Vừa mềm, vừa dẻo - Bé ơi, đừng ăn nhiều bột mì! Dành cho các bé từ độ tuổi 5+, các bậc cha mẹ và những nhà giáo dục quan tâm tới trẻ nhỏ.
Cuốn sách Vừa mềm, vừa dẻo - Bé ơi, đừng ăn nhiều bột mì! nằm trong serie 3 cuốn sách tranh về thực phẩm và gia vị từ Hàn Quốc của tác giả Park Eun Ho, một tác giả có nhiều sách tranh cho thiếu nhi được xuất bản tại đất nước này. Bộ sách nêu lên những đặc điểm, lịch sử, công dụng và tác hại tới sức khỏe của các loại thực phẩm Muối, Đường, Bột mì nếu sử dụng không đúng cách và quá nhiều, giúp các bé bước đầu làm quen được với việc ăn uống khoa học, bảo vệ sức khỏe.
Bé nghĩ bột mì được làm bằng các loại máy móc ở nhà máy sao? Ôi, làm gì có chuyện bột mì được làm ra một cách dễ dàng như thế? Ban đầu, bột mì chỉ là những hạt giống rất nhỏ mà thôi.
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách người nông dân làm ra bột mì, các món ăn làm từ bột mì và cách dùng bột mì sao cho tốt cho sức khỏe.
Tại sao bột mì lại dẻo dai đến thế khi trộn với nước nhỉ?
Bột mì mềm mịn sẽ biến thành một khối bột vừa mềm, vừa dẻo. Khi đổ nước vào, bột mì sẽ quyện lại với nhau, tiếp tục nhào sẽ tạo thành một khối dẻo. Thành phần gluten giúp cho bột mì uớt dính chặt lại với nhau.
Bánh sinh nhật từ bột mì được ra đời như thế nào? Phải nghiền bột mì thế nào mới tốt?
Còn rất nhiều điều thú vị khác về Bột mì, bé hãy cùng khám phá bí mật của Bột mì trong cuốn sách đẹp đẽ này nhé!
Trích đoạn sách hay
BÍ MẬT CỦA BỘT MÌ “TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG”
Tinh bột là thành phần dinh dưỡng chính trong bột mì. Nó là nguồn năng lượng quan trọng giúp cho cơ thể hoạt động. Cơ thể sẽ hoạt động khỏe mạnh khi hấp thụ lượng tinh bột chiếm 1/3 lượng thức ăn hằng ngày. Nếu thiếu tinh bột, bụng sẽ kêu “ọc ạch”, cơ thể không còn sức lực và ta thấy bất an. Đó chính là tín hiệu báo rằng cơ thể đã cạn năng lượng.
TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ HẠT LÚA MÌ
Cây lúa mì vốn là loài cây dại, sống trong tự nhiên, con người bắt đầu trồng lúa mì ở vùng Lưỡng Hà. Lúc đó, vì hạt lúa mì quá nhỏ nên người ta xay cả vỏ và nấu cháo để ăn.
Rồi một ngày nọ, sau khi thấy cháo lúa mì bị khô lại vì ánh nắng mặt trời, người dân bắt đầu nướng cháo đó trên đá nóng để ăn.
Lúa mì ngày càng được yêu thích: Khoảng 5.000 năm trước, lúa mì bắt đầu phổ biến ở châu Âu, châu Phi và cả Ấn Độ. Sau đó, khoảng 4.000 năm trước, lúa mì lần đầu được trồng ở Trung Quốc. Hạt lúa mì cũng tròn mẩy và đẹp hơn.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi