Alvin Toffler là tác giả của những cuốn sách ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhiều ông trùm tư bản một thời. Đặc biệt là bộ ba tác phẩm chủ đạo : Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Dịch chuyển quyền lực.
Cú sốc tương lai xuất bản năm 1970, là cụm từ ám chỉ những áp lực mà con người phải gánh chịu khi thế giới biến thành một cỗ máy công nghiệp cường độ cao trong tương lai. Cuốn sách với dung lượng thông tin đầy ắp và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, tác phẩm đã miêu tả, phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh những đổi thay đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người từ xưa đến nay; rút ra những nhận định và đặc điểm của thời đại mà chúng ta đang sống. Đưa người đọc vượt qua những phát kiến hấp dẫn của "thời kỳ bùng nổ" để đến với những giải pháp nhiều mặt về vật chất và tinh thần, về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Đã có nhiều cuốn sách viết về tương lai, nhưng đa số chúng chỉ như những ghi chép khô khan, cứng nhắc. Ngược lại, cuốn sách này thảo luận về khía cạnh con người ngày mai.
Alvin Toffler chia sẻ : “Một tác phẩm hoang mang, gây sốc về những gì sẽ xảy ra khi sự thay đổi áp đảo con người và làm thế nào để thích nghi với chúng. Cuốn sách giúp chúng ta chấp nhận tương lai, giúp chúng ta ứng phó hiệu quả hơn với những thay đổi của cá nhân và xã hội bằng việc hiểu biết sâu hơn cách con người phản ứng với sự thay đổi.”
“Năm 1965, trong một bài báo trên tạp chí Horizon, tôi đưa ra cụm từ “cú sốc tương lai” để miêu tả áp lực nặng nề và sự mất phương hướng mà chúng ta gây ra cho mọi người bằng việc bắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong thời gian quá ngắn. Tôi say mê ý tưởng này và dùng năm năm tiếp theo để tham quan hàng chục trường đại học, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và cơ quan nhà nước; tôi đọc rất nhiều bài báo và bài luận khoa học, đồng thời đã phỏng vấn hàng trăm chuyên gia về những khía cạnh khác nhau của sự thay đổi, hành vi ứng phó, và tương lai. Những người từng nhận giải Nobel, dân hippie, nhà tâm lý học, bác sĩ, doanh nhân, các chuyên gia theo chủ nghĩa vị lai, nhà triết học, và nhà giáo dục đã nêu lên mối quan ngại của họ về sự thay đổi, những lo lắng của họ về việc thích nghi, và những sợ hãi đối với tương lai. Sau trải nghiệm này, tôi có hai kết luận gây hoang mang.
Thứ nhất, rõ ràng cú sốc tương lai không còn là một hiểm họa tiềm tàng xa vời nữa mà là căn bệnh thực ngày càng nhiều người mắc phải. Có thể miêu tả căn bệnh về tâm-sinh lý này bằng các thuật ngữ y học và tâm lý học. Đó là căn bệnh của sự thay đổi.
…Thứ hai, tôi ngày càng lo sợ vì kiến thức ít ỏi về tính thích nghi, dù là của những người đòi hỏi và tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội chúng ta, hay của những người lẽ ra phải hỗ trợ chúng ta ứng phó với những thay đổi này. Những người trí thức nghiêm túc đã can đảm nói đến vấn đề “giáo dục vì sự thay đổi” hay “chuẩn bị cho mọi người trước tương lai.” Nhưng chúng ta gần như chẳng biết phải làm thế nào. Trong môi trường thay đổi nhanh chóng nhất mà con người từng sống, chúng ta thật đáng thương vì vẫn chẳng biết con người ứng phó ra sao.”
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi