thành “vinh quang của quá khứ”, có lẽ bạn sẽ cảm nhận rõ hơn.

Chẳng hạn, tháng trước, công việc quá thuận buồm xuôi gió. Hoặc là, bản thân từng rất nổi tiếng với người khác giới. Thành tích học tập của con rất tốt cho đến năm ngoái. Hay khoảng một năm đầu tiên khi hẹn hò với người yêu, người yêu coi bạn là sự tồn tại đáng để thương yêu nhất thế gian, được trân trọng hết mực. Bạn hạnh phúc vì những điều như vậy.

Những niềm hạnh phúc đa dạng như thế sinh sôi khi bản thân bị kích thích: “Mình được yêu thương đến nhường này, mình đúng là một sự tồn tại đẹp đẽ”.

Đức Phật đã giáo hóa, có lẽ tất cả sinh vật sống trên thế gian đều yêu thích bản thân nhất, không có ngoại lệ. Vì thế, chính khi cảm giác được cái tôi tài năng hay hấp dẫn thì mình sẽ thấm đẫm niềm vui sướng cấp cao nhất.

Bên trong trí óc lúc ấy, vật chất khoái cảm khiến tế bào thần kinh hưng phấn quá độ đang được bài tiết. Nhờ hiệu quả của vật chất ấy, chúng ta hạnh phúc trong nhất thời. Nhưng không may, hiệu quả của vật chất khoái cảm chẳng thể vượt quá một giờ, cuối cùng, niềm hạnh phúc dần tiêu biến, chỉ đơn giản là biến chuyển thành ký ức.

Tuy nhiên, bằng cách này, niềm vui được cất giữ bằng “ký ức” ràng buộc tâm hồn dưới tên gọi “vinh quang của quá khứ”.

Xu hướng chung là chúng ta thường dịu dàng hết mức có thể với đối tượng yêu đương khi mới hẹn hò, phải không nhỉ?

Một lý do là, khi chưa biết rõ, đối phương vẫn là một sự tồn tại chưa minh tường, ta có thể soi chiếu lý tưởng của bản thân lên đối phương, từ đó dễ ôm lấy ảo tưởng tuyệt vời, dễ đắm chìm vào cảm xúc “Yêu lắm!”, đúng không? Thứ hai, vì chưa thể cảm giác an tâm trọn vẹn rằng “Đã trở thành người của mình” nên muốn hành xử khéo léo để không bị ghét. Xu hướng này dễ phát triển theo hướng ngày càng mạnh lên.

Thế là, nếu thử nhìn từ một bản thân nguyên sơ vốn có, ta có thể biểu đạt tình cảm và sự dịu dàng vượt quá khung giới hạn của bản thân.

Khi có cuộc gọi bày tỏ tâm tình: “Em muốn gặp anh”, dẫu phải hủy dự định cá nhân, bạn vẫn đến gặp dù mất ba tiếng đồng hồ. Nếu là vì người bạn trai mình yêu thương, dẫu phải bận rộn chuẩn bị từ ngày hôm trước, bạn cũng dành ra khoảng thời gian tỉ mỉ để làm cơm hộp.

Bạn mỉm cười: “Em chừa lịch trống vào cuối tuần vì anh đấy”, để nếu bạn trai mời thì có thể hẹn hò ngay lập tức. Hoặc là bạn mang suy nghĩ: “Mình phải tiếp nhận người con gái này”, từ đó đón nhận những lời tâm sự không có điểm dừng, gắng gồng dốc toàn tâm ý lắng nghe cô ấy.

Bạn hoàn thành được trong bình thản những việc bình thường vốn không làm được. Về điểm này, có thể nói mối quan hệ yêu đương thực sự đã mở rộng khả năng của con người.

Tuy nhiên, nếu thử phân tích một cách khách quan nguồn năng lượng khi mới yêu, thì ta thấy năng lượng này bắt nguồn từ hai nguồn gốc: một là ảo tưởng dành cho đối phương chưa biết rõ và hai là muốn sở hữu trọn vẹn đối phương dù hiện tại chưa thể nắm bắt hoàn toàn.

Thế là, dần dà, thật không may, khi đã thấu hiểu lẫn nhau bằng cả tâm hồn và cơ thể, hoặc khi mối quan hệ giữa hai người đã ổn định trong tình trạng thuận lợi, hai yếu tố này buộc phải dần tiêu biến.

Kết quả là, rõ ràng trước đó có thể phát huy năng lượng tình yêu cuồng nhiệt đến mức bản thân còn không ngờ tới, nhưng khi ngày một quen thuộc và gần gũi hơn, năng lượng ấy suy tàn. Việc này ít nhiều sẽ xảy ra.

[...]

Với công việc kinh doanh, nếu bị chi phối bởi niềm hạnh phúc khi đạt thành tích tăng doanh thu đỉnh điểm của năm ngoái, bạn sẽ không thể tìm thấy hạnh phúc tăng doanh thu mức bình thường của năm nay, từ đó ngập ngụa trong bực tức. Kết cục, có lẽ bạn muốn nghỉ việc.

Hoặc là, trong quá trình nuôi dạy con cái, bạn bị chi phối bởi cảm giác mãn nguyện khi trước đó con của mình thực là một đứa trẻ ngoan, để rồi lúc con đột ngột bước vào thời kỳ khủng hoảng nổi loạn, bạn đánh mất sự bao dung nơi tâm hồn vốn luôn dõi theo và cư xử dịu dàng với đứa trẻ, bạn muốn xung đột với con bằng cơn tức giận: “Vì nó mà giá trị của mình bị hạ thấp”.

Nếu có thể hiểu rõ đạo lý này, bạn sẽ hiểu, khi sinh ra cảm giác hạnh phúc, hãy trân trọng chỉ khoảnh khắc đó thôi. Quan trọng là tuyệt đối không để nhuốm màu lên tâm hồn, hãy tiếp nhận với tư thế sau khi đã tận hưởng thì tương lai sẽ quên đi.

Nếu có cách nhìn như vậy thì bạn sẽ thấy hành động ghi vào nhật ký những ký ức vui vẻ để trân trọng đến suốt cuộc đời, đọc đi đọc lại, hay chụp ảnh, dán vào album, đăng tải lên website, sẽ chỉ khiến tâm hồn đeo bám hạnh phúc của quá khứ. Có thể nói đây là bóng ma độc địa khiến ta nhọc lòng về cuộc đời.

Nếu nhìn xa hơn, hành vi tự luyến bản ngã khi chìm vào tự mãn của “cái tôi từng cao cao tại thượng trong quá khứ” chính là đang chuẩn bị trói buộc chính mình. Nếu nói về con đường đi theo phương cách Phật đạo dành cho sự trói buộc này thì tất thảy nằm gọn trong một câu nói: “Chư hành vô thường”.

Nói cách khác là: “Phải, bây giờ, mình đang rất hạnh phúc. Nhưng mà tác dụng thần kinh khoái lạc này tuyệt nhiên sẽ ngay lập tức biến mất, sẽ nhanh chóng chìm vào quá khứ. Mình không nên bận lòng, cũng không muốn nhuốm sắc màu ấy lên tâm hồn”.

Toàn bộ năng lượng nơi tâm hồn đều “vô thường”, tức là không cố định mà liên tục thay đổi. Hãy luôn khắc ghi thành kim chỉ nam rằng dẫu cơn sóng hạnh phúc xô vào bến bờ tâm hồn mạnh bao nhiêu đi nữa thì cứ để cho niềm vui ấy trôi qua trong khi vừa thì thầm trong tâm khảm: “À, cái này rồi cũng sẽ qua thôi, chư hành vô thường mà”.

Không phải ta cự tuyệt hay phủ định niềm vui ấy, chỉ là ta tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó, không phục tùng. Để nhắc nhở mình, bạn có thể thì thầm những câu nói sau:

“Hạnh phúc này rồi cũng sẽ trôi về quá khứ”, “Cái này rồi cũng sẽ biến mất thôi”, “Cái này, cũng chỉ có ở hiện tại”, v.v. Hoặc chỉ đơn giản tâm niệm “Chư hành vô thường, chư hành vô thường” ngay chính khoảnh khắc tận hưởng niềm vui.

Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn cảm giác hạnh phúc nhuốm màu trái tim, tránh việc hạ độc tâm hồn để rồi lại ao ước được tận hưởng hết lần này đến lần khác hạnh phúc trong hiện thực. Trên đây là lời gợi ý về cách gắn kết khéo léo giúp bạn cân bằng cảm giác hạnh phúc nơi tâm hồn.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM