1. Trang Chủ
  2. //
name
Nhà Cung Cấp: thái hà
Nhà Xuất Bản:
Số Trang: 212
Năm Xuất Bản: 2020

Giới Thiệu Sách

“Tôi thích bị khổ đau.”

Hẳn chúng ta đều nghĩ, trên thế gian làm gì có ai kỳ quặc như vậy. Mỗi người chúng ta, trên khía cạnh chủ quan, luôn tự nhủ: “Làm gì có chuyện muốn bị khổ đau, dù ít hay nhiều.”

Tuy nhiên, vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Có lẽ bạn thấy khó tin, nhưng ở một tầng ý nghĩa nào đó, tâm lý ẩn sâu bên trong con người có xu hướng hoạt động theo chiều hướng “muốn khổ sở”.

Khi xuất hiện cảm giác “khổ sở”, bộ não sẽ tạo kích thích mãnh liệt. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy “khó chịu, chán ghét”. Tuy nhiên, nếu đánh giá từ khía cạnh cơ chế trái tim con người, thì trái tim sẽ chào đón những khổ sở đó bởi trái tim “thích tiếp nhận nhiều kích thích”.

Ví dụ, khi công việc trục trặc, ta bị sốc vì ánh mắt lạnh toát từ chung quanh. Dĩ nhiên, khi ấy ai cũng thấy khó chịu đúng không? Lúc này, dù là ai đi nữa thì cũng muốn “không bị cuốn theo cảm xúc khó chịu, thay đổi tâm trạng bức bối lúc này”. Tuy nhiên, trên thực tế là cả nửa ngày trôi qua, ta vẫn bận tâm, bị cuốn theo sự việc khiến bản thân khó chịu, cảm thấy vô cùng khổ sở. Thậm chí, ta nghĩ: “Trời! Thất bại tới mức như thế, thật không tài nào tha thứ. Nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sao…”

Cứ như vậy, mỗi lần cảm thấy “khổ sở”, ta tiếp tục lặp lại vài lần. Thực ra, nguyên nhân của vòng xoáy lặp lại là vì trái tim chào đón cảm giác khổ sở mà chúng ta phải chịu đựng. Tôi nhận ra rằng, với tư cách là một sinh vật sống, việc chịu đựng cảm giác khó chịu có liên quan tới bản năng sinh tồn của con người. Để dễ dàng sống sót, ta có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn của bản thân. Nếu con người bị đặt trong tình trạng không thoải mái, bộ não sẽ phát ra tín hiệu khó chịu: “Nguy hiểm đấy. Phải chạy thôi”. Có thể nói, quá trình truyền đi hệ thống tín hiệu khó chịu đó chính là một cơ chế của sinh vật sống. Tín hiệu này hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người nên bộ não bộ được cấu tạo để cảm nhận rằng: “Phát ra tín hiệu không thoải mái là việc làm có ích”.

Như vậy, tạm thời có thể nhận định, sự thực là, tín hiệu “khổ sở” giúp chúng ta né tránh sự nguy hiểm, là yếu tố hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người. Tuy nhiên, trải qua mỗi lần như vậy, chúng ta lại ghi nhớ các thông tin tiêu cực quá đỗi mãnh liệt, lặp lại nó nhiều lần và khiến bản thân khắc ghi nó, từ đó biến chất thành khổ đau. Hẳn là bạn ngờ ngợ có chút kì quặc đúng không?

Nếu xét từ phương diện giúp tránh né mối nguy, việc kích thích nhiều lần mạch thần kinh khổ đau để ghi nhớ thông tin tiêu cực vẫn là hành động tốt. Tuy nhiên, nếu bắt đầu thấy khổ sở vì thất bại, thì dần dần trong công việc sẽ nảy sinh ý thức sợ hãi, cuộn trào cảm giác kém cỏi, muốn chạy trốn. Nếu bạn thấy khổ sở trong mối quan hệ với mọi người chỉ vì bị bạn thân nói lời tổn thương, bạn sẽ gặp rắc rối vì sợ hãi mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh.

Khi thử nghĩ như vậy, bạn có thể hiểu, mạch thần kinh khổ sở vốn dĩ có ích cho việc chạy trốn khỏi nguy hiểm lại sẽ mang nguy hiểm đến bên bạn, chẳng hạn như bạn sẽ cứ mãi khắc ghi câu chuyện khó chịu, bám chặt lấy ý thức sợ hãi, hay có thói quen muốn chạy trốn.

Nếu để mạch thần kinh khổ sở hoạt động mạnh mẽ và biến thành thói quen, tâm hồn sẽ trở nên dễ phấn khích, dễ nóng giận, dễ hoang mang, dễ bực tức, phá vỡ sự yên tĩnh và ôn hòa vốn có.

Vì thứ thuốc mê gây ra sự khó chịu bên trong não bộ, khiến tâm hồn rơi vào trạng thái không thoải mái, giống như liều thuốc gây nghiện, nên dù tuyệt đối chẳng hay ho, chúng ta lại dễ dàng nhào nặn thành thói quen của bản thân. Và chỉ cần bị phê bình một chút, chỉ cần tin nhắn trả lời của người khác chậm một chút thôi, bạn sẽ tức giận ngay lập tức. Lúc này, “khổ đau” biến chuyển thành thói quen.

Thói quen “khổ đau” càng nhuốm màu đen đặc vào tâm hồn, trái tim càng dễ hưng phấn, đồng thời vô tình khiến thái độ dành cho người khác không còn khe hở để bình tĩnh. Đương nhiên, việc này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với mọi người.

“Nỗi khổ đau” được tạo thành để bạn sống tiếp cuộc đời sẽ dần gặm nhấm thần kinh bạn như ma túy. Khi phó mặc cho khổ đau, con người sẽ cuồng loạn. Để chặn đứng cơn cuồng loạn ấy, hãy cùng tôi luyện tập bài “Đừng khổ đau vô nghĩa”. Đó là chủ đề cốt lõi của cuốn sách bạn đang cầm trên tay.

Để loại bỏ khổ đau nơi tâm hồn, hãy cùng tôi tìm kiếm trí huệ mà Đức Phật, bậc vĩ nhân xuất chúng, để lại cho nhân gian, giúp những con người hiện đại sống trong an yên, không còn khổ sở. Lời răn Đức Phật dạy cho đệ tử được tổng hợp trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Nếu muốn tóm lại chỉ bằng một câu nói thì là: “Hãy tìm kiếm nguyên nhân gây ra căn bệnh khổ đau và chữa trị nó”. Khi dân chúng ở thôn làng Kesaputta thỉnh cầu Đức Phật: “Xin Người hãy giáo hóa cho chúng con làm thế nào để biết ai nói lời chính trực, ai nói điều ngang trái”, Người đáp lại hết sức đơn giản và rõ ràng: “Nếu khiến nguồn cơn khổ đau gia tăng, đó là sai trái. Nếu khiến khổ đau tiêu biến, đó là chính trực”.

Nói tóm lại, khi đánh giá sự vật sự việc, thước đo thật sự quan trọng vốn dĩ vô cùng đơn giản. Đó là chỉ cần cả tâm hồn và thể xác khẳng định chắc chắn rằng vật hay việc đang chồng chất hay gạt bỏ khổ đau. Nếu có thể lựa chọn khiến bản thân không còn buồn khổ, thì điều ước thỉnh cầu một tâm hồn an yên, sống hết mình trong hạnh phúc, sẽ trở thành hiện thực.

Dẫu thế, chúng ta thường không kiểm tra kỹ lưỡng tín hiệu của khổ đau hay cân nhắc kỹ tâm hồn và thể xác như đã đề cập, mà thay vào đó, chúng ta thường có xu hướng hành động tùy tiện, nói chuyện tùy tiện, suy nghĩ tùy tiện. Nói cách khác, chúng ta thực hiện hành động, phát ngôn, tư duy trong khi không ý thức, không tự giác nhận thức.

Bởi hành động khi không ý thức, chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng khổ sở cho bản thân, kèm theo đó là phát ngôn và hành động cũng khiến nỗi khổ nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn, bạn bừng bừng khí thế, thao thao bất tuyệt trước đám đông, nhưng rồi sau đó hối hận: “Chắc người ta nghĩ mình là kẻ khoác lác mất thôi”, kết cục là tâm trạng trùng xuống. Suy nghĩ tiêu cực như vậy chỉ khiến nỗi day dứt của bạn tăng lên mà thôi. Hoặc là, để từ chối lời nhờ cậy, bạn nói dối: “Em cũng muốn lắm, nhưng mà bây giờ công việc của em bận quá nên em không giúp được”, từ đó sinh ra mâu thuẫn với suy nghĩ thật tâm, nỗi day dứt tăng lên.

Một ví dụ khác, khi ngồi trên ghế làm việc, tư thế dần gục xuống, cong lưng. Khi cong lưng, áp lực tạo lên lưng lớn. Nếu không thả lỏng đúng cách và kịp thời, dần dà bạn sẽ trói chặt cơ thể trong tư thế mỏi mệt. Ảo giác “cong lưng chắc chắn thoải mái hơn” khiến ta không nhìn thấy hiện thực mỏi mệt.

Trong ba ví dụ trên, suy nghĩ chất chứa trong bạn lần lượt là: “Nếu hối hận, lần sau chắc chắn sẽ không lặp lại”, “Nếu mình thêu dệt lời nói dối, chắc chắn sẽ không làm đối phương tức giận”, “Nếu cong lưng, sẽ đỡ căng thẳng”.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả ba trường hợp đều khiến bạn hao mòn suy kiệt. Suy nghĩ “trở nên thoải mái” dần dần biến thành thờ ơ với tâm hồn và thể xác ở hiện thực. Nếu thử kiểm tra tâm hồn và thể xác khi tồn tại ảo giác: “Chắc chắn sẽ thoải mái”, “Kiểu gì cũng vui vẻ”, bạn sẽ hiểu, thực ra tất cả đều đớn đau.

Bạn sẽ dần nhận ra rằng, những suy nghĩ, phát ngôn, hành động theo sở thích thực ra không khiến bản thân thoải mái, mà ngược lại là khổ đau. Hãy kiểm tra cảm giác của cơ thể, chứ không phải trong suy nghĩ. Khi bừng tỉnh: “À, thực ra cái này làm mình khổ”, suy nghĩ, ngôn từ, hành động khó chịu sẽ bị khai trừ, cả tâm hồn và thể xác sẽ cùng nhẹ nhõm. Có thể nói, phương pháp “Trui rèn để tiêu biến khổ đau” là hành trình sử dụng ý chí để điều khiển mạch thần kinh sinh ra cảm giác khó chịu.

Nếu bạn đọc thấy tâm trí như bừng sáng: “Thầy à, đúng là em không ngờ được, thì ra ngay cả việc này cũng khiến em đau đầu”, coi đó là cơ hội để xoay bánh lái suy nghĩ về khổ đau, thì mục đích của cuốn sách này đã đạt được một nửa.

Cuốn sách này không nói về tôn giáo, cũng không phải về Phật giáo. Đây là cuốn sách giúp bạn lắng tai nghe Đức Phật, người thầy thời cổ đại, để từ đó, học hỏi, rút ra công cụ giúp ích cho cuộc sống nhân sinh. Bởi trên tất cả, lời răn của Đức Phật là chiếc bè, là công cụ giúp ta băng qua con sông mang tên khổ đau.

Vậy thì hãy cùng tôi vượt qua con sông này nhé. Trong quá trình ấy, ở mỗi mục có bốn ô truyện tranh dí dỏm được chị Suzuki Tomoko phác hoạ. Tôi nghĩ, khi xem chúng, bạn sẽ bật cười trong thoải mái đấy.

Mục lục:

Nhào nặn quan hệ nhân sinh 

Vững tâm trước chỉ trích 

Trở thành người lớn 

Thước đo khoảng cách với gia đình 

Tỏ bày lòng hiếu thuận 40

Để bạn đồng hành bình yên nơi tâm khảm 

Phân biệt rõ ràng người bạn thật sự 

Song hành cùng người tốt 

Chống chọi với chia ly 

Bảo vệ bản thân khỏi ác ma

Tĩnh lại tâm hồn nóng giận 

Chỉnh đốn bản ngã 

Chiến thắng bản thân 

Không nói dối 

Tích thiện nghiệp 

Nếm trải cô độcNăng nổ

Chấp nhận không tự do 

Sống trọn vẹn khoảnh khắc này

Thấu hiểu cái tôi nguyên thủy 

Không mỹ hóa

Nhìn thấu cơ thể 

Vứt bỏ bận tâm về vẻ ngoài 

Hô hấp tĩnh 

Nhìn thấu ảo giác của não bộ

Rời xa ý kiến 

Vứt bỏ tự hào 

Chuẩn bị cho cái chết

Trích đoạn sách:

Vững tâm trước chỉ trích

Khi con bị người đời nói xấu, chỉ cần tin tưởng rằng: “Nói xấu là đương nhiên thôi, nó vẫn không ngừng tiếp diễn từ thuở nguyên sơ rồi”.

Loài người chỉ trích người trầm mặc là “kẻ buồn tẻ”, chỉ trích người nói nhiều là “kẻ ồn ào”, thậm chí người nói chuyện nhẹ nhàng và vừa đủ sẽ vẫn bị khiển trách: “Chắc chắn có uẩn khúc bên trong”.

Dẫu ra sao đi nữa, con người sẽ nói xấu, kể cả phải cưỡng ép để tìm lý do. Nhân gian ít nhiều chính là thế.

Trong lịch sử, chưa từng tồn tại người không bị ai khác chỉ trích, dù chỉ một người, kể cả hiện tại và tương lai, chắc chắn sẽ không xuất hiện.

Khi bị người khác chỉ trích, tôi thường nhớ lại lời dạy này của Đức Phật.

Giả như nói chuyện với mười người, có thể mười người sẽ tán thành câu chuyện của tôi, nhưng nếu đối tượng trò chuyện tăng lên gấp đôi, 20 người, chắc chắn tỷ lệ người thấy khó chịu sẽ tăng.

Đặc biệt, khi trở thành bậc vĩ nhân giống như Đức Phật, vì danh xưng truyền tai đến nhiều người, sẽ có một bộ phận trong đó tán thưởng, nhưng một bộ phận khác thì phê bình thậm tệ. Những ví dụ về việc này được ghi chép rất nhiều trong kinh điển Phật giáo. Chắc chắn càng được nhiều người biết đến, thì càng nhiều người phản bác suy nghĩ của bạn.

Quá khứ, hiện tại hay tương lai, bất cứ nơi đâu trên thế gian này, tuyệt đối không tồn tại người không bị chỉ trích hay nói xấu sau lưng. Thời hiện đại, thông qua vô vàn công cụ trên Internet, có nhiều trường hợp, phát ngôn của bản thân hướng tới số lượng lớn con người không cụ thể đối tượng và vấp phải chỉ trích, đúng không?

Khi nhận lấy bình luận phản đối trên mạng, bị châm chọc về cách nghĩ mà bản thân luôn tin tưởng, bạn cảm thấy một cơn đau chạy dọc khắp cơ thể, bạn tức giận vì bị tổn thương, từ đó mất một khoảng thời gian chẳng thể tập trung vào việc khác.

Bởi vì, ở đâu đó trong trái tim chúng ta tồn tại ảo tưởng: “Người vĩ đại như mình mà lại bị phủ nhận thì đúng là kỳ quặc, nếu mọi người không công nhận thì mình sẽ không tha thứ”.

Có thể, nhiều con người hiện đại chủ trương dung hoà rằng: “Thực ra, mỗi người có một ý kiến riêng mà”, nhưng tận sâu trong trái tim, tư duy ấu trĩ “Biết là thế, nhưng cách nghĩ của mình là đúng nhất và chân thành nhất” sẽ mạnh hơn. Dẫu muốn hiểu theo tư duy đẹp đẽ “Mỗi người mỗi khác”, nhưng thực tế, sâu thẳm trong tâm hồn lại nghĩ điều hoàn toàn ngược lại. Việc này, đến bản thân người đó cũng không biết.

Ngoài thực tiễn, người không tán đồng với cách nhìn nhận của bản thân chắc chắn sẽ xuất hiện, từ đó chúng ta sẽ hứng chịu sự xung đột làm phá vỡ ảo tưởng thoải mái trong não bộ.

Nếu khó chịu thì bạn chỉ cần dứt khoát vứt bỏ sự phục tùng dành cho suy nghĩ ấy. Tuy nhiên, ở đâu đó trong tâm khảm bạn lại bập bùng ngọn lửa kỳ vọng: “Giá như không bị chỉ trích, giá như được tán dương thì tốt biết mấy”, từ đó khiến bản thân chẳng thể từ bỏ.

đánh giá sáchđể đời nhàn tênh

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi