Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 33 - Giành Được Nghệ An
“Giành Được Nghệ An” dựng lại toàn bộ khung cảnh lịch sử hào hùng của quân và dân Lam Sơn trong cuộc chiến với nhà Minh xâm lược để giành lại đất Nghệ An. Việc giành lại được Nghệ An là một bước tiến có tính chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày nào.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 39: Ông Nghè Ông Cống
Lịch sử giáo dục và thi cử Nho học ở nước ta bắt đầu có từ thời Lý nhưng đến thời Lê sơ (1428-1527) là thời thịnh đạt và chính quy nhất. Các vua thời Lê sơ đều coi thi cử Nho học là cơ sở chủ yếu để tuyển chọn quan lại.
Ở thời này, những người cầm quyền có bằng cấp Nho học cao hơn so với các thời khác. Người xưa từng học thế nào và thi cử ra sao? Tập sách nhỏ này muốn mượn những quy định và những kết quả thực tế của thời Lê sơ để góp phần trả lời câu hỏi này.
Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua nhiều truyện kể súc tích và bằng những tranh vẽ minh hoạ.
Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, vǎn hoá, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể.
Bộ lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ ngời cổ Việt Nam qua các thười đại đồ đá, đồ đồng đến thời kỳ Hùng Vương dựng nước trải qua hàng ngàn nǎm Bắc thuộc đến thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua.
Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hoà trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biên soạn, các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm vưǎn hoá, lễ hội phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử
Người Cổ Việt Nam là tập đầu tiên của bộ tranh truyện Lịch sử Việt Nam bằng tranh cung cấp cho bạn nhiều tư liệu quý báu giúp bạn tìm hiểu về tiền thân của tổ tiên chúng ta – những người cổ Việt Nam trong lịch sử cách nay hàng ngàn, hàng vạn năm.
Tiếp theo tập 3, tập 4 vẫn tiếp tục với các huyền sử đời Hùng. Truyền thuyết về Tiên Dung – Chử Đồng Tử cho ta biết về một xã hội Lạc Việtđã có cách biệt giữa tầng lớp vua quan với người bình dân. Truyền thuyết cũng cho ta biết về sự truyền bá Phật giáo, kết hợp cùng tín ngưỡng dân gian, cùng Đạo giáo tạo nên bản sắc riêng cho Phật giáo nước ta. Bên cạnh đó là những tập tục và các sinh hoạt thường ngày của người Lạc Việt.
Còn chuyện về Sơn Tinh – Thủy Tinh lại cho biết về các hiện tượng thiên nhiên đe dọa đời sống cư dân Văn Lang, đó là lũ lụt. Chiến thắng của Sơn Tinh chính là khát khao, ước mơ chinh phục thiên nhiên của người dân Việt trong buổi đầu dựng nước.
Có thịnh ắt có suy, ấy là quy luật từ xa xưa. Hùng Vương mười tám mải mê tửu sắc, chẳng màng việc nước đã làm cho Văn Lang hùng mạnh năm nào bước vào suy vong. Nhưng có suy rồi ắt sẽ lại thịnh, An Dương Vương lên ngôi, hòa hợp hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, lập nên nước Âu Lạc.
Vào buổi ấy, do vẫn chưa có chữ viết, người Âu Lạc vẫn tiếp tục truyền tải những ước mơ, khát vọng thông qua những truyền thuyết vẫn còn mang đậm màu sắc huyền thoại, kì bí nhưng qua đó vẫn cho ta biết thêm nhiều điều về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ.
Âu Lạc hùng mạnh, Âu Lạc phồn thịnh nên sẽ chẳng thể nào tránh được sự dòm ngó của phiên bang. Tần Thủy Hoàng cai trị cả một Trung Hoa rộng lớn vẫn ngó nghiêng về Âu Lạc. Nhưng Âu Lạc chẳng thiếu tướng tài, binh dũng để chiến đấu với kẻ thù, khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ, vỡ mộng xâm lược nước ta.
Nhưng An Dương Vương lơ là cảnh giác, bởi Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, nước ta đã rơi vào ách thống trị của phương Bắc. Từ đây, một ngàn năm Bắc thuộc đen tối của dân ta đã bắt đầu.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nhân dân Âu Lạc tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi nhưng đó chính là một bản anh hùng ca mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta suốt trong mười thế kỷ chống bọn xâm lược phong kiến phương bắc. để tưởng nhớ Hai Bà và các tướng lĩnh, nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Riêng hai bà có ngôi đền chính: Đền Hạ Lôi ở Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh)), đền Hát Môn ở Phúc Thọ (Hà Nội) và đền Đồng Nhân ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Việc một người phụ nữ tham gia triều chính trong lịch sử nước ta vốn đã là hiếm. Không những vậy, người phụ nữ ấy với tài năng và đức độ của bản thân đã trở thành một trong những danh nhân có tài trị nước. Người ấy chính là Nguyên phi Ỷ Lan.
Vốn chỉ là cô thôn nữ, vào cung, được vua Lý Thánh Tông tin tưởng trao quyền nhiếp chính khi người đích thân chinh phạt Chiêm Thành, và khi nhiếp chính với cương vị Hoàng thái hậu, Nguyên phi Ỷ Lan góp phần không nhỏ trong việc ổn định chính sự, giúp cho trong nước yên ổn, lòng dân vui vẻ, được nhân dân quý trọng, tôn vinh.
Dầu vậy, đời người không tránh được sai lầm, sử cũ vẫn ghi lại chuyện Thượng Dương hoàng hậu cùng 72 vị cung nữ đã làm cả đời bà day dứt, xây dựng chùa chiền, sám hối, rửa oan. Do vậy, bà rất tinh thông Phật pháp, là người “hiểu sâu tôn chỉ” đạo Phật, cùng với tài văn chương, bà đã để lại cho đời bài kệ vẫn còn lưu lại trong Thiền uyển tập anh rất có giá trị.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 17 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Ỷ Lan nguyên phi” phần lời do Tôn Nữ Quỳnh Trân biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Huy Khôi thể hiện.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 17 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Xí và Đinh Liệt – hai bậc công thần của vua Lê Thái Tổ, Lê Tư Thành lên vua, tức là vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận. Lên ngôi sau một biến cố chính trị lớn, lòng người đang lung lạc, các công thần người thì ẩn dật, người thì bị hàm oan, trong triều nhan nhản kẻ bất tài, vua Lê Thánh Tông nhanh chóng ổn định được lòng dân, tiến hành cải cách trong mọi lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, quân sự, … Không những vậy, người còn đích thân chinh phạt Chiêm Thành, mở rộng bờ cõi biên cương nưới ta. Vì vậy, người được suy tôn là bậc minh quân, tiếng tốt vang truyền mãi tận muôn đời:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế con dắt, con bồng, con mang…”
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn …”
(Ca dao)
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 38 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Vua Lê Thánh Tông” phần lời do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Huy Khôi thể hiện.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 38 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
Sau những năm tháng dài Trịnh – Nguyễn phân tranh làm kiệt quệ về cả sức người, sức của, Đàng Trong và Đàng Ngoài chấp nhận đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Nguyễn Phúc Chu lên ngôi chúa khi Trịnh – Nguyễn đã đình chiến, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Đàng Trong phát triển. Chúa ra sức mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong xuống phương Nam, xác định chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa, Trường Sa; chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ thuế má lao dịch, giảm hình phạt,... Đặc biệt, người còn có những đóng góp to lớn trong việc phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, qua các sự kiện mời hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn cho tăng ni ở Phú Xuân, đúc chuông Thiên Mụ và viết bài minh khắc vào chuông.
Chúa Nguyễn Phúc Chu mất, con trưởng người là Nguyễn Phúc Chú lên nối ngôi, tiếp tục sự nghiệp phát triển Đàng Trong. Mặc Cửu mất, chúa cho con là Mạc Thiên Tứ làm Tổng binh Đại Đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho việc mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long sau này.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 52 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chúa Minh – Chúa Ninh” với phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.
Vó ngựa xâm lược và mộng bành trướng của giặc Nguyên Mông đã đặt Đại Việt trước thử thách tồn vong. Nhưng chính trong bối cảnh cam go ấy, lòng yêu nước của hoàng tộc, quan lại và nhân dân Đại Việt của được dịp phát huy. Bên cảnh những kẻ sinh lòng phản trắc, Đại Việt bấy giờ không thiếu những tấm lòng ưu quân ái quốc, mà nổi bật nhất chính là vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo.
Vì nước nhà gạt bỏ thù riêng, vì đại sự gạt đi hiềm khích, biêt dùng người tài không màng chuyện cũ, khó tiền cử người tài chẳng màng xuất thân..., bên cạnh tài cầm quân thao lược làm nên một Hưng Đạo vương văn võ song toàn, toàn tài vẹn đức được sử sách hết mực ngợi ca.
"Thế giặc mạnh như nước vỡ bờ. Chẳng mấy chốc, chúng đã chiếm được ải Chi Lăng. Để bảo toàn lực lượng, Trần Hưng Đạo cho rút quân về Vạn Kiếp. Một số vương hầu và quan lại hoảng sợ ra đầu hàng giặc. Trước thế nước nguy nan, vua Trần Nhân Tông không khỏi nghĩ ngợi, ngài vội tìm gặp Trần Hưng Đạo hỏi xem có nên hàng để tránh cảnh chiến tranh, Trần Hưng Đạo khẳng khái tâu:
Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.
Trong thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi. Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, ông trở thành mưu sĩ, đất nước hòa bình, ông trở thành công thần. Tuy nhiên, năm 1442, ông cùng toàn bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi viên. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông.
"Sự lộng hành của bọn xu nịnh, sự giảo hoạt của bọn cơ hội và sự tự mãn của những người vừa được trao chức tước lớn... khiến cho Nguyễn Trãi vô cùng lo âu. Những cái chết oan ức của Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo và Lưu Nhân Chú... khiến cho ông xót xa, đau đớn. Và đúng lúc ấy, đến lượt Nguyễn Trãi cũng bị gièm pha, khích bác..."
(Trích tác phẩm)
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Nguyên Phi Ỷ Lan (Bản Màu)
Việc phụ nữ tham gia triều chính trong lịch sử phong kiến nước ta vốn đã là hiếm. Tuy nhiên có một người phụ nữ, với tài năng và đức độ của bản thân, không chỉ tham gia triều chính mà còn trở thành một trong những danh nhân có tài trị nước. Đó chính là Nguyên phi Ỷ Lan, vốn xuất thân là một cô thôn nữ.
Khi được vua Lý Thánh Tông tin tưởng trao quyền nhiếp chính khi ngài đích thân chinh phục Chiêm Thành, và sau này, khi nhiếp chính với cương vị Hoàng Thái hậu, Ỷ Lan đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định chính sự, giúp cho trong nước yên ổn, lòng dân an vui, được nhân dân quý trọng, tôn vinh.
Dẫu vậy, đời người không tránh được sai lầm. Sử cũ còn ghi lại việc bức tử Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ. Việc này đã khiến bà day dứt cả phần đời còn lại, xây dựng chùa chiền, sám hối, rửa oan. Do vậy, bà rất tinh thông Phật pháp, là người "hiểu sâu tôn chỉ" đạo Phật. Với tài văn chương, bà đã để lại cho đời bài kệ vẫn còn lưu lại trong Thiền uyển tập anh rất có giá trị.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 43 - Họ Trịnh Khởi Nghiệp
Thế kỷ XVI, XVII, XVIII là giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc với các cuộc nội chiến triền miên. Nội chiến Lê- Trịnh vừa chấm dứt thì nảy sinh sự đối lập của hai dòng họ Trịnh – Nguyễn. Giai đoạn này cũng đánh dấu người Việt mở mang, khai phá miền đất phía nam trở thành những vùng đất trù phú, tươi tốt.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 34 - Bao Vây Thành Đông Quan
Sau khi làm chủ được một vùng rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào phía Nam, nghĩa quân Lam Sơn đã chuyển sang một giai đoạn chiến đấu hoàn toàn mới: chủ động tiến công và tiêu diệt địch bằng những trận quyết chiến chiến lược có quy mô lớn để rồi tiến đến quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
Từ chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tiến hành bao vây và tấn công thành Đông Quan, cứ điểm cuối cùng của giặc Minh trên đât nước ta.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 46 - Những Cải Cách Của Trịnh Cương
Dưới thời Trịnh Căn, cuộc chiến giữa hai họ Trịnh - Nguyễn chấm dứt. Đàng Ngoài phát triển trở lại sau những năm dài nội chiến. Năm 709, Trịnh Cương lên ngôi chú khi mới 23 tuổi. Ngay khi lên ngôi chúa Trịnh Cương đã đưa ra nhiều cải cách nhằm đưa đất nước sớm trở nên phồn thịnh.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Nguyên Phi Ỷ Lan - Bản Màu - Bìa Cứng
Việc phụ nữ tham gia triều chính trong lịch sử phong kiến nước ta vốn đã là hiếm. Tuy nhiên có một người phụ nữ, với tài năng và đức độ của bản thân, không chỉ tham gia triều chính mà còn trở thành một trong những danh nhân có tài trị nước. Đó chính là Nguyên phi Ỷ Lan, vốn xuất thân là một cô thôn nữ.
Khi được vua Lý Thánh Tông tin tưởng trao quyền nhiếp chính khi ngài đích thân chinh phục Chiêm Thành, và sau này, khi nhiếp chính với cương vị Hoàng Thái hậu, Ỷ Lan đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định chính sự, giúp cho trong nước yên ổn, lòng dân an vui, được nhân dân quý trọng, tôn vinh.
Dẫu vậy, đời người không tránh được sai lầm. Sử cũ còn ghi lại việc bức tử Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ. Việc này đã khiến bà day dứt cả phần đời còn lại, xây dựng chùa chiền, sám hối, rửa oan. Do vậy, bà rất tinh thông Phật pháp, là người "hiểu sâu tôn chỉ" đạo Phật. Với tài văn chương, bà đã để lại cho đời bài kệ vẫn còn lưu lại trong Thiền uyển tập anh rất có giá trị.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lý Thái Tông Xây Đắp Nhà Lý (Bản Màu)
Vua Lý Thái Tổ băng hà, nhà Lý gặp họa anh em tranh đoạt vương quyền, mầm mống của sự suy vong đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng vốn là người cơ trí, uy dũng, tài năng, lại có tôi hiền là tướng Lê Phụng Hiểu phù trợ, Thái tử Lý Phật Mã dẹp yên được nguy cơ đại loạn, nhanh chóng ổn định tình hình chính sự, lên ngôi vua, tức vua Lý Thái Tông.
Trong suốt gần 30 năm trị vì, với sự cai trị sáng suốt, lại thông lục nghệ, tinh thao lược, gặp buổi giặc giã nhiễu nhương, vua Lý Thái Tông không ít lần thân chinh cầm quân đánh dẹp phản loạn, dùng đức thu phục lòng người, xóa bỏ nguy cơ chia cắt, xâm lấn, giúp cho Đại Cồ Việt trở nên hùng mạnh.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 9 - Mai Hắc Đế - Bố Cái Đại Vương (In Lần Thứ 14)
Dưới ách đô hộ bạo tàn của nhà Đường, sưu cao thuế nặng, vơ vét sản vật đem về Trung Hoa, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra chống lại nhà Đường. Trong đó, phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Căm thù sự tàn bạo của bọn đô hộ, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan châu. Được nhân dân hưởng ứng, nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi là Mai Hắc Đế.
Sau thất bại của vua Mai, nước ta lại xuất hiện cuộc khở nghĩa đáng chú ý của Phùng Hưng. Từ quy mô ở Đường Lâm nhỏ hẹp, Phùng Hưng đã phát động cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn chống lại bọ đô hộ bạo tàn, chiếm lĩnh thành trì và phủ Đô hộ, bắt tay vào việc coi sóc chính sự.
Tuy cả hai cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng xu thế độc lập và tự chủ do nó đưa đến đã không còn có thể đảo ngược. Đây cũng chính là tiền đề cho họ Khúc dựng nền tự chủ ở nước ta sau này.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 9 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Mai Hắc Đế - Bố Cái Đại Vương” phần lời do Tôn Nữ Quỳnh Trân biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Huy Khôi thể hiện.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 9 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 35 - Hội Thề Đông Quan
Sau trận chiến thắng chiến lược Chi Lăng – Xương Giang, đường đến chiến thắng trọn vẹn đã không còn xa với nghĩa quân Lam Sơn. Vấn đề đặt ra bấy giờ không còn là những trận đánh ác liệt mà là nghệ thuật kết thúc chiến tranh, tạo dựng được nền thái bình muôn thuở. Và sử sách đã trân trọng ghi nhận sự khéo léo, thiên tài của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, của các lãnh tụ Lam Sơn trong việc khôn khéo kết thúc chiến tranh, tránh cho đất nước khỏi hiểm họa binh đao lâu ngày.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 49 - Chúa Tiên Nguyễn Hoàng
Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều phen biến thiên. Theo dòng biến thiên ấy, lãnh thổ nước ta dần được mở rộng về phía nam. Tiến trình này còn được gọi là: “Nam tiến” và kéo dài gần 700 năm, đem lại cho nước ta ba phần năm lãnh thổ như hiện nay.
Trong tiến trình ấy, Nguyễn Hoàng có thể được xem là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi nước ta cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng đất phía nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.
Trong suốt 55 năm cai trị và phát triển vùng đất phía nam của mình, Nguyễn Hoàng đã được đánh giá là người có tầm nhìn xa trông rộng, khôn ngoan, có lòng nhân đức, biết thu phục lòng người nên được nhân dân cảm mến, gọi là chúa Tiên.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 44 - Chiến Tranh Trịnh-Nguyễn
Sách thể hiện lại toàn bộ hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến và kết quả của 7 cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài từ năm 1627 đến 1672.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 48 - Nhà Bác Học Lê Quý Đôn
Lê Quí Đôn sinh ra trong buổi loạn lạc, triều đình nhiễu nhương, nhân dân cơ cực. Vẫn tưởng rằng tài năng ấy sẽ bị chôn vùi. Nhưng chính bởi nghị lực cá nhân và tinh thần ham học hỏi đã để lại cho lịch sử một nhân tài kiệt xuất, một con người tài đức vẹn toàn.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 42 - Phân Tranh Nam-Bắc Triều Và Đoạn Kết Nhà Mạc Ở Cao Bằng
Nhà Mạc lên ngôi năm 1527 thì chỉ sáu năm sau, nhà Lê với sự giúp sức của Nguyễn Kim đã trung hưng ở Thanh Hóa. Đất nước ta chia làm hai vùng, nội chiến Nam – Bắc triều ác liệt hơn nửa thế kỷ với 38 lần giao tranh làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Năm 1592, Mạc Mậu Hợp cùng con bị chém đầu, nhà Lê quay về Thăng Long, tàn dư nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xây dựng căn cứ chống lại nhà Lê.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 41 - Mạc Đăng Dung Lập Nên Nhà Mạc
Nhà Mạc tồn tại chính thức chỉ 65 năm (1527-1592). So với triều đại trước, triều Mạc tuy tồn tại ngắn hơn nhưng trong vòng hơn nửa thế kỷ, triều Mạc để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Lúc bấy giờ, nhà Lê đã thối nát, mục rữa, kinh tế xã hội đất nước đã bị sa sút và phân hóa nặng nề. Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc tạo nên sự đổi thay trong kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta trong thế kỉ XVI. Song do dựng nên trên nền tảng không chắc chắn, chống đối từ nhiều phía nên đã nhanh chóng chấm dứt vai trò lịch sử của mình.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 32 - Gian Nan Lúc Khởi Đầu
Dành riêng để giới thiệu những nội dung chủ yếu nhất trong giai đoạn chiến đấu đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn. Giai đoạn mà Nguyễn Trãi đã đúc kết trong Bình Ngô đại cáo: Trời lấy khốn khổ thử ta để trao trọng trách/ Nên ta càng cố sức vượt gian nan.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lý Thái Tông Xây Đắp Nhà Lý
Vua Lý Thái Tổ băng hà, nhà Lý gặp họa anh em tranh đoạt vương quyền, mầm mống của sự suy vong đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng vốn là người cơ trí, uy dũng, tài năng, lại có tôi hiền là tướng Lê Phụng Hiểu phù trợ, Thái tử Lý Phật Mã dẹp yên được nguy cơ đại loạn, nhanh chóng ổn định tình hình chính sự, lên ngôi vua, tức vua Lý Thái Tông.
Trong suốt gần 30 năm trị vì, với sự cai trị sáng suốt, lại thông lục nghệ, tinh thao lược, gặp buổi giặc giã nhiễu nhương, vua Lý Thái Tông không ít lần thân chinh cầm quân đánh dẹp phản loạn, dùng đức thu phục lòng người, xóa bỏ nguy cơ chia cắt, xâm lấn, giúp cho Đại Cồ Việt trở nên hùng mạnh.
Với mong muốn phổ biến lịch sử dân tộc cho thiếu nhi một cách sinh động và hấp dẫn, vào năm 1997, Nxb Trẻ triển khai dự án Lịch sử Việt Nam bằng tranh do nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng làm chủ biên.
Dự án đã quy tụ được một đội ngũ các họa sĩ của Đại học Mỹ thuật, Đại học Kiến trúc, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và các biên tập viên của Nhà xuất bản Trẻ.
Ra đời từ năm 1995, đến nay bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh đã xuất bản được 53 tập, là bộ sách bán chạy liên tục trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 2021, bộ sách còn được làm mới với hai phiên bản bìa cứng, in màu bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
1. Boxset Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh Trọn Bộ (Bộ Hộp 53 Cuốn)
2. Phí Bảo Quản Hàng Hoá 6.000đ
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 26 - Nhà Trần Xây Dựng Đất Nước (Tái Bản 2024)
Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba, nhà Trần bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Dầu bị tàn phá nặng nề trong ba cuộc kháng chiến nhưng do thừa kế được thành tựu của những thế kỷ trước, lại cùng với hào khí của quân và dân sau chiến thắng, nhà Trần đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc.
Dưới đời các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông với lòng nhân đức do sùng đạo Phật cùng với tài năng, đức độ của hai vua, với sự giúp sức của các quý tộc như: Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, … lại thêm những võ tướng và văn thần lỗi lạc như: Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài … nhà Trần nhanh chóng phục hồi mọi mặt của đất nước và tiếp tục thịnh trị trong mấy chục năm.
Vua Trần Minh Tông băng hà, từ đây, nhà Trần cũng bước vào giai đoạn suy vong.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Nhà Trần xây dựng đất nước”. Phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Quang Vinh thể hiện.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 10 - Họ Khúc Dựng Nền Tự Chủ
Từ khoảng thế kỷ IX trở đi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà Đường ngày một suy yếu, khả năng sụp đổ ngày càng lộ rõ dần. Trong điều kiện ấy, cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho nước nhà đã có cơ hội n. Nắm bắt được cơ hội ấy, Khúc Thừa Dụ cùng với sự ủng hộ của nhân dân, đã giành lại độc lập, tự chủ, về cơ bản chấm dứt ách thống trị 1.000 năm của giặc phong kiến phương Bắc.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 13 - Vua Lê Đại Hành
Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Tân vương kế tục nghiệp lớn vẫn còn thơ dại, chưa thể tự mình quyết định chính sự. Ngoại bang không nguôi tham vọng xâm chiếm, bắc thì Tống rình mò, nam thì Chiêm Thành chầu chực. Ngay lúc thế nước lâm nguy, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, hợp với mệnh trời thuận với lòng dân, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm, vỗ yên dân chúng, trong nước thanh bình, bắc nam vô sự. Lê Hoàn băng, con cái tranh đoạt, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ ba ngày đã bị em là Long Đĩnh ám hại. Long Đĩnh lên ngôi, kế tục sự nghiệp Lê Hoàn. Do việc giết vua cướp ngôi, sách sử xưa vẫn thường nhắc đến Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, bạo tàn, độc ác mà lại ít nhắc đến công trạng của người. Lê Long Đĩnh ở ngôi chỉ bốn năm thì mất. Nhà Tiền Lê trải qua ba đời vua, kéo dài 29 năm đến đây thì chấm dứt vai trò của mình. Nhà Lý xuất hiện, mở ra một chương mới trong lịch sử nước nhà.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 22 - Chiến Thắng Quân Mông Lần Thứ Nhất
Chiến thắng quân Mông lần thứ nhất dựng lại toàn bộ diễn tiến của cuộc chiến chống quân Mông vào thế kỷ thứ XIII của quân và dân ta. Cuộc chiến dù trải qua nhiều khó khăn nhưng với tài thao lược của vua Trần Nhân Tông cùng các tướng lĩnh đã giúp quân và dân ta giành được thắng lợi.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 13 - Chiến Thắng Giặc Nguyên Mông Lần Thứ Hai
Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Nguyên Mông lại nuôi dã tâm bành trướng, thâu tóm Đại Việt. Bấy giờ, từ một dân tộc thiểu số, Nguyên Mông đã tiêu diệt nhà Tống, vươn lên thành một đế quốc hùng mạnh, trải rộng từ Á sang Âu.
Nhận biết được dã tâm ấy, nhà Trần đã lợi dụng lúc hòa hoãn, Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo đã gắng công điều luyện binh mã, có sự chủ động trong việc đối phó với kẻ thù. Với lòng yêu nước, đoàn kết quyết tâm của quân và dân nhà Trần, một lần nữa, Đại Việt đã đẩy lùi cuộc xâm lược của vó ngựa Nguyên Mông đã gây sóng gió trên toàn cầu lúc bấy giờ.
Những nội dung trên được truyền tải trong tập 23 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ hai” phần lời do Tôn Nữ Quỳnh Trân biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Huy Khôi thể hiện.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 23 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.
Boxset Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bản Màu - Bìa Cứng (Hộp 8 Cuốn)
Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.
Dự án Lịch sử Việt Nam bằng tranh được Nhà xuất bản Trẻ triển khai từ năm 1997 do nhà nghiên cứu Tràn Bạch Đằng làm chủ biên, quy tụ một đội ngũ các nhà sử học uy tín và các họa sĩ tài hoa của Đại Học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Với bộ sách này, lịch sử Việt Nam được chuyển tải thông qua những câu chuyện hấp dẫn và những bức tranh đẹp. Các tác giả và họa sĩ đã cố gắng phản ánh bối cảnh và những chi tiết lịch sử từ trang phục, vật dụng, kiến trúc…với sự chính xác cao nhất. Đến nay bộ sách đã ra được 53 tập.
Trong lần thực hiện phiên bản màu đầu tiên này, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu đến Quý vị 8 cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tranh phiên bản màu – bìa cứng với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
1. Boxset Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bản Màu - Bìa Cứng (Hộp 8 Cuốn)
2. Phí Bảo Quản Hàng Hoá
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Họ Khúc Dựng Nền Tự Chủ - Bản Màu
Từ năm 179 trước Công nguyên, sau thất bại của An Dương vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lăng, lịch sử nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn đau thương lâu dài nhất - thời Bắc thuộc. Và cũng kể từ đó, bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, không ít các bậc anh hùng hào kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta vùng lên, lập nên những kỳ tích.
Tuy nhiên, tất cả những thắng lợi của Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Phùng Hưng, v.v. vẫn chưa đủ sức lật nhào vĩnh viễn toàn bộ ách thống trị của phương Bắc và giành lại độc lập cho dân tộc.
Từ khoảng giữa thế kỷ 9 trở đi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà Đường ngày một suy yếu, khả năng sụp đổ ngày một rõ dần. Thời cơ đến, Khúc Thừa Dụ đã xuất hiện đúng lúc, nắm lấy cơ hội dựng nền tự chủ, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau 1.000 năm Bắc thuộc.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Họ Khúc Dựng Nền Tự Chủ - Bản Màu - Bìa Cứng
Từ năm 179 trước Công nguyên, sau thất bại của An Dương vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lăng, lịch sử nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn đau thương lâu dài nhất - thời Bắc thuộc. Và cũng kể từ đó, bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, không ít các bậc anh hùng hào kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta vùng lên, lập nên những kỳ tích.
Tuy nhiên, tất cả những thắng lợi của Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Phùng Hưng, v.v. vẫn chưa đủ sức lật nhào vĩnh viễn toàn bộ ách thống trị của phương Bắc và giành lại độc lập cho dân tộc.
Từ khoảng giữa thế kỷ 9 trở đi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà Đường ngày một suy yếu, khả năng sụp đổ ngày một rõ dần. Thời cơ đến, Khúc Thừa Dụ đã xuất hiện đúng lúc, nắm lấy cơ hội dựng nền tự chủ, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau 1.000 năm Bắc thuộc.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Mai Đế-Phùng Vương - Bản Màu
Thời đô hộ nước ta, nhà Đường áp dụng chính sách cai trị tàn bạo - sưu cao thuế nặng, vơ vét sản vật. Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra chống lại chúng, trong đó phải kể đến hai cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Căm thù sự tàn bạo của bọn đô hộ, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan châu. Được nhân dân hưởng ứng, nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi là Mai Hắc đế.
Sau thất bại của vua Mai, nước ta lại xuất hiện cuộc khởi nghĩa đáng chú ý của Phùng Hưng. Từ quy mô nhỏ ở Đường Lâm, Phùng Hưng đã phát động cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn chống lại bọn đô hộ bạo tàn, chiếm lĩnh thành trì và trị sở, bắt tay vào coi sóc chính sự.
Tuy cả hai cuộc khởi nghĩa sau cùng đều thất bại, nhưng xu thế độc lập, tự chủ nó đưa đến là không thể đảo ngược. Đây cũng chính là tiền đề để họ Khúc dựng nền tự chủ ở nước ta sau này.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Mai Đế-Phùng Vương - Bản Màu - Bìa Cứng
Thời đô hộ nước ta, nhà Đường áp dụng chính sách cai trị tàn bạo - sưu cao thuế nặng, vơ vét sản vật. Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra chống lại chúng, trong đó phải kể đến hai cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Căm thù sự tàn bạo của bọn đô hộ, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan châu. Được nhân dân hưởng ứng, nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi là Mai Hắc đế.
Sau thất bại của vua Mai, nước ta lại xuất hiện cuộc khởi nghĩa đáng chú ý của Phùng Hưng. Từ quy mô nhỏ ở Đường Lâm, Phùng Hưng đã phát động cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn chống lại bọn đô hộ bạo tàn, chiếm lĩnh thành trì và trị sở, bắt tay vào coi sóc chính sự.
Tuy cả hai cuộc khởi nghĩa sau cùng đều thất bại, nhưng xu thế độc lập, tự chủ nó đưa đến là không thể đảo ngược. Đây cũng chính là tiền đề để họ Khúc dựng nền tự chủ ở nước ta sau này.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Lý Nam Đế Và Nước Vạn Xuân - Bản Màu - Bìa Cứng
Dù triều đại phương Bắc nào cai trị nước ta thì cũng chỉ là sự tàn bạo này được thay thế bằng sự tàn bạo khác và sự bóc lột chỉ ngày càng khắc nghiệt hơn mà thôi. Nhà Lương phong Vũ Lâm hầu Tiêu Tư làm Thứ sử Giao châu, bọn quan quân đô hộ không ngừng vét đầy túi tham, cai trị hà khắc, khiến cho người người, nhà nhà đều oán hận.
Sau thất bại của khởi nghĩa Bà Triệu, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta do các hào trưởng lãnh đạo vẫn tiếp tục nổ ra, nhưng hầu hết đều bị dập tắt nhanh chóng. Chỉ đến năm 542, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí mới thắng lợi, giành lại được độc lập, chủ quyền. Ngài xưng đế (Lý Nam đế), đặt tên nước là Vạn Xuân.
Sự nghiệp độc lập do Lý Nam đế tạo dựng dù không truyền được lâu dài như nhà Hậu Lý sau này nhưng vẫn có thể coi là to lớn. Sự nghiệp ấy, sau này được Triệu Quang Phục tiếp nối, tuy không trọn vẹn nhưng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân cùng tên nước Vạn Xuân.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bà Triệu (Bản Màu)
Đầu thế kỷ 3, đất nước ta nằm dưới ách đô hộ của nhà Ngô. Cũng như các triều đại trước, nhà Ngô ra sức vơ vét sản vật và bắt lính, bắt phu từ Giao Chỉ để củng cố thực lực nhằm giao tranh với Lưu Bị, Tào Tháo. Bởi vậy vào năm 248, cả Cửu Chân và Giao Chỉ đều nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Ngô. Tiêu biểu cho phong trào này là là cuộc khởi nghĩa của bậc anh thư trẻ tuổi vùng Cửu Chân: Bà Triệu.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh Tập - Tập 21 - Thành Lập Nhà Trần
Nhà Lý không có con trai để lập làm vua, Chiêu Thánh công chúa được nối ngôi trời. Nhà Lý suy vi, quyền bính rơi vào tay Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (1225), thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu. Đây cũng chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của lịch sử nước ta trên tất cả các mặt: chính trị, văn hóa, xã hội, …
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi