Có phải thực trạng tình hình kinh tế thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX như là một bức tranh "u ám" mà hậu quả là do triều Nguyễn thực thi chính sách "ức thương" và "bế quan tỏa cảng" đưa lại không? Đó là câu hỏi được đặt ra những năm gần đây khi cần phải nhận thức lại vấn đề lịch sử triều Nguyễn để có đánh giá khách quan nhằm tổng kết kinh nghiệm lịch sử, để lịch sử tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước ở lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, thực thi chính sách mở cửa cho phù hợp với đặc điểm dân tộc và tình hình thế giới hiện nay.
Trong những công trình biên khảo về triều Nguyễn không nhiều lắm thì việc nghiên cứu kinh tế thương nghiệp lại rất hiếm hoi. Phải chăng do đây không phải là trọng tâm khi nghiên cứu về một triều đại phong kiến, hoặc do nguồn tư liệu để lại quá ít ỏi làm cho các nhà nghiên cứu e ngại không tiếp cận với một sự thực khách quan mà vốn tư liệu cơ bản không dduer để thuyết phục? Dù rằng, thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã phát triển, kinh tế hàng hóa và nền thương mại của các cường quốc đã chi phối toàn cầu trong bối cảnh thế giới lúc đó thì Việt Nam như thế nào? Trách nhiệm của triều Nguyễn đến đâu trước họa xâm lăng và trì trệ về kinh tế? Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có những nhận định thỏa đáng, khách quan và có những khuyến nghị hợp lý đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi